Giáo án Tập đọc - Mùa thảo quả

Giáo án Tập đọc - Mùa thảo quả

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

- Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh em.

II.ĐDDH: GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm

III. Các hoạt động dạy học:

1.Hoaït ñoäng ñaàu tieân

 - Học sinh đọc thuộc bài “Tiếng vọng” Học sinh đặt câu hỏi – học sinh khác trả lời.

Giáo viên nhận xét cho điểm.

 2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi

 Hoạt động 1: Luyện đọc:

 1HS đọc bài-GV chia đoạn:3 đoạn+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”.

 + Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”. + Đoạn 3: Còn lại.

Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.(2 lượt)GV sửa sai phát âm , ngắt giọng, nghỉ hơi rõ câu ngắn: Gió thơm / Cây cỏ thơm./ Đất trời thơm. Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.

HS đọc theo cặp- GV đọc mẫu.( giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả ).

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Mùa thảo quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 TẬP ĐỌC
 MÙA THẢO QUẢ 
 SGK/113 TGDK: 35’
I. Mục tiêu 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh em.
II.ĐDDH: GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
 - Học sinh đọc thuộc bài “Tiếng vọng” Học sinh đặt câu hỏi – học sinh khác trả lời.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
 2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Luyện đọc:
 1HS đọc bài-GV chia đoạn:3 đoạn+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”. 
 + Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”. + Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.(2 lượt)GV sửa sai phát âm , ngắt giọng, nghỉ hơi rõ câu ngắn: Gió thơm / Cây cỏ thơm./ Đất trời thơm. Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
HS đọc theo cặp- GV đọc mẫu.( giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả ).
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.HS trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
Giáo viên kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả.
• Giáo viên KL: Thảo quả báo hiệu vào mùa.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. HS trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 2 : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
• Giáo viên KL: Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. HS trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp? Nhấn mạnh từ gợi tả trái thảo quả – màu sắc – nghệ thuật so sánh – Dùng tranh minh họa.
• GV chốt lại.:Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
Đọc bài văn em có cảm nhận được điều gì?Học sinh nêu đại ý.
 Hoạt động 2 Đọc diễn cảm. 
Cho học sinh đọc từng đoạn. Học sinh nêu cách ngắt nhấn giọng.
Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín
Giáo viên nhận xét. Học sinh đọc diễn cảm đoạn 1.GV treo bảng – đọc mẫu-HS luyện đọc theo cặp-HS thi đọc diễn cảm.Bình chọn.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
 Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào?Cách miêu tả có gì hay?
Em có suy nghĩ gì khi đọc bài văn.Thi đua đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “Hành trình của bầy ong”
IV/Phần bổ sung:	
 CHÍNH TẢ 	 MÙA THẢO QUẢ 
 SGK/114	TGDK:35’
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ A4 – thi tìm nhanh từ láy. HS: Bảng con vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 - 3HS lên bảng tìm từ từ láy âm đầu n, có âm cuối ng
- Giáo viên nhận xét – cho điểm.
 2..Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi “Mùa thảo quả”.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
 - 1HS đọc đoạn văn- Đoạn văn tả gì?
 - Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong đoạn văn. Đản Khao – lướt thướt – gió tây – quyến hương – rải – triền núi – ngọt lựng – Chin San – ủ ấp – nếp áo – đậm thêm – lan tỏa.
 - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu.HS viết bài.
 - Giáo viên đọc lại cho học sinh dò bài. Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi.
 - Giáo viên chữa lỗi và chấm 1 số vở.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh chơi trò chơi: thi viết nhanh.
+ Sổ: sổ mũi – quyển sổ.
+ Xổ: xổ số – xổ lồng
+ Bát/ bác ; mắt/ mắc ; tất/ tấc ; mứt/ mức 
Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: Yêu cầu đọc đề. Học sinh làm việc theo nhóm.
Thi tìm từ láy:
+ An/ at ; man mát ; ngan ngát ; chan chát ; sàn sạt ; ràn rạt.
+ Ang/ ac ; khang khác ; nhang nhác ; bàng bạc ; càng cạc.
+ Ôn/ ôt ; un/ ut ; ông/ ôc ; ung/ uc.
Đặt câu tiếp sức sử dụng các từ láy ở bài 3a.
Học sinh trình bày.
Giáo viên nhận xét,kết luận
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
Đọc diễn cảm bài chính tả đã viết.
Giáo viên nhận xét.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 SGK/115 TGDK: 35’
I. Mục tiêu
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* HS khá, giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
- Giáo dục học sinh ý thức tìm từ thuộc chủ điểm và yêu quý, bảo vệ môi trường. 
II. ĐDDH: GV: Giấy khổ to – Từ điển Tiếng Việt, bảng phụ. HS: SGK và VBT
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Thế nào là quan hệ từ? • Học sinh sửa bài 1, 2, 3
• Giáo viên nhận xét 
