Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11 đến tuần 15

Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11 đến tuần 15

Tuần: 11 Môn: Tập làm văn

Tiết: 21 Bài: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng

- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.

- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.

Thái độ: Thích được trình bày ý kiến của mình và cùng trao đổi với người thân

Các KNS cơ bản: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; giao tiếp; thể hiện sự thông cảm

II. Các PT/KT dạy học tích cực:

- Làm việc nhòm, chia sẻ thông tin; trình bày 1 phút; đóng vai.

III. Đồ dùng dạy học:

- Sách truyện đọc lớp 4 (nếu có).

- Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 538Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 11 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 	Ngày dạy: 
Tuần: 11	Môn: Tập làm văn
Tiết: 21	 Bài: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
Thái độ: Thích được trình bày ý kiến của mình và cùng trao đổi với người thân
Các KNS cơ bản: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; giao tiếp; thể hiện sự thông cảm
II. Các PT/KT dạy học tích cực:
- Làm việc nhòm, chia sẻ thông tin; trình bày 1 phút; đóng vai.
III. Đồ dùng dạy học:
- Sách truyện đọc lớp 4 (nếu có).
- Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
IV. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
1. KTBC:- Gọi 2 cặp HS thực hiện trao đổi ý kiến về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
* Phân tích đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: + Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
+ Trao đổi về nội dung gì?
+ Khi trao đổi cần chú ý điều gì?
- Giảng và dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: em với người thân cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai,
* Hướng dẫn tiến hành trao đổi:
- Gọi 1 HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị.
Nhân vật của các bài trong SGK.
Nhân vật trong truyện đọc lớp 4.
- Gọi HS nói tên nhân vật mình chọn.
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
*Ví dụ: về Nguyễn Ngọc Kí.
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường).
+ Nghị lực vượt khó.
+ Sự thành đạt.
- Gọi HS đọc gợi ý 3.
- Gọi 2 HS thực hiện hỏi- đáp
+ Người nói chuyện với em là ai?
+ Em xưng hô như thế nào?
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện.
c. Thực hành trao đổi:
- Trao đổi trong nhóm.
- GV đi trao đổi từng cặp HS gặp khó khăn.
- Nhận xét chung và cho điểm từng HS.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét nội dung, cách tiến hành nội dung trao đổi của các bạn.
- Lắùng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ ông bà, anh, chị, em..
+ về một người có ý chí vươn lên.
+ Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Kể tên truyện nhân vật mình đã chọn.
- Một vài HS phát biểu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS khá giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung.
Ông bị tật bị liệt hai cánh tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận. Ông cố gắng tập viết bằng chân. Có khi chân co quắp,  nhưng vẫn kiên trì, không quản mệt nhọc, khó khăn, ngày mưa, ngày nắng. Ông đã theo kịp các bạn và ngày nay là NGUT
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Là bố em/ là anh em/
+ Em gọi bố/ xưng con. Anh/ xưng em.
- 2 HS đã chọn nhau cùng trao đổi. Thống nhất ý kiến và cách trao đổi. Từng HS nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Một vài cặp HS tiến hành trao đổi. Các HS khác lắng nghe.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết lại nội dung trao đổi vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung:
	 NGÀY SOẠN:. 	NGÀY DẠY: 
TUẦN: 11	 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 22 	 BÀI: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng
- Nắm được hai cách Mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được Mở bài theo cách đã học (BT1, 2 mục III)
Thái độ: Yêu thích môn học 
TT HCM: Cảm phục nghị lực của Bác vượt qua khó khăn trong quá trình tìm đường cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
III. Hoạt động trên lớp:
KTBC
Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
b. Tìm hiểu ví dụ:
Câu 1:- Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết gì qua bức tranh này?
- Để biết nội dung truyện tính tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
Câu 2:- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
- Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài.
- Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách kở bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.
- Hỏi: + Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
c. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
d. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi vàv trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu.
- GV NX, K Luận
- Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu càu chuyện hai bàn tay. Mở bài theo cách nào?
- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV NX, K luận.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày.
- GV Nhận xét, 
.
- Đây là chuyện rùa và thỏ. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
+ HS 1; Trời thu  đến đường đó.
+ HS 2: Rùa không  đến trước nó.
+ Mở bài: Trời mùa  tập chạy.
- Đọc thầm đoạn mở bài.
- 1 HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung, HS thảo luận N2.
- Cách mở bài của BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói ngay rùa đang thắng thỏ khi nó vốn chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. HS thảo luận N2
+ Cách a: trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc đầu câu chuyện 
+ Cách b. c/ d. là mở bài gián tiếp (không kể ngay sự việc đầu tiên) 
- 1 HS đọc cách a., 1 HS đọc cách b.
- Truyện Hai bàn tay: kiểu mở bài trực tiếp- kể ngay sự việc ở đầu câu truyện. 
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê.
- HS tự làm bài: 
- 5 -7 HS đọc mở bài của mình
Không làm bài tập 3
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
- Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay
Điểu chỉnh bổ sung
Ngày Soan:  Ngày dạy: 
TUẦN: 12	MÔN: 	TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 23	BÀI: KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được hai cách Kết bài (Kết bài mở rộng, Kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III)
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III)
Kĩ năng:
- Biết kết bài theo ý của mình, kết bài hay, dùng từ hay.
Thái độ:
- Yêu thích tiết học, thường xuyên hăng say tích cực phát biểu trong học tập.
TT HCM: Bác Hồ Vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái, hết lòng vì nước và dân
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn kết bài “Oâng trạng thả diều” theo hướng mở rộng và không mở rộng.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay.
- Gọi 2 HS đọc mở bài gián tiếp truyện Bàn chân kì diệu (đã chuẩn bị tiết trước)
- Nhận xét về câu văn, cách dùng từ của HS và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1, 2:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông Trạng thả diếu. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận: vừa nói vừa chỉ vào bảng phụ.
+ Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu truyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng.
+ Cách viết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng.
- Hỏi: thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
d. Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài.GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từ HS. Cho điểm những HS viết tốt.
- Lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện.
+ HS1: Vào đời vuađến chơi diều.
+ HS2: Sau vì nhà nghèođến nước nam ta.
HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện.
- Kết bài: thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là tra ... n lời giải đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
+ Để tả được chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
+ Còn sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
+ Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì?
- GV nêu như nội dung Ghi nhớ SGK
c) Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
d) Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài. - nêu kết quả.
- Nhận xét và kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung có một câu văn miêu tả: “Đó là một chàng kị sĩ lầu son”.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ
- Yêu cầu HS tự viết đọan văn miêu tả.
- Gọi HS đọc bài viết của mình. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và điểm cho các em viết hay.
- Em hãy nói rõ cho mọi người biết con mèo (chó) nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì?
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những sự vật được miêu tả.
- Các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn. cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
- Đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Tác giả phải quan sát bằng mắt và tai.
+ Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm chuyện Chú Đất Nung, dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự viết bài.
- Đọc bài văn của mình trước lớp. 
3. Củng cố
- Hỏi: Thế nào là miêu tả?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ghi lại 1, 2 câu văn miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học.
* Điều Chỉnh, Bổ Sung:
Ngày Soan: .	Ngày dạy: .
TUẦN: 14	MÔN: 	TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 28	BÀI: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (nội dung ghi nhớ)
Kĩ năng:
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết Mở bài, Kết bài cho một bài văn miêu tả Cái trống trường em (mục III)
Thái độ:
- Hăng say, tích cực phát biểu xây dựng bài và yêu thích viết văn
II. Đồ dùng dạy học:
của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết câu văn tả sự vật mà mình quan sát được. 2 HS trả lời ND bài học.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu và ghi tựa.
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài văn và phần chú giải.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu.
- Yêu cầu HS nhóm 4, trao đổi trả lời.
- Giảng: Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh, nhân hoá thật sinh động. Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.
Bài 2:
+ Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
c) Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
d) Luyện tập:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và cho điểm những em viết tốt.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát và lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm và đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời theo cách hiểu của mình.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc đọan văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài.
- Dùng bút chì gạch chân câu văn theo yêu cầu a rồi làm các yêu cầu b, c, d ở.
- HS trình bày bài.
- Ghi nhớ và thực hành.. 
4. Củng cố:
- Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
5 Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau. 
* Điều Chỉnh, Bổ Sung:
	Ngày Soan: ..	Ngày dạy: 
TUẦN: 15	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 29	BÀI: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1)
- Lập được dàn ý cho bài văn Tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2)
Kĩ năng:
- Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả (tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay)
Thái độ:
- Hăng say, tích cực phát biểu xây dựng bài và yêu thích môn văn.
ATGT: Trẻ em không được đi xe dạp của người lớn, không dược chở 3 khi đi xe đạ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về ND bài trước.
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học này, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc cấu tạo của một bài văn tả đồ vật; vai trò của quan sát trong việc miêu tả. Từ đó lập dàn ý cho một bài văn tả đồ vật. 
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi a.
- Yêu cầu làm câu b, c, d vào
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài lên bảng.
- Gợi ý; 
+ Lập dàn ý tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải các áo em thích.
- Gọi HS đọc bài của mình. 
- GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh với hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc.
- Để quan sát kĩ đồ vật được tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
+ Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì?
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Tự làm bài.
- 4 đến 5 HS đọc bài.
- HS trả lời để xoáy sâu trọng tâm, củng cố kiến thức.
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS nêu
4. Củng cố:
- Thế nào là miêu tả?
+ Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo. Có thể dựa theo dàn ý viết thành bài văn
- Chuẩn bị bài: 1, 2 đồ chơi mà em thích mang đến lớp để học tiết TLV Quan sát đồ vật. 
* Điều Chỉnh, Bổ Sung:
	Ngày Soan: .	Ngày dạy: ..
TUẦN: 15	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 30	BÀI: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. 
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III)
Kĩ năng:
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi mà em đã chọn. 
Thái độ:
- HS có ý thức giữ gìn đồ chơi của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK.
- Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ để trên bàn để HS quan sát. 
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc dàn ý tả chiếc áo của em.
- Nhận xét, khen ngợi và cho điểm HS.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
a) Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS.
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ 
học cách quan sát một đồ chơi mà em thích. GV kiểm tra xem HS đã mang đồ chơi nào đến lớp
- Giới thiệu và ghi tựa.
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối đọc yêu cầu và gợi ý.
Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS nếu có.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- Nhóm đôi, thảo luận trả lời câu hỏi.
c) Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
d) Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu, GV viết đề bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. 
- nhận xét, sửa sai.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu bài.
- Tự làm bài.
- 4 HS trình bày kết quả quan sát.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào.
- 3 đến 5 HS tự trình bày dàn ý.
- Lắng nghe. 
4. Củng cố 
- Cho hs nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.Chuẩn bị bài:Luyện tập giới thiệu địa phương (chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với bạn).
* Điều Chỉnh, Bổ Sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van 4 tuan 1114.doc