Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Phan Tuấn Kiệt

Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Phan Tuấn Kiệt

TUẦN 1

TIẾT 1

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Yêu cầu:

 1.Kiến thức : Học sinh đọc đúng từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn lộn.

 +Biết cách đọc bài theo diễn biến của từng nhân vật trong truyện.

 2. Đọc đúng với nội dung truyện.

 3.Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.

II.Chuẩn bị:

 -Giáo viên:Các câu hỏi hướng dẫn tổ chức họat động học tập cho học sinh.

 -Học sinh:Xem bài và trả lời trước các câu hỏi ở nhà

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 202 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Phan Tuấn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức : Học sinh đọc đúng từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn lộn.
 +Biết cách đọc bài theo diễn biến của từng nhân vật trong truyện.
 2. Đọc đúng với nội dung truyện.
 3.Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.
II.Chuẩn bị:
 -Giáo viên:Các câu hỏi hướng dẫn tổ chức họat động học tập cho học sinh.
 -Học sinh:Xem bài và trả lời trước các câu hỏi ở nhà 
III.Hoạt động dạy học:
TG
HỌAT ĐỘNG DAY
HỌAT ĐỘNG HỌC
1’
4’
25’
5’
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Tốc độ đọc bài và dụng cụ học môn tập đọc .
3.Bài mới:DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.
-Giới thiệu bài: ở lớp 3 các em có dịp tìm hiể về các tấm gương tốt , lên lớp 4 các em lại có dịp tiếp xúc với các nhân vật khác nhất là nhân vật DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU mà các em được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Hướng dẫn luyện đọc :
-Gọi học sinh đọc bài trang 4 sách giáo khoa,lần lượt đọc đoạn.
-Giáo viên theo dõi cách đọc của các em
Lưu ý cách đọc phân vai :Nhà Trò,Dế Mèn.
-Giáo viên ghi bảng các từ :Nhà Trò, bọn Nhện, vặt chân ,xòe.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Qua câu chuyện em vừa đọc gồm có những nhân vật nào?
-Đoạn đầu sự việc diễn ra như thế nào?
-Đoạn 2:Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
-Bọn Nhên ăn hiếp Nhà Trò như thế nào?
-Những lời nói và cử chỉ nào nòi lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
 Trong quá trình tìm hiểu giáo viên giải nghĩa một số từ trong sách giáo khoa như: cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thăm, lương ăn, ăn hiếp , mai phục.
 Giáo viên hướng dẫn rút ra ý chính và ghi lên bảng.
Hỏi học sinh tại sao em thích hình ảnh nhân hóa đó?
4.Củng cố:
 Qua câu chuyện em thích nhân vật nào?tại sao em thích nhân vật đó?
 Nội dung bài noí về điều gì ?
Giáo dục các em qua tấm lòng nghĩa hiệp của nhân vật và ra tay giúp đỡ bạn bè.
-Gv nhận xét-đánh giá
5-Dặn dò:
 Dặn về nhà đọc bài và xem bài tiếp theo .
"MẸ ỐM"
 Giáo viên nhận xét tiết học .
Tổ chức cho học sinh hát vui.
-Hïs sinh đọc vài em
-Học sinh đọc bài theo thứ tự ,đọc đoạn.
-Học sinh nhận xét về cách đọc bài của các bạn.
-Nhà Trò, Bọn Nhện, Dế Mèn.
-Sự gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò 
-Hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn ...
-Bọn Nhện chăng tơ ngan đường đe bắt em,vặt chân,vặt cánh, ăn thịt em.
-Dế Mèn bảo Nhà Trò :Tôi xòe hai càng...bọn Nhện.
Học sinh nhắc lại ý chính của bài.
Học sinh tìm các hình ảnh nhân hóa trong bài.
TIẾT 2
MẸ ỐM
I.Mục tiêu :
 -Đọc lưu lóat trôi chảy bài đọc 
 +Đọc dúng diễn cảm vần thơ 
 -Có kĩ năng thể hiện đúng nhịp điệu bài thơ, nhẹ nhẹ nhàng, tình cảm; nêu được ý nghĩa của bài thơ :Tình cảm yêu thương sâu sắc ,sự hiếu thảo lòng biết ơn của bạn nhỏ đối người mẹ ốm.
 -Học sinh thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị:
 -Giáo viên:Các câu hỏi hướng dẫn tổ chức họat động học tập cho học sinh,viết sẵng bài thơ trên bảng lớp.
 -Học sinh:Xem bài và trả lời trước các câu hỏi ở nhà 
III.Hoạt động dạy học:
TG
HỌAT ĐỘNG DAY
HỌAT ĐỘNG HỌC
1’
4’
25’
4’
1’
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh trả bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Giáo viên nhận xét quá trình trả bài của học sinh và ghi điểm.
3.Bài mới:MẸ ỐM
-Giới thiệu bài: Người ta thường nói : “Bà con xa không bằng láng giềng gần”nó thể hiện sự đùm bọc chia sẻ của xóm làng. Trần Đăng Khoa đã thể hiện được nội dung nói về điều đó qua bài mẹ ốm .
* Hướng dẫn luyện đọc:
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
