Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18: Điều ước của vua Mi-đát - Phạm Thị Thanh

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18: Điều ước của vua Mi-đát - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

o Đọc đúng các từ khó: Mi-Đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, sung sướng, chịu không nổi, rửa sạch, tham lam.

o Đọc trôi trảy đựoc toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấy phẩy, cấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

2. Kĩ năng:

o Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và nhân vật.

o Hiểu nghĩa các từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán .

3. Thái độ:

o Hiểu nội dung bài: những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18: Điều ước của vua Mi-đát - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc
Điều ước của vua Mi-Đát
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
Đọc đúng các từ khó: Mi-Đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, sung sướng, chịu không nổi, rửa sạch, tham lam...
Đọc trôi trảy đựoc toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấy phẩy, cấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Kĩ năng:	 
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán ...
3. Thái độ:	
Hiểu nội dung bài: những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
II. đồ dùng:	
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời cau hỏi trong SGK
2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu 
Gọi 1 học sinh đoạc toàn bài và nêu đại ý của bài
1 học sinh thực hiện yêu cầu - lớp nhận xét đánh giá 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
Học sinh lắng nghe
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
Gọi 3 học sinh nói tiếp nhau đọc từng đoạn (3 lượt học sinh đọc) giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt iọng cho học sinh (nếu có). Lưu ý các câu cầu khiến: Xin thần tha tội chotoi! Xin Người lấy lại diều ước cho tôi được sống!
Học sinh nối tiếp đọc bài theo trình tự:
Đoạn 1: Có lần thần Đi-ô-ni-dốt ... sung sướng hơn thế.
Đoạn 2: Bọn đầy tớ ... cho tôi được sống.
Đoạn 3: Thần Đi-ô-ni-dốt ... tham lam.
Gọi học sinh đọc phần chú giải
1 học sinh đọc thành tiếng phần chú giải.
Cho học sinh đọc theo cặp
Học sinh đọc theo nhóm 2
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
2 học sinh đọc toàn bài
Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
Toàn bài đọc với giọng khoan thai. Lời vua Mi-đát chuyển từ phấn khởi, thảo mãn sang hốt hoảng, khẩn cầu, hối hận, giọng điềm tĩnh, oai vệ.
Nhấn giọng ở những từ: Tham lam, hoá, ưng thuận, biến thành, sung sướng, khủng khiếp, cồn cào, cầu khẩn, tha tội, phán, thoát khỏi. 
Tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi?
2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?
Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát một điều ước 
Vua Mi-đát xin thần điều gì?
Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.
Theo em, vì sao vua mi-đát lại ước như vậy?
Vì ông ta là người tham lam
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đệp như thế nào?
Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời.
Nộidung chính của đoạn 1 là gì?
Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện
Ghi ý chính đoạn 1
2 học sinh nhắc lại ý chính đoạn 1
yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi
2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
Khủng khiếp nghĩa là như thế nào?
Khủng khiếp là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ.
Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
Đoạn 2 của bài nói điều gì?
Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
Ghi ý chính của đoạn 2
2 học sinh nhắc lại
yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? 
Ông đã mất đi phép mầu và rửa sạch được lòng tham.
Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?
Vua Mi-đát hiểu ra rằng: hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Nội dung chính của đoạn cuối là gì?
Vua Mi-đát rút ra bài học quí.
Ghi ý chính đoạn 3
2 học sinh nhắc lại ý chính đoạn 3.
Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và tìm nội dung chính của bài.
Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
Luyện đọc diễn cảm
Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn
Gọi học sinh đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp.
3 học sinh đọc - lớp phát hiện cách đọc: toàn bài đọc giọng khoan thai, lời vua Mi-đát chuyển từ hốt hoảng sang cầu khẩn. Lời phán của thần Đi-ô-ni-dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai ivệ.
Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm
2 học sinh ngồi liền nhau tạo thành cặp đọc, sửa lỗi cho nhau.
Tổ chức học sinh thi đọc phân vai đoạn đối thoại
Nhiều nhóm học sinh tham gia.
3. Củng cố, dặn dò:
Gọi học sinh đọc toàn bài theo vai.
Hỏi: câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_18_dieu_uoc_cua_vua_mi_dat_pham_t.doc