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Trong số những từ ngữ gắn với chủ điểm. Giữ lấy màu xanh, bảo vệ môi trường, có một số từ ngữ gốc Hán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được nghĩa của từ ngữ đó.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm 
Bảo vệ môi trường .Luyện tập một số kỹ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường, từ đồng nghĩa.
 Bài 1: a)1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.HS làm việc theo nhóm đôi, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho.3HS tiếp nối nhau phát biểu , cả lớp bổ sung ý kiến và thống nhất.GV dùng tranh , ảnh để HS phân biệt rõ ràng khu dân cư, khu sx, khu bảo tồn thiên nhiên.
b) HS tự làm vào vở bài tập-1 HS làm vào giấy khổ to-HS nhận xét bài bạn- GV bổ sung kết quả đúng Sinh vật/ sinh thái/ hình thái
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh biết ghép một số từ gốc Hán với tiếng thích hợp để tạo thành từ 
phức.
Bài 2(không làm chỉ dành riêng cho HS khá giỏi)1 Học sinh đọc yêu cầu bài 2. • Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm. • Giao việc cho nhóm trưởng.
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu tiếng thích hợp để ghép thành từ phức.
Cử thư ký ghi vào giấy, đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.GV có thể cho HS đặt câu với từ phức , giúp HS hiểu rõ nghĩa của từ.
Bài 3: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài-HS tự làm bài –HS nêu-HS khác nhận xét, GV kết luận từ đúng.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
Thi đua 2 dãy.
Tìm từ thuộc chủ đề: Bảo vệ môi trường ® đặt câu.
Học thuộc phần giải nghĩa từ.
Chuẩn bị: “Luyện tập quan hệ từ”
- Nhận xét tiết học	
IV/Phần bổ sung:	
 KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ ĐỌC 
 SGK/116	TGDK:35’
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường .
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II. ĐDDH: 
+ Học sinh chuẩn bị câu chuyện với nội dung bảo vệ môi trường.
+ Học sinh có thể vẽ tranh minh họa cho câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân 2 học sinh lần lượt kể lại chuyện.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
.2HS đọc đề.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe có liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh gạch dưới ý trọng tâm của đề bài.3HS đọc phần gợi ý.HS giới thiệu những câu chuyện em đã được đọc, nghe có nội dung về bảo vệ môi trường
b) Kể chuyện trong nhóm: Học sinh tập kể theo từng nhóm.
Nhóm có thể hỏi thêm về chi tiết, diễn biến, hay ý nghĩa cần thảo luận.
• Giáo viên quan sát cách làm việc của từng nhóm.
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS Kể trước lớp:
5-7 học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện . Mỗi nhóm cử lần lượt các bạn thi đua kể (kết hợp động tác, điệu bộ).
Các nhóm khác nhận xét cách kể và nội dung câu chuyện.
Cả lớp chọn câu chuyện có nội dung hay nhất.
• Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
Nhận xét, giáo dục (bảo vệ môi trường).
Chuẩn bị: “Đi thăm cảnh đẹp của quê em”.
Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:	
 TẬP ĐỌC 
 HÌNH TRÌNH CỦA BẦY ONG	
 SGK/117 TGDK: 35’
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. 
- Giáo dục học sinh đức tính cần cù chăm chỉ trong việc học tập, lao động.
II.ĐDDH: GV: Bức tranh vẽ cảnh bầy ong đang tìm hoa – hút mật.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
- HS lần lược học sinh đọc bài +TLCH ở SGK.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Luyện đọc:
 1HS đọc bài-GV chia đoạn: 4 đoạn –HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (2 lượt)
Giáo viên rút từ khó , sửa lỗi phát âm cho HS+ từ ngữ.HS đọc theo cặp-1 HS đọc bài
Giáo viên đọc diễn cảm toàn.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
• Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
• Giáo viên kết luận qua tranh vẽ phóng to.
• Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt.
+ Câu hỏi 3: Em hiểu nghĩa câu thơ: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thến nào?
• Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 4: Qua hai câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của loài ong ?
• Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm rút ra nội dung bài.( Bài thơ tả phẩm chất cao quý của bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.)
 Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm: 4HS đọc tiếp nối nhau , tìm giọng đọc
• Rèn đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
• Giáo viên đọc mẫu.HS luyện đọc theo cặp
Học sinh thi đọc diễn cảm.HS đọcthuộc lòng nối tiếp- 3 HS đọc TL 2 khổ thơ.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng Theo em, bài thơ ca ngợi bầy ong là nhằm ca ngợi ai?
1Học sinh đọc toàn bài.
Học bài này rút ra điều gì.
Chuẩn bị: “Vườn chim”.
Nhận xét tiết học 
IV/Phần bổ sung:	
 TẬP LÀM VĂN	 
 CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
 SGK/119 TGDK:40’	I. Mục tiêu 
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (ND Ghi nhớ).
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý và tình cảm gắn bó giữa những người thân trong gia đình.
II. ĐDDH: GV: Tranh phóng to SGK,bảng phụ, giấy khổ to,bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
 Bài 1: Học sinh quan sát tranh.
Học sinh đọc bài Hạng A Cháng.
Học sinh trao đổi theo nhóm những câu hỏi SGK.
Đại diện nhóm phát biểu.
• Mở bài: giới thiệu Hạng A Cháng – chàng trai khỏe đẹp trong bản.
• Thân bài: những điểm nổi bật.
+ Thân hình: người vòng cung, da đỏ như lim – bắp tay và bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao – vai rộng người đứng như cái cột vá trời, hung dũng như hiệp sĩ.
+ Tính tình: lao động giỏi – cần cù – say mê lao động.
• Kết luận: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng.
*Học sinh đọc phần ghi nhớ.
• Giáo viên chốt lại từng phần ghi bảng.
• Em có nhận xét gì về bài văn.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng hiểu biết cấu tạo ba phần của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả người thân trong gia đình – một dàn ý của mình. Nêu được hình dáng, tính tình về những nét hoạt động của đối tượng được tả.
1HS đọc y/c của bài tập.HS trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV để xác địng được cách làm bài?Em định tả ai ? Phần mở bài em nêu những gì? Em cần tả được những gì về người đó trong thân bài? Phần kết bài em nêu những gì? -2 HS làm vào giấy khổ to- HS làm vào VBT-GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn 
-2HS dán bài lên bảng, đọc cho cả lớp nghe,lớp theo dõi , bổ sung ý kiến- GV ,HS nhận xét, sửa chữa.
-Khen những HS co ý thức xây dựng dàn ý, tìm được những từ ngữ miêu tả hay.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng Củng cố bài học và dặn dò:Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?
GV nhận xét.
Chuẩn bị: Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết).
Nhận xét tiết học. 	 
IV/Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 LUYỆN TẬP QUAN HỆ TỪ 
 SGK/121	 TGDK: 35’
I. Mục tiêu 
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
* HS khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.
- Có ý thức dùng đúng quan hệ từ.
II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ to, các nhóm thi đặt câu.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân HS lên bảng đặt câu với 1 trong các từ phức có tiếng bảo ở bài 2
Giáo viên cho học sinh sửa bài tập. Giáo viên nhận xét – cho điểm. 
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm các quan hệ từ trong 
	 câu – Hiểu sự biểu thị những quan hệ từ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- GV yêu cầu HS gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó. 1 HS làm ở bảng phụ- HS nhận xét bài bạn- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng- HS tự sửa bài. 	
Quan hệ từ trong các câu văn : của, bằng, như , như
Quan hệ từ và tác dụng :
của nối cái cày với người Hmông
bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
như nối vòng với hình cánh cung
như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận 
 Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo nhóm đôi.Đại diện nhóm trình bày nối tiếp
Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản
Mà: biểu thị quan hệ tương phản
Nếu  thì  : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả .
• Giáo viên nhận xét, kết luận cặp quan hệ từ.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tìm một số từ trái nghĩa và đặt câu với các từ vừa tìm được.
Bài 3: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài-HS tự làm bài –HS nêu-HS khác nhận xét, GV kết luận từ đúng.HS tự sửa bài mình.
Bài 4: 1Học sinh đọc yêu cầu bài tập-HS hoạt động dưới dạng trò chơi ( 2 nhóm) HS từng nhóm tiếp nối lên bảng đặt câu. GV tuyên dương, khen nhóm thắng cuộc. Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở.
 Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
• Giáo viên nhận xét.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường”.
Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:	
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
	 (QUAN SÁT VÀ CHỌN LỌC CHI TIẾT)	
SGK/122 TGDK:40’
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương,quý mến mọi người xung quanh.
II. ĐDDH: + GV: Bảng phụ ghi sẵn những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Yêu cầu học sinh đọc dàn ý tả người thân trong gia đình.
Học sinh nêu ghi nhớ.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, 
hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu. Từ đó hiểu: khi quan sát, khi viết vài tả người phải biết chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
Bài 1: Học sinh đọc thành tiếng toàn bài văn.
Cả lớp đọc thầm.
Trao đổi theo cặp, ghi những ngoại hình của bà.
Học sinh trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu có thể nêu thêm những từ đồng nghĩa ® tăng thêm vốn từ.
Treo bảng phụ ghi vắn tắt đặc điểm của người bà – Học sinh đọc, viết vào vở.Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành, vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. 
Bài 2: Học sinh đọc to bài tập 2.
Cả lớp đọc thầm – Trao đổi theo cặp ghi lại những chi tiết miêu tả người thợ rèn – Học sinh trình bày - Cả lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt ® đoạn câu văn.
Treo bảng phụ ghi vắn tắt tả người thợ rèn đang làm việc – Học sinh đọc.HS viết vào vở Em có cảm giác gì khi đoạn đoạn văn?
GV kết luận: Biết chọn lọc chi tiết không lan tràn , dài dòng.
 3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng - Thi đua trình bày những điểm quan sát về ngoại hình 1 người thường gặp.
Lớp nhận xét – bình chọn.
Học sinh đọc lên những từ ngữ đã học tập khi tả người.
Nhận xét tiết học. 
IV/Phần bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A TIẾNG VIÊT.doc