Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 6 đến 8

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 6 đến 8

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khuyên HS không được nói dối. Nói dối là tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Không nói dối mọi người.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

- SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 12 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 6 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:21/9/2009	Tuần: 6
Môn: Tập đọc
BÀI: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương & ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Có ý thức trách nhiệm, trung thực & nghiêm khắc đối với những lỗi lầm của bản thân. 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bài cũ: Gà Trống & Cáo
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 1
Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào?
An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bước vào phòng ông nằm  từ lúc con vừa ra khỏi nhà) 
Củng cố 
GV yêu cầu:
Em hãy đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa câu chuyện?
Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca?
Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chị em tôi 
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu .. mang về nhà 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng mẹ & ông. Ông em đang ốm rất nặng
An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay
An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. 
HS đọc thầm đoạn 2
An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
HS nêu:
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi đến khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
Dự kiến: An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn / An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực & nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân  
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
HS nêu tự do
Các ghi nhận, lưu ý: 	
Ngày:23/9/2009	Tuần: 6
Môn: Tập đọc
BÀI: CHỊ EM TÔI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khuyên HS không được nói dối. Nói dối là tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Không nói dối mọi người. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bài cũ: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn Bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Cô chị xin phép ba đi đâu?
Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm 
đoạn 3
Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ?
Cô chị đã thay đổi như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc phân vai 
GV hướng dẫn HS luyện & thi đọc diễn cảm theo cách phân vai 
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố Dặn dò: 
Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
Hãy đặt tên cho cô em & cô chị theo đặc điểm tính cách? 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trung thu độc lập 
HS đọc + TLCH
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  tặc lưỡi cho qua 
+ Đoạn 2: tiếp theo  cho nên người
+ Đoạn 3: phần còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
Lời người cha đáp lại dịu 
dàng, ôn tồn (khi con gái xin phép đi học); trầm, buồn (khi phát hiện ra con nói dối.
Lời cô chị lễ phép (khi xin 
phép ba đi học); tức bực (khi mắng em)
Lời cô em tinh nghịch: lúc 
thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
Cô xin phép ba đi học nhóm
Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường 
Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.
Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng cô vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối 
HS đọc thầm đoạn 2
Cô em bắt chước cô chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức, hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Em giả bộ ngây thơ, hỏi lại: Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Cô chị sững sờ vì bị lộ. 
Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc phân vai 
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Ngày:28/9/2009	Tuần: 7
Môn: Tập đọc
BÀI: TRUNG THU ĐỘC LẬP 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung
Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. 
( trả lời được các câu hỏi SGK)
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc. Tranh ảnh sưu tầm về các thành tựu kinh tế – xã hội của nước ta trong những năm gần đây.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bài cũ: Chị em tôi 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu & các em nhỏ vào thời điểm nào?
Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trăng Trung thu độc lập?
Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? (GV cho HS xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế – xã hội của nước ta trong những năm gần đây)
Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? 
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từngđoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọ ... ườn kì diệu có gì khác thường?
Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai
Củng cố 
Vở kịch nói lên điều gì?
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. 
Khuyến khích HS luyện đọc vở kịch theo cách phân vai, có thể dựng thành hoạt cảnh, chuẩn bị sẵn một tiết mục liên hoan văn nghệ ở lớp. Chuẩn bị bài: Nếu chúng mình có phép lạ. 
HS đọc 4 dòng mở đầu 
HS xem tranh minh hoạ 
HS nghe
HS nêu:
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất)
+ Đoạn 2: 8 dòng tiếp theo (lời thoại của Mi-tin & Tin-tin với em bé thứ nhất & em bé thứ hai)
+ Đoạn 3: 7 dòng còn lại (lời của các em bé thứ ba, thứ tư, thứ năm)
HS luyện đọc theo cặp
1, 2 HS đọc lại cả màn kịch 
 đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời
Vì những người sống trong Vương quốc Tương Lai này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta / Vì các bạn nhỏ chưa ra đời – đang sống trong Vương quốc Tương Lai – ôm hoài bão, ước mơ khi nào ra đời, các bạn sẽ làm nhiều điều kì lạ chưa từng thấy trên trái đất. 
HS quan sát tranh & trả lời câu hỏi:
Các bạn sáng chế ra:
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kì lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như một con chim.
+ Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
Các phát minh ấy thể hiện mơ ước của con người: được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ.
HS nêu: 
+ Chùm nho, quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là chùm quả lê, phải thốt lên: “Chùm lê đẹp quá !”
+ Những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ.
+ Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng nhầm đó là những quả bí đỏ 
HS phát biểu theo ý kiến của riêng mình
Một tốp 5 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai
Hai tốp HS thi đọc.
Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ & hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
Các ghi nhận, lưu ý: 
Ngày:06/10/2009	Tuần: 8
Môn: Tập đọc
BÀI: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .( trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài) 
Yêu mến cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL bài thơ 
Bài cũ: Ở Vương quốc Tương Lai
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
thơ
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn Bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thành
Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm 
cả bài thơ 
Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 3: GV yêu cầu HS lại khổ thơ 
3, 4
Em hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
+ Ước “không còn mùa đông”
+ Ước “hoá trái bom thành trái ngon”
Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn thơ 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 
diễn cảm 2, 3 khổ thơ
Củng cố 
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Đôi giày ba ta màu xanh. 
HS đọc bài + TLCH
HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ 
HS nêu: mỗi khổ thơ là một đoạn
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu 1 khổ thơ, lặp lại 2 lần ki kết thúc bài thơ
Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
HS nêu:
+ Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả
+ Khổ thơ 2: Các bạn ước trẻ em trờ thành người lớn để làm việc
+ Khổ thơ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông
+ Khổ thơ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn 
HS nêu:
+ Ước “không còn mùa đông” : ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người
+ Ước “hoá trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh
Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp; ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống hoà bình
HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nhẩm HTL bài thơ
HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ 
HS nêu 
Các ghi nhận, lưu ý: 
 HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3
Ngày:08/10/2009	Tuần: 8
Môn: Tập đọc
BÀI: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ND của bài: chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Yêu mến cuộc sống. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Khởi động: 
Bài cũ: Nếu chúng mình có phép lạ 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS quan sát tranh minh 
hoạ bài đọc & nói những gì em biết qua tranh.
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Nhân vật “tôi” là ai?
Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì?
Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Chị phụ trách Đội được giao việc gì?
Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
Vì sao chị biết điều đó?
Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động & niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Chao ôi !........ cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi; Hôm nhận giày  nhảy tưng tưng)
Củng cố 
Em hãy nêu nội dung của bài văn?
Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Thưa chuyện với mẹ 
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc & phát biểu tự do những ý kiến của mình 
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
+ Đoạn 2: phần còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
Là một chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong.
Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
HS gạch trong SGK & nêu
Mơ ước của chị ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ & nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn. 
HS đọc thầm đoạn 2
Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học
Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của 1 cậu bé đang dạo chơi.
Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp
Dự kiến: Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái / Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái / Chị muốn Lái hiểu chị yêu thương Lái, muốn Lái đi học 
Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân  ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tuan_6_den_8.doc