Giáo án Tập đọc 4 năm 2013 - Một người chính trực

Giáo án Tập đọc 4 năm 2013 - Một người chính trực

Tiết 2 TẬP ĐỌC

 Một người chính trực

 (Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của các nhân vật trong bài.

- Luyện phát âm những tiếng có âm đầu l/n : nổi tiếng, Long Xưởng, triều Lí, Long Cán, giúp nước,

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Giáo dục tính trung thực, thật thà cho HS.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức về bản thân và tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

Tranh minh hoạ như SGK, bảng phụ

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 năm 2013 - Một người chính trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
Tiết 2 Tập đọc
 Một người chính trực
 	 (Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của các nhân vật trong bài.
- Luyện phát âm những tiếng có âm đầu l/n : nổi tiếng, Long Xưởng, triều Lí, Long Cán, giúp nước,
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Giáo dục tính trung thực, thật thà cho HS.
- Rèn kĩ năng tự nhận thức về bản thân và tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy- học : 
Tranh minh hoạ như SGK, bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. KTBC: 4’
- Gọi HS đọc nối tiếp bài: “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi SGK.
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét
2. Bài mới : 34’
a-Giới thiệu bài 
- Treo tranh giới thiệu.
- Ghi tên bài.
- HS nghe, quan sát
b- Luyện đọc và tìm hiểu bài.
*Luyện đọc:
- Y/C học sinh chia đoạn GV chốt:
 Đ1: Từ đầu đến Cao Tông
 Đ2: Tiếp .-> được
 Đ3: Còn lại 
- GV nêu khái quát giọng đọc 
- Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Sửa lỗi phát âm sai.
- HS chia đoạn 
-HS theo dõi
-3 HS đọc nối 3 đoạn
-HS nêu từ khó và luyện đọc 
* Tìm hiểu bài:
- Ghi từ ngữ cần luyện đọc: Long Xưởng, nổi tiếng, Long Cán, giám nghị đại phu, di chiếu,
-YC HS luyện đọc trong nhóm 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 
- Đọc mẫu toàn bài, nêu cách đọc.
*Đoạn 1:
-Luyện đọc từ khó.
-Đọc phần chú giải SGK
-Luyện đọc trong nhóm 
-3 HS đọc trước lớp 
 -HS nghe 
-HS đọc đoạn 1&TLCH.
- Hỏi: Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
- Tô Hiến Thành làm quan Triều Lý.
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông thể hiện ntn?
- Không nhận vàng, bạcđể làm sai di chiếu của Vua.
- ý của đoạn 1 nói gì?
*ý 1: Kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành
- Kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành
 *Đoạn 2:
-HS đọc &TLCH.
- Khi Tô Hiến Thành bị ốm, ai là người thường xuyên đến chăm ông?
- Quan Tham Tri chính sự ngày đêm hầu hạ, 
- Còn Giám Nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm
- ý của đoạn 2 nói gì?
*ý 2: Tô Hiến Thành bị ốm Vũ Tán Đường hầu hạ.
-> Tô Hiến Thành bị ốm Vũ Tán Đường hầu hạ
*Đoạn 3:
-HS đọc đoạn 3 và TLCH
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông đã thể hiện ntn? 
- Ông cử người tài ba giúp nước, chứ không cử người ngày đêm hầu hạ ông.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
Đoạn 3 kể chuyện gì?
*ý 3: Tô Hiến Thành tiến cử người tài giúp nước.
-Nội dung của bài nói gì?.
- Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước, giúp dân vì ông không màng danh lợi.
+Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô HiếnThành
c. Luyện đọc diễn cảm.
1HS đọc toàn bài-Nêu giọng đọc của bài
3-Củng cố- dặn dò: 2’
-HD đọc diễn cảm 1 đoạn “Một hôm.Trần Trung Tá”
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- NX, cho điểm.
- Hỏi nội dung bài học.
- NX tiết học. Bài sau: Tre Việt Nam.
- Theo dõi-Luyện đọc trong nhóm 2.
- Luyện đọc trước lớp
-3- 4 em thi đọc toàn bài ( đọc phân vai)
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Tập đọc
Tre Việt Nam
 Nguyễn Duy
I. Mục tiêu: 
 - Đọc lưu loát toàn bài, giọng diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu các câu thơ, đoạn thơ.
 - Phân biệt và đọc đúng các tiếng dễ lẫn ( l/n), từ khó: nắng nỏ, lũy thành, nòi tre, lạ thường, lưng trần, khuất mình. 
 - Hiểu ý nghĩa: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng.
- Hiểu ý nghĩa 1 số từ ngữ ở SGK: tự, lũy thành, áo cộc, nhường
- Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, tính thật thà, ngay thẳng.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh ảnh - Bảng phụ: 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1-KTBC(4 phút)
- Đọc 1 đoạn “Một người chính trực” và trả lời câu hỏi.
-Vì sao bài tập đọc lại ca ngợi người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- 2 HS đọc và TLCH
- 1 HS nhận xét
2- Dạy bài mới(33 phút)
a.Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa.
- Bức tranh vẽ gì? – GV giới thiệu về cây tre Việt Nam 
Mở SGK quan sảt và TLCH
* Luyện đọc:
- Chia đoạn: Đ1: Từ đầu .tre ơi?
 Đ2: Tiếp.lá cành
 Đ3: Tiếp.cho măng
 Đ4: Phần còn lại
- Nêu k/q giọng đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
Sửa lỗi phát âm và ngắt nghỉ cho HS.
-Dùng bút chì đánh dấu.
- 4 HS - đọc nối tiếp 2 lượt.
 Luyện đọc: tre xanh, nắng nỏ, khuất mình, bão bùng, nòi tre, lưng trần.
- Giải nghĩa thêm: áo cộc : áo ngắn
-> Nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài củ măng.
-Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ: nhịp 2/4; 2/6.
Ví dụ: Chẳng may – gãy cành rơi.
Vẫn.. gốc/ truyền
- Cho HS đọc trong nhóm
- GV đọc mẫu bài thơ
- Luyện đọc từ khó
- Giải nghĩa từ khó trong SGK
-Luyện đọc trong nhóm 
- 4 HS đọc nối tiếp lần 3
- HS nghe
* Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc thầm bài và tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
- HS đọc thầm và TLCH
- 2 câu mở đầu-> tre có từ rất lâu, từ bao giờ không ai biết
- Yêu cầu đọc tiếp nối từng khổ thơ và trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa.
- Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.
ở đâu -> cần cù
Tiểu kết: GV nêu
- Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
-Nghe.
Tre già.thân tròn của tre.
- Đọc thầm, đọc lướt toàn bài: tìm những hình ảnh về cây tre, búp tre non?
- Đọc 4 dòng cuối bài: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
-> Cả bài thơ ca ngợi điều gì?
-HS đọc thầm và TLCH
Thể hiện sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
*ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chât cao đẹp của con người Việt Nam: giầu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực, thông qua hình tượng cây tre. 
- Gọi đọc tiếp nối từng đoạn thơ.
- Hướng dẫn HS tìm ra giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn:
Nòi tre đâu chịu
Tre già măng mọc/ có gì lạ đâu
- Nối tiếp nêu
- Ghi bài.
- 4 HS đọc
-Luyện đọc cặp
-Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng. - NX, cho điểm.
- 6- 8 HS thi đọc diễn cảm và HTL
3-Củng cố,dăn dò(3 phút)
- Hỏi nội dung bài thơ.
- Qua bài học, chúng ta cần rèn luyện đức tính gì?
- NX giờ học,VN xem bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tạp đọc lớp 4 tuàn 4.doc