Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Giúp HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 - Cho HS thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

II- CHUẨN BỊ:

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1- ỔN ĐỊNH LỚP:

2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra 15 phút )

 Chép lại 6 câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, phân tích nội dung và nghệ thuật của các câu thơ đó?

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TIẾT 36-37
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 - Cho HS thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
II- CHUẨN BỊ: 
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP: 
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra 15 phút )
 Chép lại 6 câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, phân tích nội dung và nghệ thuật của các câu thơ đó?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 HỎI: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm Truyện Kiều?
- GV gọi HS đọc đoạn trích.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
HỎI: Đoạn trích có những nhân vật nào?
HỎI: Tác giả giới thiệu về cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh qua những câu thơ nào?
HỎI: Các câu thơ trên cho thấy Mã Giám Sinh có hành vi, cử chỉ như thế nào?
HỎI: Tìm những câu thơ giới thiệu về tuổi tác và diện mạo của Mã Giám Sinh?
HỎI: Em có nhận xét gì về diện mạo và tuổi tác của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ trên?
HỎI: Tác giả giới thiệu bản chất của Mã Giám Sinh qua những câu thơ nào?
HỎI: Hai câu thơ trên cho ta thấy bản chất của Mã Giám Sinh như thế nào?
- GV so sánh hai hành động 
( Ghế trên ngồi tót sỗ sàng với Đắn đo cân sắc cân tài và Cò kè bớt một thêm hai ) để HS thấy được bản chất bỉ ổi của hắn.
HỎI: Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về Mã Giám Sinh?
HỎI: Qua các chi tiết trên cho ta thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào?
HỎI: Tình cảnh tội nghiệp của Kiều được thể hiện qua những câu thơ nào? Tâm trạng của Kiều thể hiện như thế nào?
HỎI: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của đoạn trích?
- Nằm ở đầu phần hai của truyện Kiều.
 -HS đọc đoạn trích.
- Thúy Kiều và Mã Giám Sinh.
- Cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh:
+ Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”,
+ Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
+ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
- Mã Giám Sinh ăn nói cộc cằn, thô lỗ, dối trá, thái độ mất lịch sự trơ trẽn, hỗn hào.
- Diện mạo Của Mã Giám Sinh:
+ Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
+ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
- Tuổi ngoài bốn mươi, cách chải chuốt lố lăng, không phù hợp.
- Bản chất của Mã Giám Sinh:
+ Đắn đo cân sắc cân tài
+Cò kè bớt một thêm hai
- Mã Giám Sinh là người vô cảm, lạnh lùng, bất nhân, xem Kiều như một món hàng mua bán.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ đối thoại, miêu tả ngoại hình, cử chỉ
- Mã Giám Sinh là kẻ buôn người bất nhân, xấu xa, bỉ ổi, đê tiện => lên án thế lực tàn bạo cha đạp lên nhân phẩm con người.
- Tình cảnh của Kiều:
+ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
+ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
=> Tâm trạng đau đớn, tái tê trước tình cảnh ngang trái.
+ Ngại ngùng dợn gió e sương
+ Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
=> Tâm trạng đau đớn, tủi hổ => là người ý thức được về nhân phẩm.
- Tác giả đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp. Ông khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
- HS trả lời dựa phần ghi nhớ.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
 Đoạn trích nằm ở đầu phần hai của truyện Kiều.
2- ĐỌC – CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
II- PHÂN TÍCH:
1- NHÂN VẬT MÃ GIÁM SINH.
- Lời nói, cử chỉ:
+ Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
 Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
=> Ngôn ngữ đối thoại => cách ăn nói cộc cằn, thô lỗ.
+ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
=> Thái độ mất lịch sự, trơ trẽn, hỗn hào.
- Tuổi tác, diện mạo:
+ Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
+ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
=> Tuổi ngoài bốn mươi, cách chải chuốt lố lăng, không phù hợp.
- Bản chất của Mã Giám Sinh:
+ Đắn đo cân sắc cân tài
=> Là người vô cảm, lạnh lùng, bất nhân.
+Cò kè bớt một thêm hai
=> Hắn là tên buôn người đê tiện, bỉ ổi, keo kiệt.
* Bằng ngôn ngữ đối thoại, miêu tả ngoại hình, cử chỉ tác giả tố cáo Mã Giám Sinh là kẻ buôn người bất nhân, xấu xa, bỉ ổi, đê tiện => lên án thế lực tàn bạo cha đạp lên nhân phẩm con người.
2- HÌNH ẢNH CỦA THÚY KIỀU:
+ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
+ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
=> Tâm trạng đau đớn, tái tê trước tình cảnh ngang trái.
+ Ngại ngùng dợn gió e sương
+ Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
=> Tâm trạng đau đớn, tủi hổ vì nàng bị coi là món hàng đem bán. => là người ý thức được về nhân phẩm.
3- TẤM LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU:
 Tác giả đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp. Ông khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
II- TỔNG KẾT:
 * GHI NHỚ: ( SGK )
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga.
TIẾT 38- 39
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả và tác phẩm.
 - Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 - Cho HS tìm hiểu đặc trưng phương pháp khắc họa tính cách nhan vật của truyện.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Nêu nội dung chính và nghệ thuật của văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc chú thích ở SGK.
HỎI: Nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
HỎI: Truyện Lục Vân Tiên được viết vào thời gian nào?
- GV gọi HS đọc phần tóm tắt ở SGK.
HỎI: Truyện Lục Vân Tiên được viết theo thể loại nào?
HỎI: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần nào của tác phẩm?
- GV Gọi HS đọc văn bản.
HỎI: Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
HỎI: Em có nhận xét gì về lực lượng giữa Vân Tiên và bọn cướp?
HỎI: Sau đó Vân Tiên có hành động gì? Hành động đó nói lên điều gì?
HỎI: Vân Tiên có đánh thắng bọn cướp không? Câu thơ nào nói lên điều đó?
HỎI: Qua hành động đánh cướp, em nhận thấy Vân Tiên là người như thế nào?
HỎI: Thái độ của Vân Tiên khi trò chuyện với Nguyệt Nga như thế nào? Thái độ đó biểu hiện tính cách gì?
HỎI: Nguyệt Nga đã nói những gì với Vân Tiên? Qua lời lẽ đó, em thấy Nguyệt Nga là người như thế nào?
- GV nhấn mạnh nét đẹp của Nguyệt Nga là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
HỎI: Theo em, nhân vật trong đoạn trích được tác giả miêu tả chủ yếu theo phương thức nào? Ngôn ngữ của tác giả ra sao?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
- GV cho HS đọc diễn cảm đoạn trích.
- HS đọc chú thích ở SGK.
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ.
- Ông là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Ông là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
-Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
- HS đọc phần tóm tắt ở SGK.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể.
- Nằm ở phần đầu của tác phẩm.
- HS đọc văn bản.
- Chia 3 phần:
+ 14 câu thơ đầu: Vân Tiên đánh bọn cướp Phong Lai cứu Nguyệt Nga.
+ 28 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Vân Tiên với Nguyệt Nga và Kim Liên.
+ 16 câu cuối: Lời tri ân của Nguyệt Nga Và sự từ chối của Vân Tiên về sự đền ơn.
- Lực lượng: 
+ Vân tiên: Một mình.
+ Bọn cướp: Đông.
- Hành động: 
+Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.-> Hành động cứu người không chút do dự.
+ Vân Tiên 
 .. Đương Giang. 
-> So sánh -> Vân Tiên là người có tài, dũng cảm, quyết chiến với kẻ ác để cứu người.
- Kết quả: Lâu la.
 ..thân vong. 
 -> Vân Tiên chiến thắng kẻ ác. 
- Vân Tiên là người có tài năng, có tấm lòng vì nghĩa, xứng đáng là một anh hùng.
- Thái độ, tính cách:
+ Khoan khoan..
 . Phận trai.
-> Là người có giáo dục, đứng đắn, biết gữi gìn lễ giáo, phép tắc.
+ Nhớ câu 
 anh hùng.
-> Là người chính trực, trọng nghĩa khinh tài.
- Lời nói và tính cách Nguyệt Nga:
+ Trước xe..
 .. sẽ thưa.
-> Lời nói dịu dàng, mực thước, lễ phép.
+ Hà Khê
 .. cùng ngươi.
-> Qua cử chỉ, lời nói cho thấy nàng là người có học thức, thùy mị, đằm thắm, ân tình.
+ Lâm nguy.
 . Một hồi.
-> Nàng tự nguyện gắn bó chung thủy với Vân Tiên.
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít chú ý đến diễn biến nội tâm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
- HS trả lời dựa vào phần ghi nhớ.
- HS đọc diễn cảm đoạn trích.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- TÁC GIẢ:
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ.
- Ông là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Ông là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2- TÁC PHẨM:
a- HOÀN CẢNH SÁNG TÁC: 
 Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
b- TÓM TẮT TÁC PHẨM: ( SGK )
c- THỂ LOẠI: 
 Truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể.
d- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
 Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của tác phẩm. 
3- ĐỌC – CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
4- KẾT CẤU ĐOẠN TRÍCH:
 + 14 câu thơ đầu: Vân Tiên đánh bọn cướp Phong Lai cứu Nguyệt Nga.
+ 28 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Vân Tiên với Nguyệt Nga và Kim Liên.
+ 16 câu cuối: Lời tri ân của Nguyệt Nga Và sự từ chối của Vân Tiên về sự đền ơn.
II- PHÂN TÍCH:
1- HÌNH ẢNH VÂN TIÊN:
a-VÂN TIÊN ĐÁNH CƯỚP:
- Lực lượng: 
+ Vân tiên: Một mình, không vũ khí.
+ Bọn cướp: Đông, thế lừng lẫy.
- Hành động: 
 + Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.-> Hành động cứu người không chút do dự. 
+ Vân Tiên 
 .. Đương Giang. 
-> So sánh -> Vân Tiên là người có tài, dũng cảm, quyết chiến với kẻ ác để cứu người.
- Kết quả: Lâu la.
 ..thân vong. 
 -> Vân Tiên chiến thắng kẻ ác. 
* Vân Tiên là người có tài năng, có tấm lòng vì nghĩa, xứng đáng là một anh hùng. 
b- VÂN TIÊN TRÒ CHUYỆN VỚI NGUYỆT NGA:
+ Khoan khoan..
 . Phận trai.
-> Là người có giáo dục, đứng đắn, biết gữi gìn lễ giáo, phép tắc.
+ Nhớ câu 
 anh hùng.
-> Là người chính trực, trọng nghĩa khinh tài.
2- HÌNH ẢNH NGUYỆT NGA:
 + Trước xe..
 .. sẽ thưa.
-> Lời nói dịu dàng, mực thước, lễ phép.
+ Hà Khê
 .. cùng ngươi.
-> Qua cử chỉ, lời nói cho thấy nàng là người có học thức, thùy mị, đằm thắm, ân tình.
+ Lâm nguy.
 . Một hồi.
-> Nàng tự nguyện gắn bó chung thủy với Vân Tiên. 
* Nét đẹp ân tình sâu nặng, chung thủy son sắt trong tâm hồn Nguyệt Nga là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
3- NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT:
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít chú ý đến diễn biến nội tâm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
III- TỔNG KẾT:
* GHI NHỚ: ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP:
 Đọc diễn cảm đoạn trích.
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
TIẾT 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Các đoạn trích trong Truyện Kiều đã học, đoạn trích nào miêu tả tâm trạng của nhân vật hay nhất?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- GV gọi HS đọc ví dụ 1.
HỎI: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng của Thúy Kiều?
HỎI: Tìm các dấu hiệu ở bốn câu thơ đầu trong đoạn trích thể hiện cách miêu tả cảnh bên ngoài nhân vật?
HỎI: Tám câu thơ cuối sử dụng biện pháp miêu tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- GV nhấn mạnh: đó là miêu tả tâm trạng bằng cách gián tiếp
HỎI: Tìm dấu hiệu thể hiện sự miêu tả nội tâm của Kiều ở sáu câu thơ giữa đoạn trích? Tác giả dùng biện pháp gì để miêu tả?
- GV gọi HS đọc ví dụ 2.
HỎI: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
-GV nhấn mạnh: đó là miêu tả tâm trạng bằng cách gián tiếp.
HỎI: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Có mấy cách miêu tả nội tâm?
- Cho HS thuật lại đoạn trich Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi. ( HS có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba )
- GV cho HS tự tưởng tượng và kể lại tâm trạng của mình sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
- HS đọc ví dụ 1.
- Các câu thơ tả ngoại cảnh:
+ Trước lầu..
  dặm kia.
+ Buồn trông.
 ghế ngồi.
- Các câu thơ miêu tả nội tâm:
 Bên trời.
 . Người ôm.
- Đoạn thơ tả cảnh vật trước lầu Ngưng Bích dưới con mắt của Kiều.( nhìn trước lầu thấy núi ở xa, trăng gần, cảnh vật bát ngát, cát vàng
- Tám câu thơ cuối tả cảnh bên ngoài ( cửa bể, thuyền, nước, hoa,cỏ, mặt đất, chân mây, gió, sóng ) cảnh vật ấy được quan sát với tâm trạng buồn da diết, lo âu, hoảng sợ của Kiều.
- Các câu thơ tái hiện lại suy nghĩ, cảm xúc bên trong của Kiều( nghĩ về thân phận cô đơn, nhớ người yêu, nhớ cha mẹ )
Tác giả miêu tả trực tiếp ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
- HS đọc ví dụ 2.
- Đoạn văn miêu tả nét mặt, cử chỉ để thể hiện tâm trạng đau khổ của lão Hạc.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
- HS kể lại đoạn trích.
- HS tưởng tượng và kể lại tâm trạng của mình.
I- TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
a- VÍ DỤ 1:
 - Các câu thơ tả ngoại cảnh:
+ Trước lầu..
  dặm kia.
 -> Các câu thơ tả cảnh vật trước lầu Ngưng Bích dưới con mắt của Kiều.( nhìn trước lầu thấy núi ở xa, trăng gần, cảnh vật bát ngát, cát vàng)
+ Buồn trông.
 ghế ngồi.
-> Các câu thơ tả cảnh bên ngoài ( cửa bể, thuyền, nước, hoa,cỏ, mặt đất, chân mây, gió, sóng ) cảnh vật ấy được quan sát với tâm trạng buồn da diết, lo âu, hoảng sợ của Kiều.
=> Miêu tả tâm trạng bằng cách gián tiếp.
- Các câu thơ miêu tả nội tâm:
 Bên trời.
 . Người ôm.
-> Các câu thơ tái hiện lại suy nghĩ, cảm xúc bên trong của Kiều( nghĩ về thân phận cô đơn, nhớ người yêu, nhớ cha mẹ )
=> Miêu tả tâm trạng bằng cách trực tiếp.
b- VÍ DỤ 2:
 Đoạn văn miêu tả nét mặt, cử chỉ để thể hiện tâm trạng đau khổ của lão Hạc.
=>Miêu tả tâm trạng bằng cách gián tiếp.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1: 
 HS thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.
 BÀI TẬP 2:
 HS kể lại tâm trạng của mình sau khi xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn.
 Tổ trưởng kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc