Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 9 đến tiết 12

Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 9 đến tiết 12

TẬP ĐỌC

TIẾT 11 : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 1 .Kiến thức:

. -Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 2.Kĩ năng:

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-drây-ca trước cái chết của ông .

 - Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 3. Thái độ:

 - HS học tập thái độ nghiêm khắc của An-đrây-ca.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh học bài đọc trong SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tiết 9 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/9
 Ngày dạy: 1/10.
TẬP ĐỌC 
TIẾT 11 : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 1 .Kiến thức:
. -Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-drây-ca trước cái chết của ông .
 - Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 3. Thái độ:
 - HS học tập thái độ nghiêm khắc của An-đrây-ca.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh học bài đọc trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1’
5’
1’
8’
12’
8’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Gà Trống và Cáo
- 3 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- GV chia đoạn 
 - GV kết hợp luyện đọc tên nước ngoài, 
- GV đọc diễn cảm bài với giọng trầm buồn, xúc động.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm Y/C đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi:
 + N1:Khi câu chuyện xảyra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
 Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào? 
 + N2: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 ý nói gì? 
 N3: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc mang về nhà?
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
 Đoạn 2 cho ta biết gì?
 N4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào?
GV kết luận: Đây cũng chính là ND chính của bài- yêu cầu HS nhắc lại. 
Hoạt động 3 :HD đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Bước vào phòng  ra khỏi nhà ” - GV đọc mẫu
GV cùng HS nhận xét- tuyên dương nhóm đọc hay.
4. Củng cố: 
 - Đặt lại tên ch chuyện theo ý nghĩa?
- Nói lời an ủi của mình đối với An-đrây-ca?
 5. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Chị em tôi
Hát 
Học sinh lên bảng đọc bài.
Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhắc lại tựa. 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà.
+Đoạn 2: phần còn lại. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp 
+ Lúc đó em 9 tuổi, sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
 + Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông em nhanh nhẹn đi ngay.
+ An-đrây-ca được các bạn chơi bóng đá rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau đó em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
 Ý đoạn 1: An –đrây-ca mải chơi quên mua thuốc cho ông.
+ An-đrây-ca thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
An-đrây-ca khóc. Bạn nghĩ rằng mình vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
 Mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn khóc nức nở dưới cây táo do ông trồng. Mãi khi lớn bạn vẫn tự dằn vặt mình.
Ý đoạn 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình. An-đrây-ca có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm phân vai theo nhóm 
Chú bé trung thực. Chú bé dũng cảm, tự trách mình .
Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn sẽ hiểu tấm lòng của bạn .
 HS nhận xét tiết học
TẬP ĐỌC 
TIẾT 12 : CHỊ EM TÔI
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 1 .Kiến thức:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em.Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình. 
 2.Kĩ năng:
 - Đọc trơn cả bài. Chú ý đọc đúng các từ ngữ dể mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 3. Thái độ:
 HS 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
12’
8’
4’
1’
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
 - Gọi 2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét- ghi điểm
3. Bài mới: 
 G V giới thiệu bài: Chị em tôi 
 Hoạt động 1:Luyện đọc: 
GV chia đoạn 
+Kết hợp rèn phát âm : tặc lưỡi, yên vị, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng, tỉnh ngộ. 
+ Kết hợp giải nghĩa từ cuối bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh,nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, sững sờ im như phỗng, cuồng phong)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm đọc thầm, và trả lời câu hỏi
 N1: Cô chị xin phép ba đi đâu?
Cô có đi học nhóm thật không?Em đoán cô đi đâu?
 N2: Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ?
 Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
Đoạn 1 cho biết điều gì?
 N3:Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Bị chị mắng cô em làm gì?
 Đoạn 2 nói về điều gì?
 N4: Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
 Cô chị đã thay đổi như thế nào?
Đoạn 3 nói về điều gì?
 - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
 - Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Hai chị em về đến nhà .. học cho nên người”.
	- GV đọc mẫu
GV cùng HS nhận xét- tuyên dương 
4. Củng cố: 
Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
Đọc lại bài và chuẩn bị bài “Trung thu độc lập”
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
HS nhắc lại tựa. 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài 3lượt.
+Đoạn 1: từ đầu đến tặc lưỡi cho qua.
+Đoạn 2: tiếp theo đến cho nên người.
+Đoạn 3: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm thảo luận nhóm-đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp
+ Cô chị xin phép ba đi học nhóm. Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay là cà ngoài đường
+ Nói dối nhiều lần, không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. Cô nói được nhiều lần như vậy vì ba vẫn tin cô.
 Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
 Ý đoạn 1: Cô chị nói dối ba nhiều lần.
 +Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt bạn, vờ làm như không thấy chị.Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
 + Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Em giả bộ ngây thơ, hỏi lại: Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sừng sững vì bị lộ.
Ý đoạn 2: Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
 + Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao lãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em.Ba biết chuyện buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động chị.
 + Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ.
Ý đoạn 3: Cô chị đã tỉnh ngộ.
Nội dung chính: Câu chuyện khuyên chúng ta không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin,sự tin tưởng, lòng quý trọng của mọi người.
+ Cô em thông minh. Cô bé ngoan. Cô chị biết hối lỗi. Cô chị biết nghe lời.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
 -Từng cặp HS luyện đọc 
 -HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhận xét tiết học
TOÁN
Tiết 9: SO SÁNH SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Gíup HS 
Nhận biết các dấu hiệu & cách so sánh các số có nhiều chữ số.
Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
2.Kĩ năng:
Biết so sánh các số có nhiều chữ số.
Xác định được số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số, số lớn nhất, bé nhất có sáu chữ số.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
15’
15’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ: Hàng và lớp
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài: 
Hoạt động1: So sánh các số có nhiều chữ số.
a..So sánh 99 578 và 100 000
GV viết lên bảng 99 578. . .100 000, yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó
 GV chốt: căn cứ vào số chữ số của hai số đó: số 99 578 có năm chữ số, số 100 000 có sáu chữ số, 5 99 578
Yêu cầu HS nêu lại nhận xét chung:
b. So sánh 693 251 và 693 500
GV viết bảng: 693 251 693 500.
GV nêu: Hai số này có số chữ số đều bằng nhau là sáu chữ số, ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau (đều là 6) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 9), ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 3), ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng trăm, ta thấy 2 < 5 nên 
693 251 < 693 500 
hay 693 251 > 693 500
GV yêu cầu vài HS nhắc lại nhận xét chung: 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tự làm bài & giải thích lại tại sao lại chọn dấu đó.
GV chấm một số vở-nhận xét.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. GV nhấn mạnh để HS nhớ là cần khoanh vào số lớn nhất trong bốn số đã cho Yêu cầu HS tự làm bài, giải thích tại sao lại chọn số đó.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài tập Y/C ta điều gì? 
GV cho HS thi đua “Ai nhanh nhất”
GV cùng HS sửa bài –nhận xét.
Bài tập 4: 
Gv cho HS cả lớp làm bài vào bảng con.
GV sửa bài- nhận xét.
4. Củng cố 
GV treo lên bảng hai tờ giấy lớn trong đó có ghi các số để so sánh.
Chia lớp thành hai đội nam & nữ, thi đua so sánh số
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu
Hát 
HS sửa bài
HS nhận xét
 HS nhắc lại tựa 
HS điền dấu & giải thích vì sao lại chọn dấu đó
HS nhắc lại: Trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn.
HS điền dấu & tự nêu cách giải thích
HS nhắc lại
Khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số), nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo
HS nêu yêu cầu bài và làm bài vào vở.
 9999 < 10000 653211 = 653211
 99999 <100000 43256 < 432510
 726585>557652 845713< 854713
HS sửa bài và nêu cách thực hiện.
HS đọc yêu cầu bài
-2 HS lên bảng khoanh tròn số lớn nhất là 902 011.
HS giải thích 
HS đọc yêu cầu bàitập 3.
HS thi đua làm bài vào phiếu và trình bày trên bảng lớp.
 2467 ;28092 ; 932018; 943567.
HS đọc Y/C bàivà làm bài vào bảng con.
a. Số lớn nhất có ba chữ số là số: 999.
 b. Số bé nhất có ba chữ số là số: 100.
 c. Số lớn nhất có 6 chữ sốlà số: 999999.
 d. Số bé nhất có 6 chữ số làsố: 100000.
Hai đội cùng thi đua

Tài liệu đính kèm:

  • docT6-tap doc.doc