Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014

Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014

I. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài: “Truyện cổ nước mình’’

- Nêu ý nghĩa của bài.

II. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: SGV(74)

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a) Luyện đọc:

 - Gọi Hs khá đọc toàn bài 1 lần.

- Bài được chia thành mấy đoạn?

- Gọi 3 em đọc nối tiếp theo đoạn

 - GV nắn, sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV đọc mẫu.

 - GV đọc diễn cảm bức thư

b) Tìm hiểu bài

+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?

+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì?

+ Tìm trong bài những câu thể hiện Lương thông cảm với Hồng?

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
A- Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của người bạn.
- Hiểu tình cảm người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Nắm tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ chép câu cần hướng dẫn luyện đọc.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài: “Truyện cổ nước mình’’
- Nêu ý nghĩa của bài.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV(74)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
 - Gọi Hs khá đọc toàn bài 1 lần.
- Bài được chia thành mấy đoạn?
- Gọi 3 em đọc nối tiếp theo đoạn
 - GV nắn, sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu.
 - GV đọc diễn cảm bức thư
b) Tìm hiểu bài
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì?
+ Tìm trong bài những câu thể hiện Lương thông cảm với Hồng?
- GV treo bảng phụ
 - Phân tích ý từng câu
 - Nêu tác dụng của đoạn mở đầu và kết thúc bức thư
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1-2
 - GV nhận xét
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học và đọc bài sau	
- 2 em đọc bài: Truyện cổ nước mình và nêu ý nghĩa của bài.
- Nghe giới thiệu, mở SGK
- Quan sát tranh.
- 1 HS đọc bài. 
 - 3 đoạn
 - Nối tiếp nhau đọc 3 lượt theo 3 đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm - trả lời câu hỏi.
- Không.
- Để chia buồn với bạn Hồng.
- “Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi” “Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này”.
 - Lớp nhận xét
 - HS tìm - đọc những câu văn có nội dung theo yêu cầu.
 - Vài em đọc.
 - HS nêu - vài em nhắc lại
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn 1- 2
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp
 - Nghe nhận xét
Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU – Tiếp theo 
A) Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp, củng cố về cách dùng bảng thống kê.
- Thành thạo khi đọc, viết về các số đến hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
B) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ, nội dung bài tập 1.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
C) các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS đọc số: 342 100 000 và
834 000 000
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Bài mới
a) Hướng dẫn đọc và viết số:
GV đưa ra bảng số rồi yêu cầu HS viết số.
Yêu cầu HS đọc số
GV hướng dẫn HS đọc số: Tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu rồi đọc theo thứ tự từ trái sang phải.
GV ghi thêm vài số và cho HS đọc: 
217 563 100; 456 852 314.
b). Thực hành: 
Bài 1: 
 Cho HS viết và đọc số theo bảng.
+ 32 000 000 + 834 291 712
+ 32 516 000 + 308 250 705
+ 32 516 497 + 500 209 037
- Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số.
7 312 836 ; 57 602 511 ; 351 600 307 ; 
900 370 200 ; 400 070 192
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Yêu cầu 1 HS đọc số cho các HS khác lần lượt lên bảng viết số 
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
III. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
+ 342 100 000: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm nghìn.
+ 834 000 000 : Tám trăm ba mươi tư triệu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết số: 342 157 413
- HS đọc số: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba.
- HS theo dõi và nhắc lại cách đọc.
- HS đọc, nêu cách đọc.
- HS viết số vào bảng và đọc số đã viết
+ Ba mươi hai triệu
+ Ba mươi hai triệu năm trăm mươi sáu nghìn, bốn trăm chín mươi bảy.
- HS chữa bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc số.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nối tiếp lên viết số:
 + 10 250 214
 + 213 564 888
 + 400 036 105
 + 700 000 231
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Khoa học
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
 - Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo
 - Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể
 - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và chất béo
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 12, 13 sách giáo khoa; phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kể tên thức ăn có chất bột đường?
 - Nêu nguồn gốc của chất bột đường?
