Giáo án Tập đọc lớp 4 - Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Giáo án Tập đọc lớp 4 - Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

I. MỤC TIÊU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách củ nhân vật (Nhà Trò _ Dế Mèn)

 - Hiểu: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu bất công.

 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩ hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời các câu hỏi trong SGK, không hỏi ý 2 câu hỏi 4 ).

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG:

-Thể hiện sự cảm thông

-Xác định gía trị

-Tự nhận thức về bản thân

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

-Hỏi – đáp

-Thảo luận nhóm

-Đóng vai (đọc theo vai)

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 4 - Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I 
 TIẾT 1:	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách củ nhân vật (Nhà Trò _ Dế Mèn)
 - Hiểu: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu bất công.
 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩ hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời các câu hỏi trong SGK, không hỏi ý 2 câu hỏi 4 ). 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG:
-Thể hiện sự cảm thông
-Xác định gía trị
-Tự nhận thức về bản thân
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:
-Hỏi – đáp
-Thảo luận nhóm
-Đóng vai (đọc theo vai)
IV. PHƯƠNG TIỆN:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc, ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của học sinh:
A. Ổn định : 
-Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
- Hát vui.
- HS cả lớp.
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS chuẩn bị.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
 Mở đầu:
- GV giới thiệu 5 chủ điểm ở HKI
- Yêu cầu HS mở SGK trang 182
- Gọi HS đọc tên 5 chủ điểm
- Lắng nghe.
- HS cả lớp .
- 2 HS đọc.
- Chủ điểm đầu tiên các em học đó là chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” – thể hiện tình cảm của con người biết yêu, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Tình cảm cao quý đó được minh hoạ qua bài học: “Dế Mèn bênh vực bạn yếu”
- GV ghi tựa lên bảng.
- GV treo tranh, giới thiệu hình dáng của Dế Mèn và Nhà Trò.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
 - Gọi HS đọc toàn bài
 - Bài được chia làm 4 đoạn.
* Đọc nối tiếp lần 1:
- Phát âm:ngắn chùn chùn, ăn hiếp.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ đã chú 
thích:
- Khen những HS đọc đúng, nhắc cả lớp học tập theo bạn
* Đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc diễn cảm cả bài- giọng chậm rãi- chuyển giọng linh hoạt phù hợp diễn biến câu chuyện.
- 1 HS đọc cả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 3 HS lần lượt phát âm.
- Đọc đoạn 1 giải nghĩa từ: cỏ xước, Nhà Trò.
- Đọc đoạn 2 giải nghĩa: bự, áo thâm.
- Đọc đoạn 3 giải nghĩa:lương ăn.
- Đọc đoạn 4 giải nghĩa: ăn hiếp.
- 4 HS đọc 4 đoạn của bài.
- HS chú ý lắng nghe
b) Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Hoạt động cả lớp.
- Tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh thế nào?
* Đoạn 2: Hoạt động cả lớp.
- Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt?
* Đoạn 3: Hoạt động nhóm đôi
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ không ai bầu bạn.
KNS: Trong tình cảnh của Nhà Trò như vậy, nếu em là Dế Mèn thì sẽ làm gì ?
* Đoạn 4: Hoạt động nhóm bàn
- Những lời nói. Cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích ?
- HS đọc thầm đoạn 1
- Dế Mèn đí qua. . . ., nghe tiếng khóc tỉ tê,  , chị Nhà Trò gục đầu trên tảng đá cuội. 
- HS đọc thầm đoạn 2
=> bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn..., cánh mỏng, ngắn chùn chùn quá yếu, chưa 
quen mở, . . . 
- HS đọc thầm đoạn 2
=> Mẹ Nhà Trò vay lương ăn., đánh, . chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. 
- Vài HS trả lời.
=> Lời nói: em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. 
=> Cử chỉ, hành động: xòe cả hai càng ra; dắt Nhà Trò đi.
- HS lần lượt nêu.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp 4 HS.
- Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
- Đoạn 2 đọc giọng như thế nào?
- Lời kể lể của Nhà Trò giọng như thế nào?
- Lời nói của Dế Mèn giọng đọc như thế nào? thể hiện điều gì? 
* Luyện đọc diễn cảm đoạn văn: Hoạt động cá nhân.
+ GV treo đoạn 3 lên bảng và gọi 1 HS đọc.
 + Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
* Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi.
+ Đọc diễn cảm nhóm đôi đoạn 3.
* Thi đua đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc diễn cảm theo từng đoạn.
- Bạn nào đọc hay nhất?
- KNS: Tổ chức cho một vài HS thi đọc theo vai trước lớp.
- KNS: Vậy qua câu chuyện Dế Mèn bênh vự kẻ yếu, nhằm nói lên điều gì ?
- Bài tập đọc có ý nghĩa gì?
- 1 HS đọc đoạn 1
- Tiếng khóc tỉ tê, chị Nhà trò, gục đầu.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Đọc chậm tả hình dáng Nhà Trò, thể hiện cái nhìn ái ngại của dế Mèn với Nhà Trò.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Giọng đáng thương. 
- 1 HS đọc đoạn 4
- Giọng mạnh mẽ thể hiện sự bất bình...
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS thi đua đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc đoạn văn với giọng phù hợp.
Mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt cánh ăn thịt.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Nhóm đôi làm việc.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS thi đọc theo vai.
- HS lần lượt nêu.
- Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu xoá bỏ áp bức bất công.
D Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại tựa bài.
- KNS: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- HS nhắc lại.
- HS lần lượt nêu.
E Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Mẹ ốm SGK/9. 
- Nhận xét , tuyên dương.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tap doc 4NT2 Mau CKT BVMT KNS.doc