Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5

HS TRẢ LỜI:

- Kinh tế ( trong bài thơ ): có nghĩa là kinh bang tế thế,là trị nước cứu đời.=> nghĩa này ngày nay không sử dụng nữa.

- Kinh tế (ngày nay ): toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.

HS TRẢ LỜI: Nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.

HS TRẢ LỜI:

- xuân1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thường được coi là mở đầu của một năm.

( nghĩa gốc )

- xuân2:chỉ tuổi trẻ ( nghĩa chuyển )

 

doc 11 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
TIẾT 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 - Cho HS hiểu được sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra 15 Phút )
 Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
GV HỎI: Câu thơ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta còn hiểu từ này theo nghĩa đó không?
GV HỎI: Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ?
GV HỎI: Cho biết nghĩa của từ xuân và từ tay trong các câu trên? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? 
GV HỎI: Nghĩa chuyển ở hai trường hợp trên được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
GV HỎI: Có mấy phương thức chuyển nghĩa chủ yếu?
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyểnvà phương thức chuyển nghĩa của từ chân?
GV HỎI: Nêu nhận xét về nghĩa của từ trà ở các trường hợp sau?
GV HỎI: Nêu nghĩa chuyển của các từ đồng hồ?
HS TRẢ LỜI: 
- Kinh tế ( trong bài thơ ): có nghĩa là kinh bang tế thế,là trị nước cứu đời.=> nghĩa này ngày nay không sử dụng nữa.
- Kinh tế (ngày nay ): toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
HS TRẢ LỜI: Nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
HS TRẢ LỜI: 
- xuân1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thường được coi là mở đầu của một năm. 
( nghĩa gốc )
- xuân2:chỉ tuổi trẻ ( nghĩa chuyển ) 
- tay1: chỉ một bộ phận của cơ thể ( nghĩa gốc )
- tay2: người chuyên hoạt động hay, giỏi về một môn, một nghề nào đó ( nghĩa chuyển )
HS TRẢ LỜI: 
- xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
- tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ( trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể )
HS TRẢ LỜI: Ẩn dụ và hoán dụ.
HS TRẢ LỜI: 
- chân1: nghĩa gốc
- chân2: nghĩa chuyển ( hoán dụ )
- chân3: nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
Chân4: nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
HS TRẢ LỜI: Từ trà trong các trường hợp còn lại được dùng theo nghĩa chuyển.
HS TRẢ LỜI: Từ đồng hồ
( các trường hợp còn lại ): chỉ những khí cụ dùng để đo bề ngoài giống đồng hồ.=> nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
I- SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
a- VÍ DỤ 1:
- Kinh tế ( trong bài thơ ): có nghĩa là kinh bang tế thế,là trị nước cứu đời.=> nghĩa này ngày nay không sử dụng nữa.
- Kinh tế (ngày nay ): toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
=> Nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
b- VÍ DỤ 2:
- xuân1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thường được coi là mở đầu của một năm. 
( nghĩa gốc )
- xuân2:chỉ tuổi trẻ ( nghĩa chuyển ) 
- tay1: chỉ một bộ phận của cơ thể ( nghĩa gốc )
- tay2: người chuyên hoạt động hay, giỏi về một môn, một nghề nào đó ( nghĩa chuyển
- xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
- tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ( trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể )
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1:
- chân1: nghĩa gốc
- chân2: nghĩa chuyển ( hoán dụ )
- chân3: nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
Chân4: nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
 BÀI TẬP 2:
 Từ trà trong các trường hợp còn lại được dùng theo nghĩa chuyển.
 BÀI TẬP 3:
 Từ đồng hồ( các trường hợp còn lại ): chỉ những khí cụ dùng để đo bề ngoài giống đồng hồ.=> nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, làm bài tập 4,5 và chuẩn bị văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
TIẾT 22
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 ( Trích Vũ trung tùy bút ) ( Phạm Đình Hổ )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Giúp HS thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 - Cho HS bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của dòng văn ghi chép đầy tính hiện thực này.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 Cho biết nội dung chính và nghệ thuật của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV HỎI: Nêu những nét chính về tác giả Phạm Đình Hổ?
GV HỎI: Em hiểu gì về thể tùy bút?
GV: Gọi HS đọc văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
GV HỎI: Chi tiết nào cho ta thấy chúa đã lạm dụng việc xây dựng cung điện, đình đài để thỏa ý thích của riêng mình?
GV HỎI: Cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ đã gây tốn công, tốn của như thế nào?
GV HỎI: Chúa đã cướp những của quý trong thiên hạ như thế nào?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể và tả ở đoạn này?
GV HỎI: Qua những chi tiết trên tác giả muốn phản ánh điều gì?
GV: Đoạn văn Mỗi khi bất thường nói lên điều gì?
GV HỎI: Hành động của bọn quan lại đối với người dân như thế nào?
GV HỎI: Bọn quan lại là kẻ như thế nào?
GV HỎI: Thái độ của tác giả trước hành động của chúa Trịnh và bọn quan lại như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV HỎI: Nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: So sánh truyện đã học với thể văn tùy bút có gì khác?
HS TRẢ LỜI: 
- Phạm Đình Hổ quê ở Hải Dương, ông làm quan ở thời Nguyễn ( Minh Mạng).
- Ông có nhiều công trình nghiên cứu: văn học, triết học, lịch sử, địa lí bằng chữ Hán.
HS TRẢ LỜI: Tùy bút là ghi chép tùy hứng, tản mạn,không cần có hệ thống, kết cấu gì.
HS: Đọc văn bản.
HS TRẢ LỜI: Xây dựng đình đài liên miên, để đi chơi, ngắm cảnh đẹp.
HS TRẢ LỜI: Dạo chơi mỗi tháng ba bốn lần, huy động đông người hầu hạ, có cả binh lính, nội thần, quan hộ giá, nhạc công bày nhiều trò giải trí lố lăng tốn kém.
HS TRẢ LỜI: Cướp chim quý,thú lạ, cây cổ thụ,chậu hoa,cây cảnh khắp nơi để tô điểm cho nơi ở của chúa.
HS TRẢ LỜI: Nghệ thuật kể, miêu tả, liệt kê cụ thể,khách quan, không xen lời bình.
HS TRẢ LỜI: Phản ánh cuộc sống xa hoa, lãng phí của chúa Trịnh.
HS TRẢ LỜI: Miêu tả khu vườn rộng nhưng âm thanh lại có cảm giác ghê rợn về một cái gì đang tan tác, đau thương.
HS TRẢ LỜI: Lợi dụng việc tìm thu vật “ phụng thủ “ để cướp đoạt chậu hoa, cây cảnh, chim quý, phá hủy nhà dân để khiêng đá và cây cổ thụ cướp của dân.
HS TRẢ LỜI: Bọn quan lại là kẻ dựa vào uy quyền của chúa để cướp của dân.
HS TRẢ LỜI: Tác giả khinh bỉ, tố cáo mạnh mẽ hành đọng của chúa Trịnh và bọn quan lại.
HS: Phát biểu dựa vào ghi nhớ.
HS TRẢ LỜI: 
- Truyện có cốt truyện có nhân vật và được triển khai bằng các chi tiết nghệ thuật phong phú,đa dạng có tính xung đột . Nhân vật được miêu tả từ ngoại hình đến nội tâm thể hiện tính cách nhân vật. Truyện có chi tiết tưởng tượng, hoang đường.
- Tùy bút nhằm ghi chép lại những con người, sự việc cụ thể,có thực. Qua đó tác giả bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- TÁC GIẢ:
- Phạm Đình Hổ quê ở Hải Dương, ông làm quan ở thời Nguyễn ( Minh Mạng).
- Ông có nhiều công trình nghiên cứu: văn học, triết học, lịch sử, địa lí bằng chữ Hán.
2- TÁC PHẨM:
 Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh viết theo thể tùy bút.
3- ĐỌC – CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
II- PHÂN TÍCH:
1- THÓI ĂN CHƠI XA XỈ CỦA CHÚA TRỊNH VÀ BỌN QUAN LẠI.
a- THÓI ĂN CHƠI XA XỈ CỦA CHÚA TRỊNH.
 - Xây dựng đình đài liên miên, để đi chơi, ngắm cảnh đẹp.=> Chúa lạm dụng việc xây dựng cung điện để thỏa ý thích của riêng mình.
 - Dạo chơi mỗi tháng ba bốn lần, huy động đông người hầu hạ, bày nhiều trò giải trí lố lăng tốn kém. => sự vui chơi xa xỉ, lãng phí.
 - Cướp chim quý,thú lạ, cây cổ thụ,chậu hoa,cây cảnh khắp nơi để tô điểm cho nơi ở của chúa.
 * Bằng cách kể, miêu tả, liệt kê cụ thể,khách quan, không xen lời bình, tác giảphản ánh cuộc sống xa hoa, lãng phí của chúa Trịnh.
b- HÀNH ĐỘNG CỦA BỌN QUAN LẠI:
 Lợi dụng việc tìm thu vật “ phụng thủ “ để cướp đoạt chậu hoa, cây cảnh, chim quý, phá hủy nhà dân để khiêng đá và cây cổ thụ cướp của dân.
 =>Bọn quan lại là kẻ dựa vào uy quyền của chúa để cướp của dân.
2- THÁI ĐỘ CỦA TÁC GIẢ:
 Tác giả khinh bỉ, tố cáo mạnh mẽ hành động của chúa Trịnh và bọn quan lại.
III- TỔNG KẾT:
 * GHI NHỚ: ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP:
 So sánh thể truyện với thể tùy bút có gì khác nhau?
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS ho ... hân 1788 => Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
- Phần 2: Tiếp theo đến kéo vào thành => Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của vua Quang Trung.
- Phần 3: Phần còn lại => Sự thất bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
HS TRẢ LỜI: Nguyễn Huệ đã biết nghe tướng sĩ dù đang trong cơn giận dữ. Ý kiến về việc lên ngôi, ân xá để lấy lòng dân của tướng sĩ đã thuyết phục được Nguyễn Huệ vì đó là ý kiến sáng suốt.
HS TRẢ LỜI: 
- Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
- Xuất đại binh ra Bắc.
- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.
- Tuyển mộ binh lính và mở duyệt binh ở Nghệ An.
- Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
HS TRẢ LỜI: Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, biết lo xa.
HS TRẢ LỜI: 
- Đưa lời phủ dụ để kích thích lòng yêu nước của quân lính.
- Xét đoán và dùng người tài trí qua việc sử trí các tướng sĩ ở Tam Điệp, khen chê đúng người đúng việc.
HS TRẢ LỜI: Là người có trí tuệ sáng suốt,nhạy bén.
HS TRẢ LỜI: 
- Mới khởi binh, đã dám chắc phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.
- Có kế hoạnh ngoại giao sau khi chiến thắng.
HS TRẢ LỜI: Ngày 25 /12 xuất quân từ Phú Xuân -> ngày 29 /12 đến Nghệ An vượt 350 km núi đèo -> ngày 30 /12 tuyển quân, duyệt binh ở Nghệ An -> ra Tam Điệp ( 150 km ) -> đêm 30 /12 tiến ra Thăng Long -> ngày 5 /1 ăn tết ở Thăng Long ( vượt kế hoạch 2 ngày )
HS TRẢ LỜI: Quang Trung trực tiếp chỉ huy quân lính đánh giặc , cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, đánh áp đảo kẻ thù
HS TRẢ LỜI: Bằng nghệ thuật tả, kể tác giả cho người đọc cảm nhận được Nguyễn Huệ là người anh hùng mang tính sử thi.
HS TRẢ LỜI: Tôn Sĩ Nghị không tìm hiểu tình hình của ta, cho quân lính cướp phá của dân, mở yến tiệc cho quân sĩ ăn chơi thỏa thích. => Hắn là người chủ quan, kiêu căng, bất tài.
HS TRẢ LỜI: Khi quân ta tấn công, quân Thanh sợ mất mật,chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
HS TRẢ LỜI:
- Lê Chiêu Thống cầu cạnh quân Thanh,làm mất tư cách vị quân Vương chỉ vì lợi ích riêng.
- Lê Chiêu Thống cùng bề tôi đưa thái hậu ra ngoài chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, mấy ngày không ăn, may gặp thổ hào cho ăn và chỉ đường cho chạy, gặp Tôn Sĩ Nghị chỉ biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. => Kể xen lẫn miêu tả sinh động, cụ thể,gây ấn tượng mạnh.
HS: Trả lời dựa vào ghi nhớ.
HS: Viết đoạn văn ( làm ở nhà )
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- TÁC GIẢ:
 Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì, quê ở Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí làm quan thời Lê Chiêu Thống; Ngô Thì Du làm quan dưới triều Nguyễn.
2- TÁC PHẨM:
- Hoàng Lê nhất thống chí ( trích hồi thứ 14 ) viết bằng chữ Hán.
- Văn bản là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
3- ĐỌC – CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
4- BỐ CỤC:
 Chia 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến Mậu Thân 1788 => Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
- Phần 2: Tiếp theo đến kéo vào thành => Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của vua Quang Trung.
- Phần 3: Phần còn lại => Sự thất bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
II- PHÂN TÍCH:
1- HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG NGUYỄN HUỆ:
- Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
- Xuất đại binh ra Bắc.
- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.
- Tuyển mộ binh lính và mở duyệt binh ở Nghệ An.
- Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
=> Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, biết lo xa.
- Đưa lời phủ dụ để kích thích lòng yêu nước của quân lính.
- Xét đoán và dùng người tài trí qua việc sử trí các tướng sĩ ở Tam Điệp, khen chê đúng người đúng việc.
=> Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Mới khởi binh, đã dám chắc phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.
- Có kế hoạnh ngoại giao sau khi chiến thắng.
=> Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Ngày 25 /12 xuất quân từ Phú Xuân -> ngày 29 /12 đến Nghệ An vượt 350 km núi đèo -> ngày 30 /12 tuyển quân, duyệt binh ở Nghệ An -> ra Tam Điệp ( 150 km ) -> đêm 30 /12 tiến ra Thăng Long -> ngày 5 /1 ăn tết ở Thăng Long ( vượt kế hoạch 2 ngày )
=> Cuộc xuất binh thần tốc.
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
* Bằng nghệ thuật tả, kể tác giả cho người đọc cảm nhận được Nguyễn Huệ là người anh hùng mang tính sử thi.
2- SỰ THẤT BẠI CỦA QUÂN THANH VÀ VUA TÔI NHÀ LÊ:
a- SỰ THẤT BẠI CỦA QUÂN THANH:
- Tôn Sĩ Nghị không tìm hiểu tình hình của ta, cho quân lính cướp phá của dân, mở yến tiệc cho quân sĩ ăn chơi thỏa thích. 
- Khi quân ta tấn công, quân Thanh sợ mất mật,chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
=> Bọn chúng là kẻ chủ quan, kiêu căng, bất tài.
b- BỌN VUA TÔI NHÀ LÊ:
- Lê Chiêu Thống cầu cạnh quân Thanh,làm mất tư cách vị quân Vương chỉ vì lợi ích riêng.
- Lê Chiêu Thống cùng bề tôi
oán giận chảy nước mắt. => Kể xen lẫn miêu tả sinh động, cụ thể,gây ấn tượng mạnh.
III- TỔNG KẾT:
 * GHI NHỚ ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP:
 Viết đoạn văn ngắn miêu tả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ 30 tết đến ngày mồng năm tháng giêng năm kỉ Dậu ( 1789 )?
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Sự phát triển của từ vựng ( tiếp )
TIẾT 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tiếp )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: - Tạo thêm từ ngữ mới.
 - Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
II- CHUẨN BỊ: 
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩađược không? Vì sao?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNH DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu tạo từ mới.
GV HỎI: Hãy giải nghĩa các từ ở SGK?
GV HỎI: Việc tạo từ mới có tác dụng gì?
GV: Chốt lại ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu các từ mượn tiếng nước ngoài.
GV HỎI: Tìm các từ Hán Việt trong các đoạn văn trên?
GV HỎI: Hãy tìm các từ mượn tiếng nước ngoài trong Tiếng Việt?
GV HỎI: Mượn từ ngữ nược ngoài để làm gì?
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới theo kiểu x + tặc?
GV HỎI: Tìm các từ mới và giải thích nghĩa của nó?
HS TRẢ LỜI: 
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sống của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩp có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
HS TRẢ LỜI: Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên. Đó cũng là một cách để phát triển từ ngữ Tiếng Việt.
HS TRẢ LỜI: 
+ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
+ bạc mệnh, duyên phận, đoan trang
HS TRẢ LỜI: 
+ AIDS
+ Mar keting
HS TRẢ LỜI: Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ Tiếng Việt.
HS TRẢ LỜI: 
 lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
HS TRẢ LỜI: 
- bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo.
- cơm bụi: cơm rẻ bán trong các hàng quán nhỏ.
- cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗcuộc giao lưu, đối thoại.
I- TẠO TỪ NGỮ MỚI:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sống của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩp có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
=> Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên. Đó cũng là một cách để phát triển từ ngữ Tiếng Việt.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II-MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
 - Các từ Hán Việt:
+ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
+ bạc mệnh, duyên phận, đoan trang
- Từ mượn tiếng nước ngoài:
+ AIDS
+ Mar keting
=> Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ Tiếng Việt.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
III- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1:
 lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
 BÀI TẬP 2:
- bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo.
- cơm bụi: cơm rẻ bán trong các hàng quán nhỏ.
- cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗcuộc giao lưu, đối thoại.
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc