I. Mục Tiêu:
- Học sinh vận dụng thành thạo các tính chất của phép nhân; đặc biệt là tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Học sinh biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính tích các số lớn.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận chính xác trong giải toán.
II. Chuẩn Bị:
- Giáo viên: giáo án, phấn màu, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
- Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
III. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5)
Nêu tên, viết công thức và phát biểu bằng lời các tính chất của phép nhân các số tự nhiên
Tuần ( Tiết PPCT:8 ) LUYỆN TẬP 2. Mục Tiêu: Học sinh vận dụng thành thạo các tính chất của phép nhân; đặc biệt là tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Học sinh biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính tích các số lớn. Rèn luyện cho HS tính cẩn thận chính xác trong giải toán. Chuẩn Bị: Giáo viên: giáo án, phấn màu, thước thẳngï, máy tính bỏ túi. Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, máy tính bỏ túi. Tiến Trình Bài Dạy: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5’) Nêu tên, viết công thức và phát biểu bằng lời các tính chất của phép nhân các số tự nhiên Dạy học bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tóm tắt nội dung ghi bảng 5’ 15’ 10’ GV: Có nhận xét gì về mỗi thừa số trong mỗi tích ? GV: Gọi HS lên bảng giải GV: Cho HS đọc hướng dẫn trang 19. Lưu ý HS: a) sử dụng tính chất kết hợp b) sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. GV: Gọi 3 HS lên bảng giải (đối với mỗi câu) GV: Cho HS đọc hướng dẫn trang 20 GV: Hướng dẫn HS sử dụng: a. (b – c) = a . b – a . c (áp dụng tương tự tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, nhưng thay vì c thì là – c ) GV: Gọi 3 HS lên bảng giải cả lớp nhận xét. HS: nhận xét HS: giải HS: đọc SGK/19 HS: nghe giảng HS: lên bảng giải HS: đọc SGK/20 HS: nghe giảng HS: lên bảng giải Bài 35/19: 15 . 2 . 6 = 5 . 3 . 12 = 15 . 3 .4 4 . 4 . 9 = 8 . 18 = 8 . 2 .9 Bài 36/19: a) 15 . 4 = 15 . (2 . 2) = (15 . 2). 2 = 30 . 2 = 60 25 . 12 = 25 . (2 . 6) = (25 . 2) . 6 = 50 . 6 = 300 125 . 16 = 125 . (8 . 2) = (125 . 8) . 2 = 1000 . 2 = 2000 b) 25 . 12 = 25 (10 + 2) = 25 . 10 + 25 . 2 = 250 + 50 = 300 34 . 11 = 34 + (10 + 1) = 34 . 10 + 34 . 1 = 340 + 34 = 374 47 . 101 = 47 . (100 + 1) = 47 . 100 + 47 . 1 = 4700 + 47 = 4747 Bài 37/20: 16 . 19 = 16 . (20 – 1) = 16 . 20 – 16 . 1 = 320 – 16 = 304 46 . 99 = 46 . (100 – 1) = 46 . 100 – 46 . 1 = 4600 – 46 = 4554 35 . 98 = 35 . (100 – 2) = 35 . 100 – 35 . 2 = 3500 – 70 = 3430 Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (8’) GV: Cho HS nhắc lại các tính chất đã luyện tập. GV: Hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài 38/20 Đáp án: 375 . 376 = 141 000 624 . 625 = 390 000 13 . 81 . 215 = 226 395 Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (2’) Về nhà xem lại các bài tập đã luyện tập. BTVN: bài 39/20 ; 40/20 Hướng dẫn: Bài 39/20: + Nhân số 142 857 với các số 2; 3; 4; 5; 6 (có thể sử dụng máy tính bỏ túi) + So sánh các kết quả tìm được. (đều do 6 chữ số ấy viết theo thứ tự khác) Bài 40/20: + Một tuần có mấy ngày ? ( 7 ngày) + Hai tuần có mấy ngày ? ( 14 ngày) + vậy = ? ( = 14) + = 2. = ? ( = 28) + do đó = ? ( = 1428) - Xem trước bài mới: “Phép trừ và phép chia”
Tài liệu đính kèm: