Giáo án Tập làm văn 4 kì 2 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án Tập làm văn 4 kì 2 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Tuần 1. TIẾT 1.

 TẬP LÀM VĂN

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?

I. MỤC TIÊU

· Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. (ND Ghi nhớ).

· Bước đầu biết kể lại một câu chuyện có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa( mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Bảng phụ viết sẵn các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.

· Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần Nhận xét)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 85 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 kì 2 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.	TIẾT 1.
 TẬP LÀM VĂN	
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
I. MỤC TIÊU
Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. (ND Ghi nhớ).
Bước đầu biết kể lại một câu chuyện có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa( mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần Nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài củ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
2. Bài mới
Giới thiệu bài 
_ Hát vui.
- GV nêu: Để hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện, tiết TLV hôm nay sẽ học bài Thế nào là kể chuyện ?
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
 Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1
- HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập.
- Gọi HS kể lại câu chyện Sự tích hồ Ba Bể.
- 1 HS khá, giỏi kể lại câu chyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho các nhóm. Nhóm nào làm đúng làm nhanh là nhóm thắng. GV đi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng.
- Nhóm trưởng mang dán bài và đọc bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 2
- HS đọc toàn văn yêu cầu của bài hồ Ba Bể.
- 1 HS đọc.
- Bài văn có nhân vật không?
- Không. 
- Có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
- 1 HS trả lời.
- GV kết luận: Bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Bài 3
- Theo em, thế nào là văn kể chuyện?
- HS phát biểu kết quả của BT1, 2.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Mục tiêu :
 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Gọi HS thi kể trước lớp.
- Một số HS thi kể, lớp theo dõi, nhận xét. 
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
+ Đó là người phụ nữ có con nhỏ.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
+ Quan tâm, giúp đỡ nhau là 1 nếp sống đẹp.
4.Củng cố
 _ Thế nào là văn kể chuyện?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết lại vào vở bài em vừa kể.CB: Nhân vật trong truyện
Tuần 1.	 TIẾT 2.
TẬP LÀM VĂN
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
MỤC TIÊU
 Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND Ghi nhớ ).
 Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu truyện ba anh em ( BT1, mục III).
 Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật ( BT2, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BTI.1 (phần Nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở những điểm nào?
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu bài 
_ Hát vui.
_ 2 HS thực hiện.
- Trong tiết TLV tuần trước, các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuỵên, bước đầu xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng Nhân vật trong truyện. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
- HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
- Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành đông, suy nghĩ của nhân vật.
Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nói tên những truyện các em mới học.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sực tích hồ Ba Bể.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên làm trên phiếu,lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
-Lớp theo dõi và chữa bài theo lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Làm việc theo cặp. 
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc các em học thuộc ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Mục tiêu :
 Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa.
- HS trao đổi, TLCH.
+ Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
+ Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại.
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không?
+ Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu.
+ Vì sao bà có nhận xét như vậy?
+ 1 HS TLCH.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận.
- Gọi HS thi kể.
- 3 đến 4 HS thi kể, lớp theo dõi vànhận xét.
- GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất.
4. Củng cố:
+ Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
+ Vì sao bà có nhận xét như vậy?
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không?
_ 3 HS trả lời.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài học.CB: Kể lại hành động của nhân vật
Tuần 2
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC TIÊU
Hiểu: H ành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật ( ND Ghi nhớ).
Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn 9 câu văn ở phần Luyện tập.
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn các câu hỏi của phần Nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
HS1 lên bảng TLCH : Thế nào là kể chuyện? ; HS2 nói về Nhân vật trong truyện.
 GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
- Hát vui.
Giới thiệu bài 	
- Các em được học 2 bài dạy TLV Kể chuyện: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì?
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
 Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vậât.
 Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Yêu cầu 1
- Gọi HS đọc truyện Bài văn bị điểm kém.
- 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc 2 lần toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Yêu cầu 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
+ Gọi HS lên bảng thực hiện thử một ý của BT2.
+ 1 HS giỏi lên bảng làm.
+ GV nhận xét bài làm của HS.
- GV chia lớp thành 4 nhóm ; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi. HS các nhóm thi làm bài đúng, nhanh. 
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng.
- Nhóm trưởng mang dán bài và đọc bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
- GV : Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện gây xúc động trong lòng ngườøi đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé.
Yêu cầu 3
- Thứ tự kể các hành động: a-b-c
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Mục tiêu :
 Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vậât trong một bài văn cụ thể.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Từng cặp HS trao đổi. GV phát phiếu cho một số cặp HS.
- Làm việc theo cặp.
- Gọi những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí.
- Một, hai HS kể lại câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết lại vào vở thứ tự đúng câu chuỵen về Chim Sẻ và Chim Chích.CB: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Tuần 2
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 4.
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT 
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
HS hiểu: Trong bài v ... ong SGK.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
- Trò chơi:thả chim bồ câu – đu bay – ném còn. Lễ hội: hội bơi trải – hội cồng chiêng – hội hát quan họ.
- Yêu cầu HS tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, lễ hội như trên không.
- HS tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, lễ hội như trên không.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội mình muốn giới thiệu.
b) Thực hành giới thiệu
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.
- Làm việc theo cặp.
- HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
- Một số HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
4. Củng cố
Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới.
TUẦN 16:
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
 - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn tả đồ chơi em thích vơi 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS đều có.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
- Hát vui.
Giới thiệu bài
- Trong tiết TLV tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài văn hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài
Mục tiêu :
 Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
 Cách tiến hành
Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- GV gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
- 1, 2 HS khá, giỏi đọc lại dàn.
Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
* Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M: a (mở bài trực tiếp ) và b (mở bài gián tiếp) trong SGK.
- HS đọc thầm lại M: a và b trong SGK.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu trực tiếp – của mình.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu trực tiếp của mình.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu gián tiếp – của mình.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu gián tiếp của mình.
* Viết từng đoạn thân bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M trong SGK.
- HS đọc thầm lại M trong SGK.
- Gọi HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
- 1 HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
* Chọn cách kết bài:
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
- 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
b) HS viết bài
- HS viết bài vào vở.
4. Củng cố
- GV thu bài
5. Dặn dò
- nhận xét tiết học. 
- Nhắc những HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới.
Tuần 17:
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
 _ Hiểu được cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn ( ND Ghi nhớ) .
 _ Nhận biết được cấu tạo của bài văn ( BT1, mục III) ; viết đựơc một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút ( BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nôi dung BT2, 3 (phần Nhận xét).
Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT1 (phần Luyện tập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV trả bài viết. Nêu nhậïn xét, công bố điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Trong tiết học trước, các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả đồ vật. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm
Mục tiêu :
Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
 Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1, 2, 3 trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện Cái cối tân.
- HS đọc thầm truyện Cái cối tân.
- Từng cặp trao đổi để xác định các đoạn văn trong bài văn ; nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Làm việc theo cặp.
- Gọi đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét. GV dán lên bảng tờ giấy đã viết kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu :
 Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS TLCH vào vở nháp, một số HS làm bài trên phiếu do GV phát. 
- Gọi những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập trong SGK.
- GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS viết bài vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm củamình.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- 1, 2 HS nhắc lại.
5. Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em ; đọc trước nội dung tiết TLV cuối tuần, chuẩn bị cho bài văn tả cái cặp sách
Tuần 17:
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn mie âu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đoạn văn (BT1) ; viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách ( BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số kiểu, mẫu cặp HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Tiết TLV hôm nay sẽ học bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật”
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập
Mục tiêu :
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
 Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của BT1.
- 1 HS đọc nội dung của BT1 trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp.
- HS đọc thầm đoạn văn tả cái cặp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Mỗi em trả lời một câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài.
+ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết theo các gợi ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp.
- Yêu cầu HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a, b, c. 
- Gọi HS đọc đoạn văn củamình.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- GV chọn 1- 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình.
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT2.
4. Củng cố:
Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết xong.
_ HS đọc.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hòan chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TLV4HieuNTo 2.doc