Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Phạm Văn May

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của Nhĩ , học sinh cảm nhận được ý nghia triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình .

- Thấy và phân tích được đặc sắc của truyện, tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng .

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện có sự kết hợp tự sự, trữ tình, triết lý .

II. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, GA, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy. Bảng phụ

2. HS: SGK, soạn bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1) Ổn định lớp :

2) Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bảng thống kê tên bài thơ , tác giả , năm sáng tác , thể thơ , nội dung chính của những bài thơ đã học

doc 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tuần 28
Tiết 136,137: Bến quê
Tiết 138,139: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9
Tiết 140: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
BẾN QUÊ
Tiết 136 – 137 :
 Nguyễn Minh Châu
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Qua cảnh ngộ và tâm trạng của Nhĩ , học sinh cảm nhận được ý nghiõa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương , gia đình .
Thấy và phân tích được đặc sắc của truyện, tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng .
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện có sự kết hợp tự sự, trữ tình, triết lý .
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, GA, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy. Bảng phụ 
HS: SGK, soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bảng thống kê tên bài thơ , tác giả , năm sáng tác , thể thơ , nội dung chính của những bài thơ đã học .
Giới thiệu bài :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
- Cho HS đọc chú thích * SGK.
? Hãy trình bày hiểu biết của em về Nguyễn Minh Châu ?
-Giáo viên giới thiệu Nguyễn Minh Châu theo SGK/133
-Hãy giới thiệu xuất xứ truyện?
-Thể loại truyện ?
* Hoạt động 2 :
- Hướng dẫn, đọc mẫu: Câu, đoạn và cho HS đọc tiếp.
- Hướng dẫn HS giải thích một vài chú thích khó.
? Có thể phân bố cục của truyện như thế nào?
- Cho HS tóm tắt ngắn gọn truyện.
* Hoạt động 3:
? Nhân vật chính của truyện là ai?
? Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào ?
-Khai thác tình huống nhằm thể hiện điều gì?
-Sự khai thác tình huống của Nguyễn Minh Châu có gì khác với các nhà văn khác?
Tiết 137
-Mở đầu truyện là khung cảnh thiên nhiên vào một buổi sáng đầu thu hiện ra qua cái nhìn của Nhĩ như thế nào ? Tả theo trình tự nào?
? Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ấy?
? Bức tranh được cảm nhận qua cái nhìn của ai?
?Tâm hồn của người ngắm cảnh?
?Vẻ đẹp của cảnh vật dấy lên niềm khao khát gì?
-Tại sao nói ra điều khao khát của lòng , Nhĩ có vẻ ngượng?
-Điều đó có ý nghĩa gì?
-Vẻ đẹp bến sông có lạ không?
-Tại sao đến khi nằm liệt trên giường bệnh , lúc cuối đời Nhĩ mới nhận ra?
-Nhĩ có làm được điều mình khao khát không?
-Trước yêu cầu của anh , đứa con cảm thấy như thế nào?
-Đứa con có thực hiện được điều anh ao ước không? Vì sao?
-Chơi phá cờ thế là gì?
?Khi biết con mình bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn ấy , Nhĩ ở vào tâm trạng gì?
-Từ đó, Nhĩ nghiệm ra điều gì?
? Em hiểu gì về suy nghĩ của Nhĩ?
?Ở cuối truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ ra sao?
-Hành động này có ý nghĩa gì?
-Qua nhân vật Nhĩ , tác giả muốn nói điều gì?
? Bên cạnh Nhĩ, Liên được miêu tả như thế nào?
-Em có cảm nhận gì về vợ Nhĩ?
-Tình yêu chồng của Liên ra sao?
-Từ lời nói của Liên , Nhĩ cảm nhận gì?
=>Sự tần tảo , đức hy sinh thầm lặng của vợ là chỗ nương tựa của Nhĩ
-Qua nhân vật Liên và lũ trẻ giúp anh”đi nốt nửa vòng trái đất”, Nguyễn Minh Châu muốn nói với ta điều gì?
* Hoạt động 4:
?Tìm những đoạn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em ?
-Truyện để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc bởi cách viết mới như thế nào ? Truyện gởi gắm điều gì ?
Học sinh đọc chú thích * SGK
- Dựa vào SGK trình bày.
- “Bến quê” in trong tập truyện ngắn cùng tên , 1985
- Truyện ngắn.
- Thể hiện: Giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động
- Thảo luận chia bố cục.
- Tóm tắt theo yêu cầu.
- Nhĩ.
-Bị liệt . Mọi sinh hoạt nhờ vào người khác , chủ yếu là Liên (vợ anh)
- Tự trình bày
- Thảo luận và trình bày.
-Học sinh chọn chi tiết và trả lời
Tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa => 1 không gian có chiều sâu, rộng.
-Học sinh trả lời
-Học sinh trả lời
- Cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen, vừa lạ
- Thảo luận theo nhóm.
-Học sinh trả lời
-Học sinh trả lời
- Không. Chơi cờ thế.
-Học sinh trả lời theo chú thích.
- Con người, dù đi đây – đó (nhiều nơi) nhưng những cái ở bên mình.
=>Nỗi đau về sự bất lực.
- Thảo luận và trình bày.
-Học sinh trả lời
- Sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của vợ là chỗ nương tựa của Nhĩ.
- Suy nghĩ và trình bày cá nhân.
-Truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm , trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời
-Học sinh suy nghĩ và nêu cảm nhận
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1)Tác giả:
SGK.
2)Tác phẩm :
 a)Xuất xứ: 
“Bến quê” in trong tập truyện ngắn cùng tên , 1985
 b)Thể loại : Truyện ngắn, giọng kể chậm,buồn, điểm nhìn trần thuật từ nhân vật Nhĩ nhưng lại vẫn đặt ở ngoi thứ 3.
II. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc: SGK
2. Chú thích:
3. Bố cục:
- Từ đầu -> bậc gỗ mòn lõm. => Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
- Tiếp theo -> một vùng nước đỏ. => Nhĩ nhờ con trai (Tuấn) sang kia sông .
- Còn lại. => Cụ giáo Khuyến rẽ vào thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
4. Tóm tắt
III. Tìm hiểu văn bản
1) Hoàn cảnh của Nhĩ :
Bị liệt  mọi sinh hoạt nhờ vào người khác ( vợ )
2) Cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên – cuộc đời:
-Cây Bằng Lăng  đem đến  cho sông Hồng  màu đỏ nhạt  mặt sông rộng thêm, vòm trời  cao hơn 
Bức tranh thu trong sáng, thơ mộng
-Điều ham muốn cuối cùng sang bên kia sông 
-Anh con trai miễn cưỡng  mới  đi được  bên kia đường  sà vào  đám người chơi cờ thế.
-Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều những điều vòng vèo hoặc chùng chình 
-Mặt mũi đỏ  khác thường Hai mắt long lanh  mười đầu ngón tay bíu chặt  run lẩy bẩy  thu mọi sức lực  giơ cánh tay gầy guộc  khẩn thiết 
=>Nỗi đau về sự bất lực
3)Cảm nhận của Nhĩ về người thân:
-Những ngón tay gầy guộc , âu yếm  mặc tấm áo vá
-Suốt đời chỉ làm em khổ tâm  mà vẫm nín thinh
-Có hề sao đâu  miễn là anh ấy sống
=> Sự tần tảo , đức hy sinh thầm lặng của vợ là chỗ nương tựa của Nhĩ
IV.Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK/135
4. Củng cố: - Cho biết đôi nét về tác giả? Nội dung củ truyện.
5. Dặn dò:
Học bài đã phân tích.
Soạn “Những ngôi sao xa xôi”
IV. Rút kinh nghiệm
.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
Tiết 138 – 139 :
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì I.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhớ kiến thức cũ, phát hiện.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, GA, tham khảo tư kiệu khác có liên quan đến bài dạy. Bảng phụ
HS: SGK, xem lại nội dung kiến thức TV đã học.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra : Kiểm tra bài soạn ở nhà 
Giới thiệu bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
-Giáo viên kẻ bảng tổng kết (SGK trang 109) -> cho học sinh đọc Bài tập 1
-Cho học sinh cử mỗi tổ 1 bạn lên điền vào -> giáo viên hướng dẫn xem đúng hay không -> chốt lại.
-Giáo viên cho học sinh đọc Bài tập 2 -> cử mỗi tổ 1 bạn lên trình bày bài viết (đoạn văn) của tổ mình -> giáo viên xem hướng dẫn , sửa.
* Hoạt động 2:
-Giáo viên kẻ bảng tổng kết trang 110 lên bảng
-Học sinh đọc bài tập 2 – 3 bạn lên chọn và điền vào bảng tổng kết
-Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà viết về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
-Giáo viên cho học sinh nhận xét->giáo viên kết lại.
Hoạt động 3 :
-Giáo viên cho học sinh đọc Bài tập 1/111
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập 2/111 (a)
“Ý đồ của Tuấn hỏi Nam là gì ?
-Nam có trả lời theo ý đồ đó không ? Vậy chữ in đậm , hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2(b)/111
-Câu in đậm hàm ý gì? Có đáp đúng câu hỏi của Lan không?
-Lẽ ra Huệ phải đáp như thế nào mới đủ ?
-Học sinh chuẩn bị ở nhà
- 4 tổ cử 4 bạn lên ghi vào bảng tổng kết.
-Học sinh đọc -> cử bạn lên viết đoạn cho tổ mình -> gạch dưới khởi ngữ , thành phần tình thái
-Học sinh đọc bài tập ->lên bảng điền vào
-Học sinh đọc bài làm của mình , nêu rõ nối bằng hình thức gì và nội dung ra sao.
-Học sinh đọc -> phát biểu.
-Học sinh đọc bài tập 2/111 (a)
-Tuấn muốn hỏi đội bóng chơi hay, (dở) ?
-Nam cố ý nói mơ hồ tránh bàn luận về việc này ( hàm ý là đội bóng chơi không hay).
- Không.
- Huệ phải đáp là báo cho Nam, Tuấn, Chi.
I.Khởi ngữ và thành phần biệt lập
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
xây cái làng ấy
dường như
vất vả quá!
Thưa ông
những người con gái  nhìn ta như vậy
II. Liên kết câu và liên kết đoạn
Phép liên kết
Lập từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé- cô bé
Cô bé – nó “bây giờ nữa”, thế
Nhưng, nhưng rồi,
và
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Trong câu in đậm ở cuối truyện , người ăn mày muốn nói với người nhà giàu rằng “Địa ngục là chỗ của các ông”
-Từ câu in đậm , có thể hiểu “Đội bóng chơi không hay” 
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói lạc đề)
-Câu in đậm hàm ý là “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”
-Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng (Nội dung đáp còn thiếu)
4. Củng cố: Nhắc lại khái quát chung kiến thức có liên quan.
Cho 2 ví dụ câu có khởi ngữ hoặc thành phần biệt lập .
Cho 1 ví dụ về phương châm về chất.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết tổng kết ngữ pháp
=> Làm bài tập trang 130 ->133
- Học sinh ôn về từ loại đã học 
 cụm từ 
IV. Rút kinh nghiệm
.
Bài tập 2 –Tr.110 (Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn “Bến Quê” – Nguyễn minh Châu, trong đó có sử dụng ít nhất một câu có sử dụng khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái).
Mẫu:
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phâïn giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu truyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời mình, vì một lí do nào đấy phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của đời mình. Nhĩ đã từng “đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hóa một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
* Các thành phần biệt lập đã sử dụng trong đoạn văn trên.
- Thành phần phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta
- Thành phần tình thái: Hình như
- Khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy
- Thành phần cảm thán: tiếc thay
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Tiết 140 :
I . MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc , hấp dẫn những cảm nhận , đánh giá của mình về một đoạn thơ , bài thơ.
Luyện tập cách lập ý, làm dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày miệng trước lớp.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, GA, bảng phụ
HS: -Yêu cầu nghị luận bài thơ , đoạn thơ
 - Nội dung cần có từng phần của bài
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài: Kiểm tra dàn bài đã làm ở nhà ( Đ7/99)
Bài mới:
Giới thiệu : Để củng cố thêm lý thuyết nghị luận đoạn thơ , bài thơ ; nắm vững hơn kĩ năng làm bài , đồng thời cũng để củng cố kiến thức văn học , rèn khả năng nói , khả năng diễn đạt , trong tiết học này , chúng ta sẽ thực hành luyện nói trước lớp Nghị luận đoạn thơ , bài thơ với bài cụ thể đã cho kì trước – Bài thơ “Bếp lửa” Bằng Việt ( Đề 7/99-SGK)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:
-Giáo viên viết đề lên bảng .
-Giáo viên cho một học sinh xác định lại đề bài , kiểu bài , nội dung cần nghị luận
* Hoạt động 2
?Thân bài có mấy luận điểm ? Gồm những luận điểm nào?
?Nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói.
-Điểm nói: 
+Hình thức : 4
+Nội dung : 5
Hoạt động 3: thực hành nói
-Giáo viên cho lớp trưởng hoặc cán sự văn lên điều khiển
-Giáo viên ghi nhận các hoạt động của học sinh -> cho điểm từng phần
-Giáo viên nhận xét cách điều khiển và trình bày
-Giáo viên cho 1 học sinh khá hoặc cán sự văn lên trình bày lại cả bài.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm -> tuyên dương.
-Học sinh chuẩn bị bài làm của mình ở nhà -> đã phân công các bạn đại diện tổ.
-Học sinh đọc đề 
-Học sinh phát biểu theo yêu cầu của giáo viên
-Học sinh phát biểu
-Học sinh phát biểu
-Hình thức : to, rõ, thay đổi ngữ điệu khi cần, quan sát lớp, tự tin.
-Nội dung: Đúng trọng tâm.
-Người điều khiển yêu cầu
-Mỗi nhóm cử một bạn nói phần mở bài
-Học sinh góp ý cho bạn (nếu cần)
-Thân bài gồm 4 luận điểm -> Cho mỗi nhóm thực hiện 1 luận điểm 
-> Học sinh góp ý
-Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày phần kết bài-> các bạn bổ sung , góp ý
- Nghe.
Đề: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
1. Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài : nghị luận về 1 bài thơ
- Vấn đề cần nghị luận: (Nội dung) hình ảnh bếp lửa 
->Tình bà cháu
- Cách nghị luận: xuất phát từ tình cảm cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
* Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
* Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
-Thân bài có 4 luận điểm
-Yêu cầu tiết luyện nói
3. Trình bày (nói).
-Học sinh ghi nhận cách mở bài hay của bạn.
-Học sinh ghi vào tập những ý hay của bạn.
Tổng kết:
-Ưu điểm
-Khuyết điểm
-Tuyên dương
Củng cố: Chọn bài viết hay đọc, nhận xét – bình phẩm.
Dặn dò: 
Ôn lại lý thuyết -> cách làm , chuẩn bị Đề 6/99.
Soạn : “Những ngôi sao xa xôi”.
IV. Rút kinh nghiệm
..
..
Ký duyệt tuần 28

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc