Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 13

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 13

TẬP ĐỌC

Tiết 23: Người tìm đường lên các vì sao (SGK/tr 125).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng trang trọng , ca ngợi , khâm phục.

- Đọc hiểu: + Từ : khí cầu, sa hoàng ./tr 126.

 + Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ, sau 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao .

- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó, biết ước mơ.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài

B.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : (qua tranh)

b, Nội dung chính:

 

doc 16 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010.
Sáng: Chào cờ
Tập đọc
Tiết 23:	Người tìm đường lên các vì sao (SGK/tr 125).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng trang trọng , ca ngợi , khâm phục.
- Đọc hiểu: + Từ : khí cầu, sa hoàng .../tr 126.
 + Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ, sau 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao .
- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó, biết ước mơ.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : (qua tranh)
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 125 (giải nghĩa từ, đặt câu)
VD : Khí cầu là gì?
Đoạn 1 : Bốn dòng đầu
Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp.
Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp.
Đoạn 4 : phần còn lại.
GV đọc minh hoạ.
*Giọng kể chậm rãi, trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:
 - Xi -ôn -cốp -xki mơ ước điều gì ? ( Xi - ôn - cốp -xki mơ ước được bay lên bầu trời)
 - Khi còn nhỏ , ông đã làm gì thể hiện bay được ? ( Ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay Theo những cánh chim .)
Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm bay trong không trung của Xi - ôn- cốp - xki ? ( Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi - ôn - cốp - xki tìm cách bay vào không trung ) 
 - GV nhận xét bổ sung.
 GV nêu câu hỏi giúp HS tìm ý của đoạn 1: ( Nói lên ước mơ của Xi- ôn - cốp - xki)
- Cho HS nhắc lại ý đoạn 1.
* Đoạn 2, 3 . ( HS thảo luận nhóm đôi)
 - để tìm hiểu bí mật đó Xi- ôn - cốp -xki đã làm gì ? ( (Xi - ôn - cốp - xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục , làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần )
 - Ông kiên trì thực hiện ước mơ đó của mình như thế nào ? ( Để thực hiện ước mơ của mình ông sống rất kham khổ .)
 - Nguyên chính giúp Xi - ôn - cốp -xki thành công là gì ? ( Vì ông có ước mơ đẹp : Chinh phục các vì sao và có quyết tâm thực hện ước mơ đó)
 - GV : Nguyên nhân đó cũng chính là ý của đoạn 2,3 ( Cho 2 HS nhắc lại )
 * Đoạn 4: 
 - Câu hỏi 4/tr 126 (GV cho HS đặt tên câu chuyện theo hình thức bỏ phiếu. GV tổng hợp ý kiến đúng nhất, cao phiếu nhất).
* GV nêu câu hỏi guíp HS tìm ý nghĩa của bài :
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (B.P).
( Cách đọc như đã nêu ở trên).
Nhấn giọng ở các từ ngữ nói về ý chí, nghị lực , khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki : nhảy qua, gãy chân, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm...
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Văn hay chữ tốt.
	Tiếng việt ( ôn ) 
Luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc
1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về người có ý chí, nghị lực.
- Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập, biết vươn lên trong cuộc sống bằng nghị lực và sự nỗ lực của bản thân.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể về người có ý chí, nghị lực.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : Giáo viên nêu yêu cầu giờ học:
HĐ2 : Định hướng nội dung ôn luyện:
- Kể một số câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có ý chí, nghị lực.
HĐ3 : Tổ chức thực hành chọn, kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể tên một số tấm gương có ý chí, nghị lực vươn lên.?
- Nêu tên một số câu chuyện về người có ý chí , nghị lực đã được nghe, được đọc?
GV hướng dẫn HS nói từng phần:
a, Giới thiệu câu chuyện:
b, Kể thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần.
GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung truyện kể
VD : Văn hay chữ tốt, Ông Trạng thả diều....
HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện.
VD : Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền...
HS nêu tên truyện trong chương trình hoặc truyện được nghe, được đọc ngoài chương trình.
- VD : Mai An Tiêm, Ông Trạng Nồi, Nâng niu từng hạt giống....
HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn.
HS tập kể chuyện theo cặp, kể chuyện trước lớp.
HS nhận xét, giúp đỡ bạn kể bằng cách đặt câu hỏi cứu trợ (HS KG đặt câu hỏi cứu trợ trong khi bạn kể).
HS nêu ý nghĩa câu chuyện (đã học).
HS bình chọn giọng kể hay
GV giúp đỡ HS yếu kể đoạn truyện.
HSKG có thể dựng hoạt cảnh ngắn minh hoạ truyện.
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Sáng : Luỵên từ và câu.
Tiết 23: Mở rộng vốn từ : ý chí – Nghị lực (SGK tr/118).
1.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, hệ thống và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Rèn kĩ năng thực hành, giải nghĩa từ, tìm từ , đặt câu, hiểu sâu hơn nghĩa của các tự thuộc chủ điểm.
- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.
2.Chuẩn bị: Bảng nhóm cho bài tập 1.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra: - Tính từ là những từ như thế nào? Cho VD minh hoạ tính từ thể hiện tích chất, mức độ của đặc điểm , tính chất ?
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (qua chủ điểm đang học).
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 127.
Bài 1 : Tìm các từ : ...SGK/tr127.
GV đưa bảng nhóm cho hai nhóm HS, HS còn lại làm trong VBT, cùng chữa bài, GV ghi lại các từ lên bảng.
GV cho HS giỏi nêu nghĩa của một số từ.
Bài 2 : Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1 (GV cho HS thực hành kết hợp với bài tập 1).
HS KG nêu từ loại của từ.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
GV cho HS làm bài trong vở, chữa bài, đọc đoạn văn, sử lỗi dùng từ, đặt câu, nỗi về nội dung.....
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế, những tấm gương giàu ý chí, nghị lực vươn lên.
 - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 12: Người tìm đường lên các vì sao (SGK tr 116)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn trích : “Từ nhỏ ...trăm lần” trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr .
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Nhắc lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài?
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại.
 Từ : Xi-ôn-cốp-xki , non nớt, nảy ra.
...............(theo yêu cầu của HS)
GV đọc cho HS viết bài .
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a + Bài 3a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm từ theo yêu cầu củađề bài, chuẩn bị khoảng 2 phút, tham gia thi tìm từ theo hình thức thi hỏi đáp nhanh, tìm từ tiếp sức theo nhóm.
GV có thể cho HS đặt câu với một trong các từ láy tìm được.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
..bay lên các vì sao.
- ..viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận ...giữa các tiếng trong từng bộ phận được nối với nhau bằng dấu gạch ngang.
HS viết từ trên bảng lớp, bảng con, giải nghĩa từ.
VD: non nớt (từ láy - tính từ) .
2a - lỏng lẻo, lủng liểng, long lanh, lấp lánh, lung linh, lập lờ...
2a- não nề, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi...
3a -nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối (lạc hướng)
HSG nêu hoàn cảnh sử dụng các từ láy trên. VD : nông nổi : chỉ tính cách...
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Chiếc áo búp bê.
Chiều: Tiếng việt
Luyện viết bài : Văn hay chữ tốt
I/ Mục tiêu : 
HS viết đúng , đẹp đoạn 2,3 của bài vân hay chữ tốt.
Rèn cho HS kĩ năng nghe viết thành thạo.
Giáo dục cho HS có ý thức tự giác học tập, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II/ Nội dung bài dạy :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 - Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết vào bảng con: (Lê- ô- nác - đô, Vin – xi, Vê – rô- ki - ô. )
 2.Hướng dẫn HS luyện viết từ khó.
 - Gọi 1 HS đọc đoạn viết .
 - Hướng đẫn HS viết một số từ khó : 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con ( Cao Bá Quát, nào ngờ, dốc sức.)
 - Gọi HS nhận xét – GV nhận xét chữa bài.
 3.Học Sinh viết bài vào vở. ( GV đọc – HS nghe- viết )
 4 . HS đổi vở soát lỗi chính tả.
5. GV chấm bài – nhận xét cho điểm
III/ Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học , dặn về nhà luyện viết Đoạn 2 của bài vào vở rèn chữ viết. 
	Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện
Tiết 12: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (SGK/ tr 128).
1.Mục tiêu: - HS chọn được một câu chuyện về tinh thần vượt khó vươn lên. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thực, nghe và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết sống có ý chí, nghị lực.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề .
HS : Ghi chép nội dung có liên quan đến truyện kể.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trớc.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
 HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dới từ ngữ quan trọng.
 HS đọc lại đề bài, phân tích yêu cầu của đề : Kể lại một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần vượt khó.
 HĐ 2 : Gợi ý kể chuyện:
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Chuyện đó là của ai?
- Nêu các hướng xây dựng cốt truyện?
GV cho HS KG nói mẫu từng phần.(SGK/tr 128).
- Đặt tên cho câu chuyện?
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành kể chuyện.
GV cho HS KG kể mẫu trước lớp, HS phát hiện hướng phát triển câu chuyện của bạn kể.
GV hướng dẫn HS TB – yếu nói từng phần dựa trên dàn ý đã chuẩn bị
HS nghe, học tập cách kể.
HS thực hành tập kể chuyện .
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về ý chí , nghị lực vươn lên.
GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện:
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS thi kể chuyện, bình chọn câu chuyện hay, chân thực...
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Chuẩn bị bài sau : 
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Sáng : 
Tập làm văn
Tiết 23: 	 Kể chuyện ( trả bài - SGK /tr 130)
1. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, khuyết điểm trong mỗi bài làm, biết sửa lỗi trong bài.
- Rèn kĩ năng thực hành, nghe, phân tích và sửa lỗi.
- Giáo dục ý thức thi đua , vươn lên trong học tập.
2.Chuẩn bị : Hệ thống kết quả bài làm của học sinh.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước.
B. Nội dung chính :
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài.
b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm :
c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi.
GV cùng HS sửa lỗi :
- Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo trong bài, đọc chỗ mắc lỗi.
- Nêu nội dung từng phần?
- Tham gia chữa lỗi chung.
- Tự chữa lỗi của bài làm.
- Đổi bài cho bạn để cùng chữa lỗi .
GV cho HS nói lại từng phần của bài văn kể chuyện sau khi đã sửa lỗi.
*Lỗi dùng từ : tôi - em
** Lỗi ngữ pháp : VD : Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt. Thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra , ông đã qua đời.
***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của
HS tiết trước)
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị bài sau :Ôn tập văn kể chuyện.
Luyện từ và câu
Tiết 24: Câu hỏi và dấu chấm hỏi (SGK tr/ 131).
1.Mục tiêu: - HS hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu hỏi.
- Rèn kĩ năng thực hành : xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 SGK/ tr 31.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Chấm, chữa bài tiết trước. 
GV cho HS nhắc lại hệ thống các từ đã học thuộc chủ điểm, đặt một câu...
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 131.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS làm việc cá nhân đọc và ghi lại các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
GV ghi lại các câu đó lên bảng.
- Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai? (thảo luận).
- Nêu nội dung hỏi (HS KG).
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 131.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 131.
III – Thực hành :
Bài 1 : Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng theo mẫu.
GV cho HS làm trong vở bài tập , nêu từng câu, phân tích theo nội dung có trong bảng.
HS KG thực hiện thêm yêu cầu nêu nội dung hỏi.
Bài 2 : Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt . Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về nội dung liên quan đến từng câu.
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, báo cáo trước lớp.
Bài 3 : Em hãy đặt một câu để tự hỏi mình. 
HS KG làm mẫu.
GV cho HS làm trong vở, nêu câu hỏi.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
Câu 1 + 2 : - Vì sao quả bóng không cánh mà vẫn bay được? ( câu hỏi của Xi-ôn-cốp-xki – tự hỏi mình).
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? (câu hỏi của bạn Xi-ôn-cốp-xki – hỏi Xi-ôn-cốp-xki).
Câu 3 : - Dấu hiệu nhận biết câu hỏi : từ để hỏi vì sao, thế nào và dấu hỏi chấm kết thúc mỗi câu.
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành theo hướng dẫn của GV.
VD : Thưa chuyện với mẹ : - Con vừa bảo gì ?
( Câu hỏi của mẹ - để hỏi Cương - từ để hỏi : gì ).
VD : Hai bàn tay : - Anh có yêu nước không ? (câu hỏi của Bác Hồ – hỏi bác Lê - từ để hỏi : không ).
VD : Chi tiết : Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi huyện đường.
- Ai sai lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường?
- Vì sao bà cụ bị đuổi ra khỏi huyện đường ?
HS thực hiện yêu cầu của GV :
- Mình đã gặp cô ấy ở đâu nhỉ ?
- Bài toán này mình đã học chưa nhỉ?
- Tại sao mình thường bị điểm kém môn Chính tả nhỉ?
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa của câu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi? Cho VD minh hoạ?
- Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài :Luyện tập về câu hỏi 
Chiều :
TIếng việt( ÔN )
 Luyện tập : Tính từ
1.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố và hệ thống kiến thức đã học về tính từ, vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập xác định tính từ, mức độ của tính từ, đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng tính từ. 
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Sách bài tập trắc nghiệm 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: ( kết hợp trong lúc ôn luyện ).
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B.Nội dung chính:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện.
- Tính từ là những từ nh thế nào? Cho VD minh hoạ.
- Nêu các cách tạo ra các mức độ khác nhau của tính từ?
- Vận dụng thực hành các bài tập xác định tính từ, xác định mức độ của tính từ, đặt câu, viết đoạn văn có tính từ.
HĐ 3 : Tổ chức thực hiện các yêu cầu, chữa bài.
Bài 1 : Điền tính từ chỉ mức độ trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau :( bài 1 – Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt /tr 68.
GV cho HS chép đoạn văn điền từ , chữa bài.
Bài 2 : Phân nhóm các tính từ theo các mức độ đã học.
- Nêu cách tạo ra các tính từ chỉ mức độ đó ?
- Nêu ví dụ trong mỗi trường hợp nêu trên?
Bài 3 : Đặt câu với mỗi tính từ chỉ mức độ nêu trên.
GV cho HS đặt câu với một trong các từ trên (làm miệng).
Bài 4 : Viết một đoạn nói về một người em yêu quý trong đó có sử dụng các tính từ, chỉ rõ các tính từ có trong bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, thực hành.
- ..từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật , của hoạt động, của trạng thái...
VD : nhanh nhẹn ( tác phong), thật thà ( tính nết ).
VD : Dáng đi của cô ấy thể hiện một con người nhanh nhẹn.
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành, chữa bài.
Bài 1 : ..rất quý...rộ nhất....thoang thoảng...thơm đậm.
HS KG nêu nội dung đoạn văn : Miêu tả hương thơm ngất ngây , quyến rũ của hoa ngọc lan.
Bài 2 :
Tính từ ở mức độ thấp
Tính từ ở mức độ cao
Cay cay, đo đỏ, nho nhỏ, vui vui..
Thơm phức, cao vút, trắng tinh....
VD : - Cánh hồng nho nhỏ rung rinh trước gió reo vui.
VD : Mẹ là người em yêu quý nhất. Mẹ luôn giành cho em sự quan tâm, săn sóc chu đáo, ân cần. Mái tóc của mẹ đen mượt và dài gần chấm gót, Giọng nói của mẹ ấm áp, ngọt ngào....
C .Củng cố, dặn dò: - HS nêu các tính từ theo cặp. – HS đặt câu có tính từ đó. VD : dịu dàng : Cô giáo em có giọng nói dịu dàng
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 24: Ôn tập văn kể chuyện (SGK /tr 132)
1. Mục tiêu: - Củng cố lí thuyết về văn kể chuyện, biết kể một câu chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện theo đề tài cho trước.
- Rèn kĩ năng thực hành, kể chuyện đảm bảo nội dung , thể hiện đúng vai nhân vật trong truyện, nghe, nhận xét nội dung và cách kể chuyện của bạn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Ghi sẵn 3 đề văn trong bài 1.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập, chữa bài.
Bài 1 : Cho ba đề bài sau:....(SGK/tr 132).
- Đề nào trong ba đề trên thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao? (thảo luận theo cặp).
Bài 2 : Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau:
GV cho HS nêu tên các đề tài, chọn câu chuyện theo từng đề tài, chuẩn bị khoảng 5 phút để nhớ và ghi lại các sự việc chính trong bài, kể trước lớp. 
Bài 3 : Trao đổi với các bạn cùng tổ , lớp về câu chuyện em vừa kể ( Kết hợp thực hành cùng bài tập 3).
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành theo yêu cầu của GV.
Đề bài 2 thuộc thể loại văn kể chuyện vì đề bài yêu cầu kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể : có nhân vật, có cốt truyện...
HS nêu tên các đề tài và các câu chuyện tương ứng với các đề tài ấy.
VD : * Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè : Chiếc áo rách, Mười năm cõng bạn đi học....
* Chiến thắng bệnh tật : Đôi bàn chân kì diệu.
VD : Truyện : Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca .
Nhân vật : an-đrây-ca : trung thực, nghiêm khắc với bản thân, biết yêu thương, kính trọng ông
C.Củng cố, dặn dò :- Nhận xét giờ học .- Kể chuyện cho cả nhà nghe.
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 13, đề ra phương hướng hoạt động tuần 14.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh .
2. Nội dung: 
a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Đội ngũ cán sự môn đã tổ chức hoạt động tự học, tự quản tốt, kiểm tra được các thnàh viên trong lớp bảng nhân , chia đã học.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập.
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học trong lúc công trình xây dựng đang thi công.
* Tồn tại:
- Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : 
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số HS chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như :
 b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13. Hoang Thi Nam.doc