II. Dạy bài mới
1.HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát SGK và thảo luận
B2: Làm việc cả lớp
 - Nói tên thức ăn giàu chất đạm có ở trang 12 SGK?
 - Kể tên thức ăn có chứa chất đạm em dùng hàng ngày?
 - Tại sao chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
 - Nói tên thức ăn giàu chất béo trang 13 SGK? 
 - Kể tên thức ăn chứa chất béo mà em dùng hàng ngày?
 - Nêu vai trò của thức ăn chứa chất béo?
 - GV nhận xét và kết luận
2.HĐ2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
* Cách tiến hành
B1: Phát phiếu học tập
 - Hướng dẫn học sinh làm bài
B2: Chữa bài tập cả lớp
 - Gọi học sinh trình bày kết quả
 - GV nhận xét và kết luận
III. Củng cố, dặn dò.
- Học bài và thực hành như bài học. Chuẩn bị bài sau
 - Hai học sinh trả lời
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - Học sinh quan sát sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm
 - Học sinh trả lời
 - Thịt..., đậu..., trứng..., cá..., tôm..., cua...
 - Học sinh nêu
 - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể
 - Mỡ..., dầu thực vật..., vừng, lạc, dừa
 - Học sinh nêu
 - Chất béo giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ vitamim
 - Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu.
 - Đại diện học sinh lên trình bày
 - Lớp nhận xét và chữa
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 1 ).
A. Mục tiêu : Học xong bài này hs có khả năng:
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập, vì sao phải vượt khó trong học tập? Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm guơng học sinh nghèo vượt khó.
B.Đồ dùng dạy học: Các mẩu chuyện, tấm gương về vượt khó trong học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
- Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
- Nhận xét và ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Kể chuyện hs nghèo vượt khó.
- Gv kể chuyện kèm tranh minh hoạ
- Gọi hs tóm tắt lại câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm các câu hỏi cuối bài.
- Gọi hs trình bày.
- Gv kết luận: Bạn Thảo đã gặp nhiều khó khăn trong HT và LĐ, trong cuộc sống nhưng Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua và vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập Thảo.
3. HĐ2: Bày tỏ ý kiến
- Gv nêu yêu cầu thảo luận.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv ghi tóm tắt lên bảng ý kiến của từng nhóm.
- Gv kết luận cách giải quyết tốt nhất
4. HĐ3: Xử lí tình huống
- Tổ chức cho hs đọc các tình huống, làm việc cá nhân tìm cách giải quyết.
+Em chọn cách giải quyết nào? Tại sao?
- Gv kết luận: Cách giải quyết tích cực: a ; b ; đ
+Qua bài học các em rút ra được điều gì?
- Gv nói về quyền được học tập của các em.
III.Củng cố dặn dò:
- Thực hành bài học vào thực tế.
 Hoạt động dạy
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nghe gv kể chuyện.
- 1 - 2 hs tóm tắt câu chuyện.
- Nhóm 4 hs thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Hs thảo luận nhóm 2 .
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết
- Cả lớp trao đổi cách giải quyết của từng nhóm.
- Hs đọc từng tình huống, làm bài cá nhân
- 3 - 4 hs trình bày.
- 2 hs nêu ở ghi nhớ.
Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP.
A) Mục tiêu:
- Củng cố về đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số theo hàng, lớp.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
B.Đồ dùng dạy – học :
- GV: Giáo án, SGk, viết sẵn lên bảng nội dung bài tập 1,3.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
C.các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc số: 234 567 112 ; 895 763 147
- Gọi 1 HS lên viết số: Tám trăm ba mươi tư triệu, sáu trăm sáu mươi nghìn, hai trăm linh sáu.
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: GV treo bảng số cho HS quan sát rồi hướng dẫn HS đọc số.
Yêu cầu 2 HS lên viết số vào cột theo thứ tự: 850 304 900 và 403 210 715.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các số ghi trên bảng
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Y/cầu HS nghe đọc và viết số vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó cho học sinh làm bài theo nhóm.
+ Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau: a. 715 638 b. 571 638 c. 836 571
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng nhóm HS
III. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập 
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- 2 HS lên bảng đọc số
- 1 HS viết số: 834 660 206
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát bảng số và đọc số.
- 2 HS lên bảng viết số vào cột theo thứ tự trong bảng.
 - HS bổ sung 
 - HS nối tiếp đọc các số GV ghi trên bảng, các HS khác nhận xét, sửa sai.
- HS chữa bài vào vở.
- HS viết số vào vở. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
- HS nêu theo yêu cầu:
a. 715 638 - chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn, có giá trị là 5 000.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Chính tả (Nghe –viết)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
A. Mục tiêu:
 - Nghe – viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúngcác dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
 - Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc BT do giáo viên soạn.
B. Đồ dùng dạy học:
Bài tập 2b viết sẵn
C. Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: 
Y/c hs lấy bảng con
Nhận xét.
II. Dạy-học bài mới:
Giới thiệu bài: 
HD viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- GV đọc bài thơ ... ét.
 - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
 - 1-2 em nêu nhận xét: Bài này yêu cầu ngược với bài 2.
 - 1 em nêu, 1 em làm mẫu
 - Cả lớp làm bài cá nhân, đọc bài làm.
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe, ghi nhớ
Kỹ thuật
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
A.Mục tiêu : 
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
-Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng đường cong), cắt vải theo dường vạch dấu đường cắt có thể mấp mô .
B.Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu một mảnh vải vạch dấu đường thẳng, đường cong.
- Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
C. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. Bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, YC h/s nhận xét.
Nhận xét bổ xung câu trả lời của h/s.
3. HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Vạch dấu trên vải:
- Đính mảnh vải lên bảng
- Nêu 1 số điểm cần lưu ý(SGV 19)
4. HĐ 3: Th/ hành vạch dấu,cắt vải
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 2a,b
- GV nhận xét, bổ xung
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
- HS thực hành vạch dấu và cắt vải
+ Kiểm tra dụng cụ học tập
+ Nêu thời gian và yêu cầu thực hành
+ GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ h/s chậm.
5. HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức trưng bày sản phẩm của h/s
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá(SGV 20)
- GV nhận xét, xếp loại kết quả thực hành theo 2 mức: Hoàn thành, chưa hoàn thành.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, kết quả thực hành. 
Vài em thực hành xâu kim, vê nút chỉ.
- Nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát, nêu tác dụng của việc vạch dấu, cắt vải theo dấu.
- 2 h/s lên bảng vạch đường cong và đường thẳng.
HS quan sát hình SGK: Nêu cách cắt vải
2 em thực hiện
+ HS tự kiểm tra theo bàn
+ Nghe
+ Thực hành vạch 2 dấu thẳng dài 15 cm, 2 dấu đường cong dài 15 cm.Sau đó cắt vải.
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
- Nghe
- Tự xếp loại, nhận xét.
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết được đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản)
 - Biết sử dụng 10 kí hiệu (10 chữ số) để viết trong hệ thập phân. Nhận biết giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
 B. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Giáo án, SGk, Viết sẵn nội dung bài tập 1, 3
 - HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng viết số tự nhiên
+ Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 10.
+ Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 201.
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Đặc điểm của hệ thập phân:
- Yêu cầu HS làm bài:
10 đơn vị = chục
10 chục = .trăm
10 trăm = .........nghìn
......nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = ..trăm nghìn
- Trong hệ thâp cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
KL: Đây chính là hệ thập phân.
3. Cách viết số trong hệ thập phân: 
- Hướng dẫn HS viết số với các chữ số đã cho: 3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8 ;9 
Viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín.
+ Hai nghìn không trăm linh năm.
+ Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
GV: Như vậy với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
+ Nêu gía trị của mỗi chữ số trong từng số trên.
Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
4. Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc bài mẫu và tự làm bài sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề bài - tự làm bài vào vở.
+Viết các số sau thành tổng:
M: 387 = 300 + 80 + 7 
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập rồi tự làm bài.
+ Giá trị của chữ số 5 như thế nào trong mỗi số?
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
III. Củng cố – dặn dò:
- 2 HS lên bảng làm viết dãy số tự nhiên theo yêu cầu
+ 10 ;11 ;12 ;13 ;14 ;15 ;16 ;17 ;...
 + 201 ;202 ;203 ;204 ;205 ;206 ;..
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS làm bài theo yêu cầu.
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- HS chữa bài vào vở.
- HS tự viết số do mình chọn: 234; 5698; 74012 .
- HS viết số:
+ 999
+ 2 005
+ 685 402 793
- HS nhắc lại.
- HS tự nêu
- HS nhắc lại
- HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
+ 873 = 800 + 70 + 3
- HS chữa bài vào vở
- Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau:
+ Giá trị của chữ số 5 phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số.
- HS chữa bài vào vở.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
A- Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu, đoàn kết.
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
- Hiểu được ý nghĩa của một so câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
B - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk, từ điển tiếng việt, một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập, bút dạ.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
C - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2, 3 hs trả lời câu hỏi:
- Tiếng dùng để làm gì? từ dùng để làm gì? cho ví dụ?
- Thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức.
- GV nxét và ghi điểm cho hs.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Dạy học bài mới (Hướng dẫn làm bài tập).
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc y /c.
- Gv HD hs tìm từ trong từ điển.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm. 
- GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài. Thư ký viết nhanh các từ tìm được.
- GV cùng trọng tài tính điểm thi đua và kết luận nhóm thắng cuộc.
a) Thứ tự từ chứa chữ hiền:
b) Từ chứa tiếng ác:
GV giải thích một số từ:
Bài tập 2:
- Gọi 1 hs đọc y /c của bài.
- Gv phát phiếu cho hs làm bài, thư kí phân loại nhanh các từ vào bảng, nhóm nào xong, trình bày bài trên bảng lớp.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
- GV giải nghĩa thêm một số từ.
- Nxét, tuyên dương nhưng hs tìm được nhiều từ và đúng.
Bài tập 3
- Gọi hs đọc y /c của bài.
- Y/c hs tự làm bài theo cặp đôi.
- Gọi hs viết câu mình đã đặt lên bảng.
- Gọi hs khác nxét.
- Gv nxét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
- Gọi hs đọc y /c của bài.
- Cả lớp và gv nxét, chốt lại lời giải đúng.
III. Củng cố - dặn dò:
Cả lớp hát, lấy sách vở bộ môn.
- Hs trả lời
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 1 Hs đọc y /c của bài trong sgk.
- Sử dụng từ điển.
- Các nhóm thực hiện tra từ. 
Hs lắng nghe.
- Hs thi làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- hiền dịu, hiền đức, hiền hoà, 
- hung ác, ác nghiệt, ác độc, ...
Hs lắng nghe.
- Hs đọc y /c của bài, cả lớp đọc thầm lại.
- Hs làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm tên trình bày.
- Nxét bài, bổ xung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs tự đặt câu, mỗi hs đặt 2 câu (1 câu với nhóm a, 1 câu với nhóm b).
- 5 đến 10 hs lên bảng viết.
- Hs nxét, bổ xung, sửa chữa câu của bạn.
- Một vài hs đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh và viết lại vào vở hoặc vở bài tập.
- Gọi 1 hs đọc y /c, cả lớp theo dõi.
Hs lắng nghe.
- Hs lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ.
Tập làm văn
VIẾT THƯ
A. Mục tiêu
- HS nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường 1 bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức viết thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
B. Đồ dùng dạy - học
 Bảng phụ chép đề văn
C. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Gọi Hs nêu ghi nhớ bài trước.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét
 - GV nêu câu hỏi
+ Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ 1 bức thư cần có nội dung gì?
+ Qua bức thư đã đọc em có nhận xét gì?
3.Phần ghi nhớ
4.Phần luyện tập
a) Tìm hiểu đề
 - GV gạch chân từ ngữ trọng trong đề.
 - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? - Mục đích viết thư làm gì?
 - Cần xưng hô như thế nào? Thăm hỏi bạn những gì?
 - Kể cho bạn những gì về trường lớp mình?
 - Cuối thư chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b) Thực hành viết thư
 - Yêu cầu h /s viết nháp những ý chính
 - Khuyến khích h /s viết chân thực, tình cảm
 - GV nhận xét, chấm 3-5 bài
III. Củng cố, dặn dò
- Bài: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
 - Nghe giới thiệu, mở sách
 - 1 h/s đọc bài: Thư thăm bạn
 - Lớp trả lời câu hỏi
 - Để chia buồn cùng bạn Hồng.
 - Để thăm hỏi, thông báo tin tức
+Nêu lý do và mục đích viết thư
+Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+Thông báo tình hình, bày tỏ tình cảm
 - Mở đầu và kết thúc bức thư:
+Đầu thư ghi địa điểm, thời gian, xưng hô.
+Cuối thư: Ghi lời chúc, hứa hẹn, chữ kí, tên
 - 3 em đọc SGK.Lớp đọc thầm.
 - 1 h/s đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu của đề.
 - 1 bạn ở trường khác. Hỏi thăm và kể cho bạn về trường lớp mình.
 - Bạn, cậu, mình,, Sức khoẻ, học hành, gia đình, sở thích
 - Tình hình học tập, sinh hoạt, cô giáo, bạn bè.
 - Sức khoẻ, học giỏi
Trình bày miệng (2 em)
C¶ líp viÕt th­ vµo vë.1 em ®äc
SINH HOẠT LỚP TUẦN 3
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 3 từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 4
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết diểm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Kế hoạch tuần tới:
..................
Nhận xét của BGH
.......

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc