Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Phạm Văn May

 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.

 - Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.

 SGK, SGV, bảng phụ.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt văn bản “Bến quê”.

 - Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ.

 3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1323Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tuần 29
Tiết 141,142: Những ngôi sao xa xôi
Tiết 143: Chương trình địa phương phần tập làm văn
Tiết 144: Trả bài Tập làm văn số 7
Tiết 145: Biên bản
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Tiết 141-142: 
Lê Minh Khuê 
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. 
	- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	 SGK, SGV, bảng phụ.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:	- Tóm tắt văn bản “Bến quê”.
	- Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ. 
	3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Đọc tác phẩm: Chú ý giọng điệu, ngôn ngữ.
- Nêu ngắn gọn tiểu sử tác giả.
- Tóm tắt truyện.
HĐ2: Tìm hiểu vai kể, tính cách các nhân vật.
- Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Tác dụng ? (Chủ động thể hiện tư tưởng, tình cảm qua cái nhìn, cách cảm của cô TNXP Phương Định – ngôi 1).
- Các nhân vật là ai ? (Định, Nho, chị Thao). Họ có những nét chung nào ?
- Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định.
 Theo em, ở nhân vật Phương Định, ta nhận thấy điều gì nổi trội nhất ? 
 HS có thể thảo luận, đại diện từng tổ lên phát biểu (10 phút thảo luận).
- Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của cô trong một lần phá bom như thế nào ? (Đến gần quả bom, cảm thấy ánh mắt chiến sĩ, không sợ nữa, sẽ không đi khom, cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất lấp lại, nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ, có nghĩ đến cái chết, liệu mìn, bom có nổ).
 Em có nhận xét gì về giọng kể, qua đó em có nhận xét gì về cô trong khi làm nhiệm vụ ?
- Những chi tiết nào nói về tình yêu thương đồng đội và tính cách dịu dàng của cô ? 
- Tâm trạng của Phương Định khi phát hiện mưa đá như thế nào ? 
- Em có nhận xét gì về hình ảnh trong đoạn miêu tả nỗi nhớ của Phương Định. Qua đó, em hãy nêu cảm nhận của mình về tâm hồn cô (thảo luận).
- Nhận xét đặc điểm nghệ thuật của truyện ? (Truyện ngắn, thuật lại ở ngôi thứ nhất ® thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm. Miêu tả kết hợp với kể chuyện, giọng kể thay đổi theo hoàn cảnh rất tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật: trẻ trung, hồn nhiên, đầy nữ tính).
HĐ3: Tổng kết.
 HS nêu cảm nhận của mình về các nhân vật, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
 I- Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Lê Minh Khuê: 1949, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, TNXP thời chống Mỹ, viết văn đầu những năm 1970. Sau 1975, bám sát những đổi mới.
- Tóm tắt: (HS tự làm).
II- Tìm hiểu văn bản.
Ngôi kể: Phương Định, ngôi 1
2. Nhân vật: Phương Định, Nho, Thao.
 - Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy: san lấp đường, phá bom.
 - Những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao và tình đồng đội gắn bó.
 - Mỗi người có cá tính riêng.
 3. Nhân vật Phương Định: 
* Con gái Hà Nội, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ.
* Trong một lần phá bom:
 - “ đến gần quả bom cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ không sợ không đi khom cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất, chạy lại chỗ núp nép người vào bức tường nhìn đồng hồ có nghĩ đến cái chết”.
® Chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh. 
 - “ moi đất bế Nho đặt lên đùi rửa cho Nho tiêm cho Nho”.
® Dịu dàng, yêu đồng đội. Một nữ thanh niên xung phong đáng khâm phục.
* Sau cuộc chiến:
- “ mưa đá cha mẹ ơi chạy vào chạy ra vui thích cuống cuồng”.
- “ mưa tạnh tiếc thẫn thờ nhớ mẹ cái cửa sổ ngôi sao bầu trời thành phố bà bán kem trẻ con con đường những ngọn đèn hoa công viên quả bóng”
® Phương Định vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết, lắng sâu. 
III- Tổng kết.
 Ghi nhớ (SGK).
IV- Luyện tập.
 SGK.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ÔN TẬP TRUYỆN
Tiết 143: 
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Giúp HS:
 - Nắm chắc các tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nhân vật chính, cốt truyện, nội dung và đặc sắc nghệ thuật.
	- Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống.
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	 SGK, SGV.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
	HĐ 1: GV cho HS phát biểu, ghi vào bảng liệt kê tác phẩm:
TT
TÊN TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
NƯỚC
NĂM S. TÁC
TÓM TẮT
 NỘI DUNG
	 (GV sử dụng bảng thống kê ở SGV, tập II, trang 153). 
	HĐ 2: Cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam:
	- Đất nước khó khăn, liên tiếp chống ngoại xâm, nhân dân vừa lao động vừa chiến đấu (“Làng, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi”).
	- Con người Việt Nam nổi bật lên tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, tinh thần lao động cần cù, tình nghĩa thủy chung:
	+ Ông Hai.	+ Ông Sáu.
	+ Anh thanh niên.	+ Các cô TNXP.
	+ Khang (công nhân HTX).
	Con người cũng có những trăn trở: Nhĩ (“Bến quê”).
	 	Cùng cống hiến, góp phần xây dựng và bảo vệ cuộc sống mới.
	HĐ 3: Nhận xét về một số nhân vật:
	- Ông Hai: yêu làng một cách đặc biệt, gắn với yêu kháng chiến.
	- Anh thanh niên: có ý thức trách nhiệm cao, hy sinh cái riêng cho cuộc đời chung.
	- Ông Sáu: tình cha con thắm thiết trong kháng chiến.
	- Khang: chủ nhiệm HTX có trách nhiệm, sống nghĩa tình.
	- Phương Định: cô gái TNXP gốc Hà Nội, có cá tính, gắn bó với kỷ niệm, thương yêu đồng đội. 
	HĐ 4: Tóm tắt, phân tích một số nhân vật.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
Tiết 144: 
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	HS thể hiện kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm văn học. Qua đó, GV có cơ sở khẳng định khả năng qua việc đánh giá bài làm của các em.
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Lý thuyết nghị luận TPVH.
	3. Trả bài TLV:
	- GV ghi lại đề bài lên bảng.
	- Hướng dẫn HS nêu các yêu cầu của đề.
	- Nêu cách giải quyết đề bài trên.
	- Lập dàn ý.
	- Nhận xét lỗi từng phần của HS, sửa lỗi.
	4. Củng cố: GV đọc 1, 2 bài hay.
Tiết 145: 
BIÊN BẢN
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	HS nắm được mục đích yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản.
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	 SGK, SGV, một vài biên bản.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Tổng kết ngữ pháp.
	3. Bài mới: Giới thiệu các trường hợp viết biên bản.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: GV cho HS đọc 2 biên bản.
HĐ2: Thảo luận nhóm, trả lời:
 - Mục đích của biên bản (ghi gì ?)
 - Yêu cầu về nội dung, hình thức.
 - Phân loại biên bản.
 - Cách viết biên bản.
 Đại diện 4 tổ trả lời.
HĐ3: HS đọc Ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập: theo SGK.
 Cho mỗi tổ làm 2 biên bản khác nhau (trang 123, 124 SGK).
 GV nhận xét.
 I- Đặc điểm của biên bản.
 - Biên bản hội nghị
 - Biên bản sự vụ
 II- Cách viết biên bản.
 - Phần mở đầu.
 - Phần nội dung.
 - Phần kết thúc. (SGK, trang 126).
III- Luyện tập.
 Bài tập 1, 2.
 Bài 2 về nhà làm.
	4. Củng cố: GV yêu cầu HS nêu mục đích, đặc điểm, cách viết từng phần của biên bản.
	5. Hướng dẫn HS học tập ở nhà: Làm bài tập 2, trang 126 và chuẩn bị văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. 
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc