Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 đến 28

Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 đến 28

HỌC THUỘC LÒNG : HAI BÀN TAY EM

 (Huy Cận)

 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng, nụ, nằm ngủ, lòng, siêng năng.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng vui tươi nhẹ nhàng tình cảm.

2. Đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ: ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng giăng, thủ thỉ.

- Hiểu nội dung bài thơ. Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học.

1. GV: tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn.

III. Phương pháp: Trực quan, quan sát, phân tích, giảng giải.

B. LUYỆN TẬP: Hoạt động dạy học.

 

doc 112 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 	Tập đọc- Kể chuyện
Chủ điểm măng non - Cậu bé thông minh
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
A. Phần chuẩn bị:
I. Tập đọc.
a. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: nước, hạ lệnh, vùng nọ, làng, lo, lấy làm lạ, nói, láo, lần nữa, luyện.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biét phân biệt lời của người kể, lời của nhân vật.
b. Hiểu: - Bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.
- Hiểu nội dung của câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh tài trí của 1 cậu bé.
2. Kể chuyện.
a. Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được từng đoạn và kể được toàn bộ câu truyện có kết hợp với điệu bộ, cử chỉ.
b. Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xétđược lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
1 Giáo viên: Tranh minh họa, giáo án, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. 
2 Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Phương pháp.
- Trực quan, quan sát, phân tích, giảng giải, luyện tập.
B. Hoạt động dạy học. 
 I. ổn định tổ chức: (2’). 
 II. Kiểm tra bài cũ: ( )
 III. Bài mới: (78’).
1. Mở đầu:
- Nội dung và chương trình môn tập đọc lớp 3 trong học kì I
 1. GV: Gồm có 8 chủ điểm đó là: Mái ấm, tới trường măng non, cộng đồng, quê hương, Bắc trung nam, anh em một nhà, thành thị và nông thôn mở đầu của môn Tập đọc lớp 3 là chủ điểm măng non.
2. Giới thiệu bài: Tập đọc (40’)
1. GV: Treo tranh minh họa.
- ? Bức tranh vẽ gì .
- ? Em thấy vẻ mặt cậu bé như thế nào khi nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tin không?
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy ta cùng tìm hiểu bài hôm nay “ Cậu bé thông minh”.
3. Luyện đọc.
a. Đọc mẫu:
- GV: - Đọc mẫu toàn bài .
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó.
- GV: yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu trong mỗi đoạn đến hết bài 2 lần.
- Hướng dẫn đọc từ khó , mục đích yêu cầu:
- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó.
- ? Em hãy tìm từ trái nghĩa với bình tĩnh.
- Giải nghĩa: Khi được lệnh nhà vua ban, cả làng dều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình không bối rối, lúng túng trước lệnh kỳ quặc của nhà vua.
- ? Nơi nào thì được gọi là Kinh đô.
- HD đọc đoạn 2: chú ý đọc đúng lời của các nhân vật.
Đến trước kinh đô cậu bé kêu om xòm 
- ? Em hiểu thế nào là om xòm.
- HD đọc đoạn 3: 
- Giảng từ: Sứ giả.
- ? Em hiểu sứ giả là người như thế nào.
- ? Thế nào là trong thưởng .
- GV: Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.
4.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (38’).
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1.
- ? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi.
- ? Khi nhận được lệnh của vua dân chúng trong làng như thế nào.
- ? Vì sao dân chúng lại lo sợ. Khi dân chúng trong làng lo sợ thì có 1 cậu bé bình tĩnh xin tha cho lên kinh đô gặp đức vua.
Cuộc gặp gỡ của cậu bé với đức vua như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Đọc thầm đoạn 2 các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- ? Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua.
- Khi gặp được nhà vua, cậu bé làm thế nào để nhà vua thấy lệnh của mình là vô lí
? Đức vua đã nói gì khi cậu bé nói điều vô lí ấy.
- ? Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào.
- ? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu vua điều gì.
- ? Có thể rèn được 1 con dao từ 1 chiếc kim không.
- ? Vì sao cậu bé lại tâu với đức vua việc không thể làm được.
- ? Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục.
5. Luyện đọc lại. 
- GV: Đọc mẫu đoạn 2.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu h/s đọc lại chuuyện theo hình thức phân vai.
- GV: Tổ chức các nhóm thi đọc.
6.Kể chuyện:(20').
Nêu nhiệm vụ dựa vào nội dung bài TĐ và quan sát tranh minh họa kể lại chuyện cậu bé thông minh.
- GV: Treo tranh minh họa như SGK.
HD h/s kể chuyện.
- Yêu càu học sinh quan sát kĩ bức tranh 1.
- ? Quân lính đang làm gì.
- ? Lệnh của đức vua là gì.
- ? Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của vua.
- Yêu cầu h/s kể lại nội dung đoạn 1.
- Hướng dẫn kể lại đoạn 2.
- Khi được gặp vua cậu bé đã làm gì, nói gì.
- ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe lời cậu bé nói.
- Mời 1 h/s kể lại đoạn 2.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn kể đoạn 3.
- ? Lần thử tài thứ 2 đức vua yêu cầu cậu bé làm gì.
- ? Cậu bé yêu cầu sứ giả làm gì.
- ? Đức vua quyết định như thế nào sau lần thử tài thứ 2.
- GV: Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và nhận xét tuyên dương.
6. Củng cố dặn dò.
- ? Em có suy nghĩ gì về đức vua trong câu chuyện vừa học.
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV: Nhận xét giờ học.
Bức tranh vẽ một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của 2 người.
 Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua.
Nghe giáo viên đọc bài.
Học sinh nói tiếp đọc từng câu trong bài 2 lần.
Học sinh đọc từ khó.
Học sinh đọc nối tiếp đoạn 1.
Trái nghĩa với bình tĩnh là bối rối, lúng túng.
Là nơi vua và triều đình đóng quân.
“Cậu bé kia/ sao dám đến đây làm ầm ĩ?”- Đọc với giọng oai nghiêm.
Om xòm là ầm ĩ gây náo động.
- 1 h/s đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
Chú ý ngắt giọng đúng: Hôm sau./ nhà vua cho người đem đến 1 con chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// cậu bé đưa cho sứ giả 1 chiếc kim khâu/ nói://
Là người được vua phái đi giao thiệp với người khác, nước khác.
Là tặng cho phần thưởng lớn.
Học sinh đọc đoạn: Theo nhóm 3 .Cả lớp đọc đồng thanh.
Vua ra lệnh mỗi làng nộp 1 con gà trống biết đẻ.
Dân chúng trong vùng lo sợ vì gà trống không biết đẻ.
Học sinh đọc thầm đoạn 2.
Cậu đến trước cung vua kêu khóc om xòm.
Cậu bé nói với đức vua Bố mình mới đẻ em bé.
Đức vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé.
Cậu bé hỏi lại nhà vua tại sao người lệnh cho dân nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Yêu cầu nhà vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để sẻ thịt chim.
Không rèn được
Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua làm 3 mâm cỗ từ 1 con chim nhỏ.
Cậu bé trong chuyện là người rất thông minh tài trí.
Thực hành đọc trong nhóm phân vai: người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua.
3 nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét.
Quân lính đang thông báo lệnh của đức vua.
Mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà biết đẻ trứng.
Dân làng vô cùng lo sợ.
Nhân xét lời kể của bạn.
Cậu kêu khóc om xòm và nói rằng Bố mới sinh em bé bắt con đi xin sữa, con không xin được liền bị đuổi đi.
Đức vua giận dữ quát là láo và nói bố người là đàn ông thì làm sao đẻ được.
1h/s kể lại đoạn 2.
Học sinh theo dõi nhận xét.
Đức vua yêu cầu cậu bé làm 3 mâm cỗ từ 1 con chim sẻ nhỏ.
Về tâu với đức vua rèn một con dao sắc từ 1 chiếc kim để sẻ thịt chim.
Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài.
Học sinh kể lại chuyện.
Lớp theo dõi nhận xẻt.
Đức vua trong câu chuyện là 1 ông vua tốt biết trọng dùng người tàinghĩ ra cách hay dể dùng người tài.
==================================
Học Thuộc Lòng : hai bàn tay em
 (Huy Cận)
 	 	Ngày soạn: 
 	 Ngày dạy:
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu 
1. Đọc thành tiếng 
- Đọc đúng, nụ, nằm ngủ, lòng, siêng năng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng vui tươi nhẹ nhàng tình cảm.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ: ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng giăng, thủ thỉ.
- Hiểu nội dung bài thơ. Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn.
III. Phương pháp: Trực quan, quan sát, phân tích, giảng giải.
B. Luyện tập: Hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức :(1’).
II. Kiểm tra bài cũ: (4’).
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Cậu bé thông minh”. Nêu nội dung bài.
- GV: Nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy bài mới :(32’).
1. Giới thiệu bài: ( 1’).
- ? Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của mình.
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được nghe lời tâm sự những suy nghĩ của một bạn nhỏ về đôi bàn tay. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay? Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt, đáng yêu, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Hai bàn tay.
2. Luyện đọc 
a. Đọc mẫu.
- GV: Đọc mẫu bài thơ 1 lần giọng vui tươi nhẹ nhàng tình cảm.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HD đọc câu và luyện phát âm từ khó.
- Yêu cầu mỗi h/s đọc nối tiếp câu mỗi em đọc 2 câu đọc từ đầu đến hết bài.
- HD đọc từ khó.
- HD đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu h/s nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Hướng dẫn cách ngắt giọng.
- Giảng từ: Siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- ? Đặt câu với từ thủ thỉ.
- Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm. Chia lớp thành nhóm nhỏ yêu càu 5 h/s đọc bài theo nhóm.
- Yêu cầu h/s đọc đồng thanh bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- ? Hai bàn tay của bé được so sánh với gì.
- ? Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua cách so sánh trên.
Hai bàn tay của bé không chỉ đẹp mà còn đáng yêu và thân thiết với bé chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy rõ điều này,
- Yêu cầu h/s thảo luận suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- ? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào.
- Em thích khổ thơ nào nhất vì sao.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV: Treo bảng phụ cho h/s học thuộc lòng từng khổ thơ.
Xóa dần bảng
Tổ chức cho h/s thi học thuộc lòng.
Tuyên dương học sinh đã thuộc bài đọc hay.
5.Củng cố, dặn dò:
- ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
- Học thuộc lòng bài thơ, đọc với giọng có 4 câu diễn cảm.
- Nhận xét tiết học 
3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
Nghe lời giới thiệu.
10 h/s nối tiếp nhau đọc câu từ đầu đến hết bài 2 lần.
Đọc từ khó ở mục yêu cầu.
5 h/s nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2 lần:
Hai bàn tay em/
Như hoa đầu cành//
Hoa hồng hồng nụ/
Cánh tròn ngón xinh//
Chăm chỉ làm việc.
Dàn ra theo chiều ngang nói tiếng to, tiếng nhỏ.
Đêm đêm mẹ thường thủ thỉ kẻ chuyện cho em nghe.
Lần lượt từng h/s đọc bài theo nhóm.
Hai bàn tay bé được so sánh với nụ hoa đầu cành.
Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
Buổi tối khi bé ngủ, Hai hoa( hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé, hoa thì bên má, hoa ấp cạnh lòng.
Buổi sáng tay bé đánh răng, chải tóc.
Tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng tren trang giấy.
Tay là người bạn thủ thỉ tâm tình cùng bé.
H/s trả l ...  cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
2. Hiểu. Hiểu nghĩa các từ: Đàn Vi-ô-lông, lên dây, ắc-sê, dân chài. Hiểu nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh minh họa, tranh đàn Vi-ô-lông, bảng phụ ghi nội dung câu cần hướng dẫn, giáo án.
2. HS: SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức : (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ : (4'). 
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ:
 “Puskin”. 
- Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới : (30').
3.1. Giới thiệu bài:
- Các em đã bao giờ được nghe ai chơi đàn sáo chưa ? Khi nghe tiếng nhạc, các em cảm thấy như thế nào ?
- Tiếng đàn, tiếng nhạc các em được nghe đó là âm nhạc, âm nhạc mang đến cho mọi người biết bao điều kỳ diệu. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với tiếng đàn vi-ô-lông của một bạn nhỏ, các em cùng chú ý nghe tiếng đàn của bạn nhỏ hay như thế nào. 
3.2. Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu toàn bài: 
- GV : Đọc mẫu toàn bài thể hiện sự nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Trắng trẻo, khẽ chạm vào , pháp lạ, trong trẻo, vút bay lên, hơi tái đi, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, êm ái, mát rượi, rủ nhau, tung lưới, nở đỏ, lướt nhanh.
b. Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài.
Theo dõi học sinh đọc bài chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
? Bài chia thành mấy đoạn.
- Yêu cầu 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
Đoạn 1: Yêu cầu 1 học sinh đọc.
? Cây đàn mà Thủy sẽ chơi có tên là gì.
GV: Cho cả lớp quan sát tranh ảnh hoặc cây đàn Vi- ô-lông.
? Khi nhận đàn, bạn Thủy đã làm gì.
- Lên dây nghĩa là gì.
- Đọc đoạn 1 em có những câu văn nào dài cần ngắt giọng.
Đoạn 2: Gọi 1 học sinh khá đọc bài :
- Yêu cầu học sinh nêu cách ngắt giọng.
- Yêu cầu 2 học sinh khác nối tiếp nhau đọc lại bài theo từng đoạn.
c. Luyện đọc theo nhóm :
Chia lớp thành 2 nhóm học sinh yêu cầu mỗi em đọc 1 đoạn.
d. Đọc cả bài trước lớp:
- Gọi 2 học sinh nối tiếp đọc bài.
e. Yêu cầu học sinh đồng thanh đọc bài.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV: Gọi học sinh đọc bài.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1 và hỏi:
? Thủy làm gì để chuẩn bị vào phòng thi.
Đó là những công việc quen thuộc và không bao giờ thiếu của người chơi đàn. 
Tiếng đàn của Thủy được miêu tả qua những từ ngữ nào?
? Tìm câu văn miêu tả nét mặt của Thủy.
? Cử chỉ nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì.
- Để thấy cuộc sống xung quanh và mọi người đón nhận tiếng đàn của như thế nào chúng ta cùng tìmn hiểu đoạn 2 của bài:
? Đọc thầm đoạn 2 em cho biết những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
GV: Cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng, thanh bình, đã hòa quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thủy tạo nên bức tranh cuộc sống thật thanh bình và làm cho tâm hồn con người thư thái, dễ chịu.
3. 4 Luyện đọc lại:
GV: Đọc mẫu đoạn 1: Chú ý những từ cần nhấn giọng.
? Trong đoạn 1 có những từ nào cần nhấn giọng.
GV nêu: Trong trẻo, khẽ chạm vào, phép lạ, trong trẻo vút bay lên, hơi tái đi, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động.
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc đoạn 1.
- Gọi 5 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét tuyên dương học sinh đọc hay.
4 . Củng cố dặn dò:(5'). 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh chăm chú tham gia xây dựng bài.
- Nhắc nhở những học sinh chưa chú ý.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Học sinh trả lời.
Nghe giới thiệu.
Bài chia thành 2 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến : Khẽ rung động.
Đoạn 2 : Phần còn lại.
Là đàn Vi-ô-lông.
Bạn Thủy lên dây kéo thử vài nốt nhạc.
Là chỉnh dây đàn cho đúng, chuẩn.
Khi ắc-xê vừa chạm vào những sợi dây đàn  của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi khẽ rung động.//
1 học sinh đọc cả lớp theo dõi.
Học sinh luyện ngắt giọng câu.
Dưới đường,/ Trên những vũng nước mưa.//
Luyện đọc bài theo nhóm nhỏ học sinh cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
2 học sinh đọc bài nối tiếp.
Đọc đồng thanh bài.
1 học sinh đọc bài cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.
Thủy lên dây đàn kéo thử vài nốt nhạc.
Tiếng đàn trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.
Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
Thủy rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc nên vầng trán bạn hơi tái đi, không những vậy tâm hồn thủy như đang đắm mình trong bản nhạc, gò má ửng hồng đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm hơi dài khẽ rung động.
 Vài cánh ngọc lan êm ái rung xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy, trên những vũng nước mưa; dáan chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ, mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên nhữn mái nhà cao thấp.
Học sinh nghe giáo viên đọc.
Là các từ ngữ gợi tả tiếng đàn: Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi chơi đàn.
Tự luyện đọc.
5 học sinh đọc diễn cảm đoạn 1.
Cả lớp theo dõi và bình chon bạn đọc hay nhất.
================================== 
Tuần 28: 	Tập đọc- Kể chuyện
 cuộc chạy đua trong rừng
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc.
a. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ tiếng khó : Dành, vòng nguyệt quế, sửa soạn, bộ đồ nâu, bờm dai, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, thảng thốt.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn chuyện.
b.Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa: Nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan.
Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan, coi thường những điêuf dù nhỏ cũng thất bại.
2. Kể chuyện.
- Dựa vào tranh minh họa kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy-học.
1 Giáo viên: Tranh minh họa, , bảng phụ ghi nội dung câu cần hướng dẫn, giáo án.
2 Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
B. Hoạt động dạy-học. 
 I. ổn định tổ chức: (2’). 
 II. Kiểm tra bài cũ: ( )
 III. Bài mới: (78’).
* Tập đọc:
1. Giới thiệu chủ điểm:
- Giới thiệu bài:
- GV: Treo trnh minh họa.
? Bức tranh vẽ gì.
GV: Đây là bức tranh vẽ các con vật trong rừng đanh thi chạy để tìm ra con vật chạy nhanh nhất . Điều gì bất ngờ sảy ra giữa cuộc đua bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc: “ Cuộc chạy đua trong rừng”.
2 Luyện đọc.
a. Đọc mẫu:
Đoạn 1: Giọng sôi nổi, hào hứng.
Đoạn 2: Lời ngựa cha âu yếm, ân cần, lời ngựa con vô tư,tự tin.
Đoạn 3: Giọng chậm, rõ ràng.
Đoạn 4: 3 câu đầu giọng nhanh, hồi hộp, 3 câu cuối giọng nuối tiếc.
b.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài:
- Đọc nối tiếp câu trong đoạn 1.
- GV: Theo dõi, chỉnh sửa.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
? Ngựa con tin chắc điều gì.
? Em hiểu thế nào về vòng nguyệt quế.
? Ngựa con đã tham dự hội thi như thế nào.
? Khi đọc đoạn này chúng ta nên đọc với giọng như thế nào.
- Gọi 1 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dưng đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu ở đoạn 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đọan 2.
? Ngựa cha khuyên ngựa con điều gì.
? Em biết gì về bộ móng.
? Ngựa con làm gì khki nhận được lời khuyên của cha.
- Gọi 2 học sinh đọc lời đối thoại của ngựa cha và ngựa con.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2.
- Hướng dẫn đọc và tòim hiểu đoạn 3 & 4.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 & 4.
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 3 & 4.
- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 & 4.
- Gọi 1 học sinh đọc từ tiếng hô  lung lay hẳn ra.
? Khi đọc đoạn văn này em thấy thế nào.
- Yêu cầu học sinh ngắt giọng.
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn 3 & 4.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
? Hãy tả lại khung cảnh buổi sáng trong rừng và hoạt động muông thú trước cuộc đua.
? Từ ngữ nào cho biết các vận động viên dốc sức vào cuộc đua.
? Ngựa con đã chạy như thế nào trong 2 vòng đua đầu tiên.
? Vì sao ngựa con không đạt được kết quả trong hội thi.
? Ngựa con rút ra bài học gì.
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 3 & 4.
3. Luyện đọc lại. 
GV: Đọc mẫu toàn bài .
- Chía lớp thành các nhóm 4.
- Yêu cầu học sinh đọc bài theo nhóm 4.
- Yêu cầu 4 nhóm đọc bài.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
* Kể chuyện:
1. Xác định yêu cầu:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
? Em hiểu thế nào là kể chuyện bằng lời của ngựa con.
- Gọi 1 học sinh kể chuyện đoạn mẫu.
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát kĩ các bức tranh nêu nội dung của từng bức tranh.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. 
3. Kể chuyện theo nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm 4.
4. Kể chuyện:
- Gọi 4 học sinh kể nối tiếp.
- Gọi 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV: Nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà kể lại câu chuyện.
Các con vật trong rừng đang chạy đua.
Đọc nối tiếp câu trong đoạn 1.
Học sinh đọc đoạn 1.
- Chú sẽ dành được vòng nguyệt quế.
Học sinh nêu chú giải.
- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với những bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với caí bờm dài được chải chuốt ra dáng 1 nhà vô địch.
Giọng hào hứng sôi nổi.
Đọc nối tiếp câu ở đoạn 2.
1 Học sinh đọc đoạn 2.
Ngựa cha khuyên ngựa con; Hãy đến với bác thợ xem lại bộ móng nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Học sinh đọc chú giải.
Ngựa con ngúng nguẩy đáp và đầy tự tin. Cha yên tâm đi móng của con chắc lắm. Con nhất đinh sẽ thắng.
2 học sinh đọc lời đối thoại.
1 học sinh đọc đoạn 3.
 Đọc nối tiếp câu.
Dài khó đọc.
Mới sáng sớm bãi cỏ đông nghẹt chị em nhà hươu sất ruột gặm lá. Thỏ trắng, thỏ xám, thì thận trọng ngắm nghía từng đối thủ. Bác quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Các vận động viên dần dần chuyển động.
Ngựa con đã dẫn đầu bằng bước dài khỏe khoắn.
Vì ngựa con đã chuẩn bị cho cuộc đua không chu đáo.
Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.
Học sinh đọc bài.
Các nhóm đọc bài.
Một học sinh đọc thành tiếng.
Nhập vào vai của ngựa con để kể, khi kể xưng là “tôi” hoặc “ Tớ ” hoặc “ Mình”.
1 học sinh đọc thành tiếng, lớp theo dõi.
Học sinh nêu.
========================== 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_1_den_28.doc