TẬP ĐỌC : KÉO CO
I. MỤC TIÊU :Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ phát huy( trả lời được câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài TĐ SGK/154.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TUẦN 16: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 TẬP ĐỌC : KÉO CO I. MỤC TIÊU :Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. - Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ phát huy( trả lời được câu hỏi SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài TĐ SGK/154. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Kiểm tra 5’ - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. * GV nhận xét, ghi điểm. HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc 10’ - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. Đoạn 1 : Kéo co ... bên ấy thắng. Đoạn 2 : Hội làng Hữu Trấp ... người xem hội. Đoạn 3 : Làng Tích Sơn ... thắng cuộc. - Gọi HS đọc phần chú giải. - 1 em đọc. - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. b) Tìm hiểu bài 12’ - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ? + Giới thiệu cách chơi kéo co. + Em hiểu cách chơi kéo co ntn ? + HS nối tiếp trình bày - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? + Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt ... tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem. - Gọi HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? + Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. + Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa ? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ? + Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. + Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? + Những trò chơi dân gian : đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà ... - Nội dung chính bài là gì ? - Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. - Ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại. c) Đọc diễn cảm. 8’ - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. - Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc. - Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài. - HS thi đọc. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 5’ - Hỏi : Trò chơi kéo co có gì vui ? - Nhận xét tiết học. Bài sau : Trong quán ăn “Ba cá bống”
Tài liệu đính kèm: