Giáo án Tập đọc 4 tuần 21: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Giáo án Tập đọc 4 tuần 21: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Tuần 21

TẬP ĐỌC : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. MỤC TIÊU :

 -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.( trả lời câu hỏi sách giáo khoa).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2399Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 tuần 21: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên soạn: Bùi Thị Ánh Mai
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011
Tuần 21
TẬP ĐỌC : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. MỤC TIÊU :
	-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.( trả lời câu hỏi sách giáo khoa).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng này.
- Quan sát và lắng nghe.
Ảnh: anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt).
- HS đọc bài theo trình tự 
Đoạn1 : Trần Đại Nghĩa ... chế tạo vũ khí.
Đoạn2 : Năm 1946 ... lô cốt của giặc.
Đoạn3 : Bên cạnh những ... kĩ thuật nhà nước.
Đoạn4 : Những cống hiến ... huân chương cao quý.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, đọc toàn bài với giọng kể, rõ ràng, chậm rãi, vừa đủ nghe.
b) Tìm hiểu bài 
- GV giảng : Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho ông. Ông tên thật là Phạm Quang Lễ. Ngay từ thời đi học ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc. Tiểu sử của ông trước khi theo Bác Hồ về nước được giới thiệu ở đoạn 1.
- Lắng nghe.
+ Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào ?
Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước năm 1946.
+ Theo em, vì sao ông lại có thể rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài để về nước ?
+ Ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài để về nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Em hiểu “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì ?
... nghĩa là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
- GV giảng : Năm 1946, đất nước ta đang bị giặc xâm lăng, Trần Đại Nghĩa cũng như rất nhiều người con yêu nước đã trở về để cùng xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Đại Nghĩa được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Lắng nghe.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến ?
+ Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ?
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
- Chuyển đoạn : Giáo sư Trần Đại Nghĩa không chỉ đóng góp công sức của mình trong việc nghiên cứu và chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn mà ông còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhà nước ta đánh giá những cống hiến của ông như thế nào, các em cùng tìm hiểu qua đoạn cuối bài.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời.
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa ntn ?
+ Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1953, ông được tuyên dương anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
- GV giảng : Giải thưởng Hồ Chí Minh là phần thưởng cao quý của Nhà nước tặng cho những người có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lắng nghe.
+ Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy ?
+ Ông có được những cống hiến lớn như vậy là nhờ ông có lòng yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi.
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì ?
+ Đoạn cuối bài cho thấy Nhà nước đã đánh giá cáo những cống hiến của Trần Đại Nghĩa.
- GV giảng : Nhà nước ta đã đánh giá rất cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa. Có được những cống hiến như vậy là do ông có lòng yêu nước thiết tha, tận tụy hết lòng vì vận mệnh của đất nước, đồng thời là một nhà khoa học xuất sắc, ham học hỏi và nghiên cứu.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
c) Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm( nhấn giọng ở những từ ngữ in màu)
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Trên cương vị Cục Trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3-5 HS thi đọc.
-Học sinh nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Hỏi : Theo em, nhờ đâu giáo sư Trần Đại Nghĩa lại có những cống hiến to lớn như vậy cho nước nhà ?
-Học sinh trả lời
-GV: Chúng ta cần phải học tập và noi gương theo ông.
- Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS luôn chăm học, học tập tấm gương anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Lắng nghe và làm theo
Bài sau : Bè xuôi sông La.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an mon Tap doc lop 4 tuan 21.doc