Giáo án Tập đọc 4 - Học kì II năm 2010

Giáo án Tập đọc 4 - Học kì II năm 2010

I.MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 *GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 49 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Học kì II năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 3 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
BỐN ANH TÀI 
I.MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 *GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Bài cũ: Kiểm tra cuối kì I
2/ Bài mới: 
a/ Khám phá:
-GV giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4, tập 2: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. 
Yêu cầu HS xem tranh minh hoạ chủ 
điểm
Bài đọc đầu tiên của chủ điểm là bài 
Bốn anh tài , truyện đọc ca ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ & tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại làm việc nghĩa. 
b/ Kết nối:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
-Cho 1 HS khá đọc toàn bài
-GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
 Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
- GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm 6 dòng đầu truyện 
 + Sức khoẻ & tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt? 
 + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? 
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại 
+ Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
 + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
GV nhận xét & chốt ý 
c/ Thực hành:
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 + Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ngày xưa, ở bản kia  lên đường diệt trừ yêu tinh) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
d/ Vận dụng:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Về nhà kể cho người thân nghe.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người. 
-HS lắng nghe
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
HS nêu 
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
HS nghe
Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết trừ diệt cái ác.
Yêu tinh xuất hiện, bắt người & súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. 
Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng
Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
Thứ tư, ngày 5 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI 
I.MỤC TIÊU:
 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễm cảm được một đoạn thơ.
 -Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Bốn anh tài 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
-Cho 1 HS khá đọc toàn bài
 -GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các
 khổ thơ trong bài (đọc 2, 3 lượt)
 - GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1
 + Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ còn lại 
 + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
 + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
 + Bố giúp trẻ những điều gì?
 + Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 + Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ
GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em để HS tìm đúng giọng đọc bài thơ, thể hiện diễn cảm
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1, 2 khổ thơ
GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ 3, 4 cần đọc diễn cảm 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Bốn anh tài (tt) 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
HS nghe
Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ. 
Để trẻ nhìn cho rõ
Vì trẻ cần tình yêu thương & lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc
Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ 
Dạy trẻ học hành
HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
Thứ hai, ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
 BỐN ANH TÀI (tt) 
I.MỤC TIÊU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 *GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Bài cũ: Chuyện cổ tích về loài người 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét & chấm điểm
2/ Bài mới: 
a/ Khám phá:
Phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi 
sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh. 
b/ Kết nối:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
-Cho 1 HS khá đọc toàn bài.
 -GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
 - GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
 -GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai & đã được giúp đỡ như thế nào?
 + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
 + Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
 + Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
c/ Thực hành:
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn 
 -Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cẩu Khây hé cửa  đất trời tối sầm lại) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
d/ Vận dụng:
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn. 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả trận đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
HS nêu
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
HS nghe
Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
HS thi kể lại 
Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ & tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó phải quy hàng. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu: Câu chuyện này ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Thứ t ... ặt câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã được học?
GV phát phiếu cho 3 HS
GV nhận xét, kết luận 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Chuẩn bị bài: Ôn tập GK II (tiết 3) 
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn
Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy. 
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 
1 HS đọc nội dung BT2
HS trả lời 
HS làm bài cá nhân
3 HS làm bài trên phiếu dán kết quả bài làm trên bảng.
Cả lớp nhận xét
Chính tả
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Mức đọ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Nghe - viết đúng CT (tốc độ khoảng 85 chữ/15phút) ; không mắc quá năm lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ lục bát.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL (như tiết 1) 
Phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính của các bài tập đọc này
GV viết tên bài lên bảng lớp:
Sầu riêng, Chợ Tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá. 
GV nhận xét, tính điểm thi đua theo các tiêu chí:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
GV chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải, mời 1 – 2 HS đọc bảng kết quả 
Hoạt động 3: nghe – viết 
GV đọc bài thơ Cô Tấm 
GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ lục bát; cách dẫn lời nói trực tiếp (Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần”); tên riêng cần viết hoa (Tấm); những từ ngữ mình dễ viết sai (ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na) 
Bài thơ nói lên điều gì? 
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Nhắc HS xem trước các tiết MRVT thuộc 3 chủ điểm đã học trong sách Tiếng Việt 4, tập hai để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau. 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu)
HS trả lời
HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc tên bài
HS đọc thầm các bài tập đọc trên, suy nghĩ, trao đổi theo cặp
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét
1 – 2 HS đọc lại kết quả đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
 HS theo dõi trong SGK
HS xem tranh minh hoạ, đọc thầm lại bài thơ 
Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 
Thứ tư, ngày 24 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 	 Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Người ta là hoa 
 đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2) ; Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo 
 chủ điểm đã học để tạo thành cụm từ rõ ý (BT3).
II.CHUẨN BỊ:
1 số phiếu đã kẻ bảng để HS các nhóm làm BT1, 2
Bảng phụ viết nội dung BT3 theo hàng ngang. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV nêu câu hỏi: Từ đầu HKII tới 
nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
GV ghi tên các chủ điểm lên bảng 
lớp, giới thiệu: Các bài học Tiếng Việt trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ, thành ngữ, tục ngữ. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ hệ thống lại vốn từ ngữ, luyện tập sử dụng các từ ngữ đó. 
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1, 2 
GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 7 phút
Sau khi nghe hiệu lệnh của GV, các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp
Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 3
(Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống) 
GV: ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa. 
GV mở bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập, mời 3 HS lên bảng làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
HS nêu 
 HS đọc yêu cầu của bài tập 1
HS mở SGK, tìm lời giải các bài tập trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng.
Các nhóm HS làm việc
Các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp
Mỗi nhóm cử 1 HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn. Cách chấm: đọc thành tiếng từ ngữ thuộc từng chủ điểm, từ nào không thuộc chủ điểm, gạch chéo bên cạnh, ghi tổng số từ đúng dưới từng cột.
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập
HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bảng phụ, mỗi em 1 ý 
Cả lớp nhận xét 
Kể chuyện
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 5)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Mức đọ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập 1
Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Bài tập 2
(Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm) 
Yêu cầu HS nói tên của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm
GV nhắc HS những việc cần làm để thực hiện bài tập: Đọc thầm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người quả cảm ghi những điều cần nhớ vào bảng. 
GV chia lớp thành các nhóm
GV dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu)
HS trả lời
HS đọc yêu cầu của bài
HS nói tên, số trang của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm này
HS làm việc theo nhóm 3
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét
1 – 2 HS đọc lại kết quả đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai làm gì ? (BT1).
-Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu đã học (BT3).
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1) 
1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1
1 tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1
GV nhắc HS xem lại các tiết LTVC có 3 kiểu câu kể để lập bảng phân biệt đúng.
GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm HS làmbài. 
GV nhận xét, chốt lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 2
GV gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu (dùng để làm gì) 
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập bài tập 3
GV nhắc HS: Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly, các em cần sử dụng:
+ Câu kể Ai là gì để giới thiệu & nhận định về bác sĩ Ly.
+ Câu kể Ai làm gì để kể về hành động của bác sĩ Ly.
+ Câu kể Ai thế nào để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.
GV nhận xét 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS thử làm bài luyện tập ở tiết 7, 8
1 HS yêu cầu BT2
HS làm bài theo nhóm. Nhóm trưởng có thể giao cho mỗi bạn viết về một kiểu câu kể, rồi điền nhanh vào bảng so sánh 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm bài. 
Cả lớp nhận xét. 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài theo nhóm đôi 
HS phát biểu ý kiến 
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
HS nghe hướng dẫn
HS viết đoạn văn
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp 
Cả lớp nhận xét
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GKII
ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
..
Luyện từ và câu
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GKII
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC LOP 4 HKII A.doc