-Giáo viên sửa cách phát âm, đọc lại từ khó đọc (giáo viên ghi bảng )
-Yêu cầu vài em đọc phần chú thích :cơi trầu, y sĩ, ....và giáo viên giải thích một số từ khó .
Đọc bài đọc theo nhóm đôi.
-Giáo viên đọc lại mẫu lần nửa
-Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu-Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Sự quan tâm săn sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
-Học sinh đọc thầm đoạn thơ và trả lời câu hỏi :mhững chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ với mẹ?
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài thơ 
4.Củng cố:
Học sinh nhắc lại nội dung bài học 
Giáo dục tình thương đối với mẹ
-G v nhận xét - đánh giá
5.Dặn dò ,nhận xét :
Về học thuộc lòng bài thơ 
Giáo viên nhận xét tiết học .
Chuẩn bị:"DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)"
Hát vui 
-Lần lượt 3 học sinh trả bài và trả lời câu hỏi 1 ,2,3, trong sách giáo khoa.
Học sinh nhắc và ghi tựa bài vào vở 
Mỗi em đọc môt đoạn , đọc nối tiếp nhau theo tổ trong lớp.
Học sinh đọc và ngắt đoạn sau :
Lá trầu khô / giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại /trên đời bấy nay .
Cánh màng/ khép lỏng cả ngày
Ruộng vường vắng mẹ /cuốc cày sớm trưa.
-Học sinh đọc thầm chuẩn bị trả lời câu hỏi.
-Những câu thơ cho biết mẹ bị ốm :Lá trầu khô giữa cơi trầu ý nói mẹ ốm không ăn được .Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được , ruộng vườn vắng mẹ không ai làm.
-Cô bác làng xóm đến thăm người cho trứng , người cho cam , anh y sĩ mang thuốc vào .
-học sinh trả lời trong khổ thơ 
-Hs nêu
TUẦN 2
TIẾT 3
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tt ).
 I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ: chóp bu, nặc nô, có của ăn của để, văn tự. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm, bênh vực Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.
	2. Kỹ năng : Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật.
 3. Thái độ : Hs biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
 II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
HS : SGK.
 III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
25’
1’
10’
10’
5’
4’
1’
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : Mẹ ốm
Yêu cầu 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
 Giới thiệu bài :
	Trong bài đọc lần trước, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn ghe về sự ức hiếp của nhà Nhện, về tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn Nhện, cứu giúp Nhà Trò.
GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP : Đàm thoại, thực hành, giảng giải, trực quan.
GV đọc mẫu toàn bài + tranh.
Chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  hung dữ.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
Hướng dẫn Hs luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp giải nghĩa từ.
	+	Luyện đọc các từ ngữ khó phát âm.
	+ 	Hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu các câu văn sau (bảng phụ).
 GV nhận xét cách đọc.
GV yêu cầu giải nghĩa các từ: chóp bu, nặc nộ, có của ăn của để, văn tự.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
PP: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận. 
Đoạn 1:( Hoạt động cá nhân)
Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
GV chốt: Để bắt được 1 kẻ nhỏ bé và yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí như thế là rất kiên cố và cẩn mật.
 Đoạn 2: ( Hoạt động nhóm) 
Chia nhóm – giao việc – thời gian thảo luận.
	+ Dế Mèn đã làm cách nào để Nhện phải sợ?
	+ Dế Mèn đã làm cách nào để nhận ra lẽ phải?
GV nhận xét – chốt: Qua hành động của Dế Mèn đối vớ bọn Nhện cho thấy Dế Mèn căm ghét áp bức bất công, giúp đở bệnh vực những người bất hạnh yếu đuối như chị Nhà Trò, là người có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Vậy các em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng? Vì sao?
GV liên hệ giáo dục.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, hỏi đáp.
GV hướng dẫn cách đọc:
+	Lời nói của Dế Mèn đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh.
+	Những câu văn miêu tả kể chuyện: giọng đọc phù hợp với từng văn cảnh, từng chi tiết.
 4: Củng cố
Đọc phân vai: người dẫn chuyện, Dế Mèn.
Em đã học tập được điều gì ở Dế Mèn?
Gv nhận xét - đánh giá
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Chuẩn bị: TRUYỆN CỔ NƯƠC MÌNH
-Nhận xét tiết học.
 Hát 
HS đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi1-2-3
Lớp nhận xét – bổ sung.
Hoạt động lớp, nhóm đôi
HS lắng nghe + quan sát.
HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn ( 2 lượt )
HS luyện đọc: lủng củng, nặc nộ, co rúm, béo múp béo míp, xúy xóa, quang hẳn.
HS dùng gạch / đánh dấu ngắt nghỉ hơi, gạch dưới từ cần nhấn mạnh.
Từ trong hốc đá, / một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra  Nom cũng đanh đá, / nặc nộ lắm. //
	Tối qua phắt lưng, / phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ Nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đắt như cái chày giã gạo. // Tôi thét : /
Cớ sao các ngươi có của ăn của để, / béo múp béo míp mà cứ cố tình đòi một tí teo nợ đã mấy đời rồi? //
Vài HS luyện đọc các câu trên.
HS đọc nối tiếp (nhóm đội)
HS đọc từng đoạn (1 lượt)
2 HS đọc cả bài.
HS đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của các từ đó.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
HS đọc thầm _ Trả lời câu hỏi.
	+ Bọn Nhện chăng tơ kín n ...  giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện: giọng Trạng Quỳnh (lễ phép, câu cuối truyện đọc nhẹ nhàng nhưng hàm ý răn bảo hóm hỉnh); giọng chúa Trịnh (phàn nàn lúc đầu, sau háo hức hỏi món ăn vì đói quá, cuối cùng ngạc nhiên, vui vẻ vì đượcăn ngon).
b. Tìm hiểu bài.
Gợi ý trả lời các câu hỏi.
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn “mầm đá” ? - Trạng 
-Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? 
-Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? Vì sao?
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? 
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? :
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- Một tốp 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai (người dẩn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh). GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc lời nhân vật và thể hiện biểu cảm (theo gợi ý ở phần luyện đọc). 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai
 4-Củng cố:
-Nêu nội dung chính của bài
-Gv nhận xét đánh giá
5-Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại truyện vui trẹn cho người thân. 
Chuẩn bị:ÔN TẬP HK2
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung bài.
- HS lặp lại tựa bài.
- HS đọc 2 – 3 lượt
- HS quan sát tranh.
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
- Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.
- Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
-Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
Trạng Quỳnh rất thông minh. / Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa. / Trạng Quỳnh rất hòm hỉnh. )
-Hs đọc thầm bài
-Luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu nội dung bài
TUẦN 35
TIẾT 69
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
Tiết 1
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). 
	Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.)
	2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập Hai (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí): 
	+ 12 phiếu. Trong đó: có 7 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 	+ 7 phiếu – mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu 
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT 2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35:Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong năm học.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra TĐ và HTL. (khoảng 1/6 số HS trong lớp)
GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lý để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau: 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. 
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào không đọc đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau.
3. Bài tập 2 (Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Khám phá thế giới” và “Tình yêu cuộc sống”).
- HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc các em lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ thuộc 1 trong 2 chủ điểm (Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống); giao cho 1/2 số HS trong lớp tổng kết nội dung chủ điểm Khám phá thế giới, số còn lại – chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
- GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm thi làm bài (mỗi nhóm 4 HS). Để tốc độ làm bài nhanh, nhóm trưởng có thể chia cho mỗi bạn đọc và viết về 2 bài TĐ thuộc 1 chủ điểm. 
- Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. Tổ trọng tài và GV nhận xét theo các yêu cầu: nội dung ghi ở từng cột (có chính xác không?), lời trình bày (có rõ ràng, mạch lạc không?).
Bảng kết quả: 
Khám phá thế giới
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Đường đi Sapa
NGUYỄN PHAN HÁCH
Văn xuôi
Ca ngợi cảnh đẹp Sapa, thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp đất nước.
2
Trăng ơi  từ đâu đến?
TRẦN ĐĂNG KHOA
Thơ
Thể hiện tình cảm gắn bó với trăng, với quê hương, đất nước.
3
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
HỒ DIỆU TẦN, ĐỖ THÁI
Văn xuôi
Ma-gien-lăng cùng đoàn thuỷ thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
4
Dòng sông mặc áo
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Thơ
Dòng sông duyên dáng luôn đổi màu – sáng, trưa, chiều, tối – như mỗi lúc lại khoác lên mình một chiếc áo mới.
5
Ăng-co-vát
Sách NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI
Văn xuôi
Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng-co-vát, Cam-pu-chia.
6
Con chuồn chuồn nước
NGUYỄN THẾ HỘI
Văn xuôi
Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, thể hiện tình yêu đối với quê hương.
Tình yêu cuộc sống 
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Vương quốc vắng nụ cười
TRẦN ĐỨC TIẾN
Văn xuôi
Một vương quốc rất buồn chán, có nguy cơ tàn lụi vì vắng tiếng cười. nhờ một chú bé, nhà vua và cả vương quốc biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi.
2
Ngắm trăng, Không đề 
HỒ CHÍ MINH
Thơ
Hai bài thơ sáng tác trong hai hoàn cảnh rất đặc biệt đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ. 
3
Con chim chiền chiện 
HUY CẬN
Thơ
Hình ảnh Con chim chiền chiện bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.
4
Tiếng cười là liều thuốc bổ 
Báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Văn xuôi
Tiếng cười, tính hài hước làm cho con người khoẻ mạnh, sống lâu hơn.
5
Aên “mầm đá”
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Văn xuôi
Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa.
4. Củng cố:
 -Nêu lại nội dung chính từng bài
 -Gv nhận xét đánh giá
 5-Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
-Chuẩn bị:KTHK2
TIẾT 70
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
BÀI KIỂM TRA ĐỌC 
A. Đọc thầm (30 phút)
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon.
Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh. 
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng lên trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch. 
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thất địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắc to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thất tôi phát khiếp, nhảy ào xuống biển bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng tàu chiến một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút. 
Khỏi phải nói nhà vua mừng thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng 3 tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã ký một hoà ước lâu dài.
	Theo J.XUÝP
	Đỗ Đức Hiểu dịch.
B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG.
	1. Nhân vật chính trong đoạn trích tên gì? 
	a. Li-li-pút.
	b. Gu-li-vơ
	c. Không có tên.
	2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Li-li-pút, Bli-phút.
	3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Cả hai nước. 
	4. Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”?
	a. Vì thấy người lạ. 
	b. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
	c. Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắc.
	5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước , Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút? 
	a. VÌ Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.
	b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
	c. Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
	6. Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây? 
	a. Hoà nhau.
	b. Hoà tan.
	c. Hoà bình.
	7. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì? 
	a. Câu kể. 
	b. Câu hỏi. 
	c. Câu khiến.
	8. Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ? 
	a. Tôi.
	b. Quân trên tàu.
	c. Trông thấy tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc hoan chinh.doc