Giáo án Tập đọc (tiết 35 ) bốn anh tài

Giáo án Tập đọc (tiết 35 ) bốn anh tài

TẬP ĐỌC (TIẾT 35 )

BỐN ANH TÀI

I MụC ĐíCH – YêU CầU

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2 – Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

3 – Thái độ

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

II Đồ DùNG DạY - HọC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC

1 – Khởi động

2 – Bài cũ :

- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4.

3 – Bài mới

 

doc 115 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc (tiết 35 ) bốn anh tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TậP ĐọC (Tiết 35 )
BẩN ANH TΜI
I MụC ĐíCH – YêU CầU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.
- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2 – Kĩ năng 
- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
3 – Thái độ 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4. 
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Câu chuyện ca ngỡi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? 
Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương của Cầu Khây? 
- Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? 
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
+ Đại ý : Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng , nhiệt thành làm việcnghĩa : diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
+ Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã bằng trai nười tám. 
+ Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tin. 
- HS đọc thầm 3 câu cuối trả lời câu hỏi 2, 3. 
Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản hoang mang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. 
- Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ, cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể dùng để tát nước . Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- Trao đổi tìm đại ý của truyện. 
- HS luyện đọc diễn cảm.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Chuyện cổ tích về loài người. 
TậP ĐọC (Tiết 36 )
CHUYệN Cặ TíCH Về LOΜI NGưấI
I MụC ĐíCH – YêU CầU
1 – Kiến thức 
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
2 – Kĩ năng 
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm rãi,dàn trải, dịu dàng, biết ngắt nhịp đúng.
3 – Thái độ 
- HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Bốn anh tài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. 
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Các truyện cổ tích thường giải thích về nguồn gốc của loài người, của muôn loài, muôn vật. Bài thơ hôn nay các em đọc Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ về nguồn gốc, sự tích loài người. Chúng ta hãy đọc để xem bài thơ có gì hay và lạ.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Trong câu truyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Bố giúp trẻ những gì? 
Thầy giáo giúp trẻ những gì?
- Yêu cầu HS trao đổi tìm ý nghĩa của truyện. 
* Bài thơ tràn đầy tình yêu mến con người, với trẻ em. Tác giả bài thơ cho rằng : mọi thứ trên đời này có là vì trẻ em. Trẻ em phải được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. 
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- Xem tranh minh hoạ chủ điểm 
- Xem tranh minh hoạ 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
+ HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1,2 
- Trẻ con sinh ra đầu tiên, cảnh vật trống vắng, trịu trần, không dáng cây, ngọn cỏ
- Có mặt trời cho trẻ em nhìn rõ. 
Có mẹ để bế bồng chăm sóc. 
Có bố để bảo cho biết ngoan , biết nghĩ. 
Có chữ, có ghế, bàn lớp, trường, có thầy giáo để dạy trẻ học hành. 
+ HS trao đổi – Đại diện nhóm nhận xét, trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc cả bài thơ. 
- Tác giả giải thích mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.
+ Bài thơ ca ngợi con người. 
+ Chuyện loài người là quan trọng nhất. 
+ Trẻ em được ưu tiên. 
+ Mọi thứ sinh ra vì trẻ em.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS thi học thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị : Bốn anh em ( tt ). 
Tập đọc (Tiết 37 )
BốN ANH TàI ( tt )
I MụC ĐíCH – YêU CầU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế.
- Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2 – Kĩ năng 
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
3 – Thái độ 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp truyện Bốn anh em. Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khay. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết Bốn anh em Cẩ Khay đã hiệp lực trổ tài như the ỏnào để diệt trừ yêu tinh.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? 
Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng hồi họp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ,khoan thai. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- Xem tranh minh hoạ 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khay chỉ gặp một bà cụ còn sống sót> Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ. 
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3. 
- phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
+ Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS luyện đọc diễn cảm.
4 – Củng cố – Dặn dò 
ý nghĩa của truyện này là gì? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, giúp dân bản của bốn anh em Cầu Khây.)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Trống đồng Đông Sơn. 
Tập đọc 
TRẩNG ĐÅNG ĐôNG SơN
I MụC ĐíCH – YêU CầU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú , đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
2 – Kĩ năng 
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn hóa Đông Sơn- nền văn hoá của một thời kì cổ xưa dân tộc. 
3 – Thái độ 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước qua những nét đẹp của văn hoá truyền thống của dận tộc ta.
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm thêm tranh, ảnh về nền văn hoá Đông Sơn.
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Bốn anh tài ( tt )
- Kiểm tra 2,3 HS đọc truyện và trả lời câu hỏi.
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã ( Thanh Hoá ) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổđã đến đây khai quật và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là điểm văn hoá Đông Sơn. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó l ... ất ngờ , hào hứng . Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện , nhà vua , cậu bé ).
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS sống vui vẻ , lạc quan.
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ. 
- Phần đầu của câu truyện kết thúc ở chỗ nào ?
3 – Bài mới 
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIêN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Các em sẽ học phần tiếp theo của truyện Vương quốc vắng nụ cười để biết : Người nắm được bí mật của tiếng cười là ai ? Bằng cách nào , vương quốc u buồn đã thoát khỏi u cơ tàn lụi ?
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? 
- Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? 
- Vậy bí mật của tiếng cười là gì ? 
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? 
=> Nêu đại ý của bài ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Tiếng cười thật nguy cơ tàn lụi. Giọng đọc vui , bất ngờ , hào hứng , đọc đúng ngữ điệu , nhấn giọng , ngắt giọng đúng . 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
+ ở nhà vua – quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm. 
+ ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở . 
+ ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi , cuống quá nên đứt giải rút .
- Vì những chuyện ấy ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh : trong buổi thiết triều nghiêm trang , nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm , quan coi vườn ngự uyển đang giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo , chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút . 
- Nhìn thẳng vào sự thật , phát hiện những chuyện mâu thuẫn , bất ngờ , trái ngược với cặp mắt vui vẻ .
- Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ , tươi tỉnh , hoa nở , chim hót , những tia nắng mặt trời nhảy múa , sỏi đá reo vang dưới những bánh xe . 
- HS luyện đọc diễn cảm , đọc phân vai .
- Nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Con chim chiền chiện .
Tập đọc 
CON CHIM CHIềN CHIệN
 Huy Cận
I MụC ĐíCH – YêU CầU
1 – Kiến thức 
- Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn , hát ca giữa không gian cao rộng , trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình , là hình ảnh của cuộc sống ấm no , hạnh phúc , gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu những người xung quanh , thêm yêu đời , yêu cuộc sống.
2 – Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài thơ , đọc đúng chỗ ngắt nghỉ của bài thơ 4 chữ . 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi .
- Học thuộc lòng bài thơ .
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS yêu cuộc sống , yêu đời , yêu thiên nhiên , yêu đất nước thanh bình .
II Đồ DùNG DạY - HọC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , đoạn trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2 )
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIêN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
 a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Bài thơ con chim chiền chiện miêu tả hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay lượn , ca hát giữa bầu trời cao rộng . Bài thơ gợi cho người đọc những cảm giác như thế nào ?
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? 
- Tìm những từ ngữ và chi tiết vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ? 
- Mỗi khổ thơ trong bài có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện . Em hãy tìm những câu thơ đó ? 
- Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào ?
=> Nêu đại ý của bài ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV HD học sinh đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ. Giọng đọc hồn nhiên , vui tươi , chú ý ngắt giọng các khổ thơ.
.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ . 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa , giữa một không gian rất cao , rất rộng .
- Con chim chiền chiện bay lượn rất tự do : 
+ Lúc sà xuống cánh đồng .
+ Lúc vút lên cao . 
- Chim bay lượn tự do nên Lòng chim vui nhiều , hót không biết mỏi 
+ Khổ 1 : Khúc hát ngọt ngào . 
+ Khổ 2 : Tiếng hót lonh lanh 
 Như cành sương khói .
+ Khổ 3 : Chim ơi , chim nói 
 Chuyện chi , chuyện chi ? 
+ Khổ 4 : Tiếng ngọc trong veo 
 Chim gieo từng chuỗi. 
+ Khổ 5 : Đồng quê chan chứa 
 Những lời chim ca.
+ Khổ 6 : Chỉ còn tiếng hót 
 Làm xanh da trời .
- cuộc sống rất thanh bình , hạnh phúc . 
- cuộc sống rất vui , rất hạnh phúc . 
làm em thấy yêu cuộc sống , yêu những người xung quanh .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm va học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị : Ai có tính hài hước , người đó sẽ sống lâu hơn
Tập Đọc 
TIếT 67 : TIếNG CưấI LΜ LIềU THUẩC BO
Å
I - MụC ĐíCH, YêU CầU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho học sinh có ý thức tạo ra cuộc sống xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 
II – Đồ DùNG DạY HọC 
Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh.
III - CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : HS đọc bài Con chim chiền chiện.
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
3. Bài mới: 
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIêN
HOạT ĐộNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần.
+Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu.
+Đoạn 3: Còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị. 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? 
 - Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
 - Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 - Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 
 - Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
 - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? 
 - ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Tiếng cười .mạch máu.
- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Tập đọc 
TIếT 68 : ăN “MầM Đá”
I - MụC ĐíCH, YêU CầU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh ).
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
II – Đồ DùNG DạY HọC 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III - CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ
HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .
3. Bài mới: 
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIêN
HOạT ĐộNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong.
+Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu.
+Đoạn 4: phần còn lại. 
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
 - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn.
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào?
 - Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm.
Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? 
 - Chúa không được ăn món mầm đá, vì thực ra không hề có món đó.
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
 - Là người thông minh ..
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thấy chiếc lọ .vừa miệng đâu ạ.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
Học sinh đọc 
4. Củng cố
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 4HK2.doc