Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 9, 10

Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 9, 10

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức -Kĩ năng:

- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.

Thái độ:

- Học tập tinh thần yêu nước của cha ông.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK và tranh minh hoạ Yết Kiêu đang lặn dưới sông, đang đục thủng thuyền giặc.

- Ý chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng lớp.

- PHT.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS kể lại chuyện ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian.

- Gọi HS nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện theo trình tự không gian và thời gian.

- Nhận xét cách kể, câu trả lời và cho điểm.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 9 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 17 BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức -Kĩ năng:
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
Thái độ:
- Học tập tinh thần yêu nước của cha ông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK và tranh minh hoạ Yùết Kiêu đang lặn dưới sông, đang đục thủng thuyền giặc.
- Ýù chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng lớp.
- PHT.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại chuyện ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian.
- Gọi HS nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện theo trình tự không gian và thời gian.
- Nhận xét cách kể, câu trả lời và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu những hiểu biết của em về câu chuyện Yết Kiêu.
- GV giới thiệu bài ghi bảng
HĐ2:. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai, GV là người dẫn chuyện. - Nhắc HS về giọng đọc. 
+Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+Yết Kiêu xin cha điều gì?
+Yết Kiêu là người như thế nào?
+Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
+Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
-GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu chuyện Yết kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn.
+Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào?
+Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
- Gọi HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện.
- GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2.
- Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện.
+Phát PHT cho từng nhóm. Yêu cầu HS làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+Gọi HS kể từng đoanï truyện.
+Gọi HS kể toàn chuyện.
+Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội dung hay nhất và cho điểm HS.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc theo vai.
-HS trả lời. HS khác bổ sung.Cả lớp theo dõi
- 2 HS đọc 
-HS trả lời
 - HS lắng nghe.
-HS trả lời
-HS trả lời
- 3 HS kể toàn truyện.
-HS theo dõi
-HS làm bài trong nhóm 4
-HS thi kể trước lớp.
- HS bình chọn 
4.Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
- Dặn HS vềà nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào vở và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 9 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 18 BÀI: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
Kĩ năng: Bước đầu biết đóng vai trao đổi, dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
Thái độ: biết bày tỏ ý kiến của mình .Tự tin trong giao tiếp với mọi người
Các KNS cơ bản:
- Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực; Thương lượng; Đặt mục tiêu kiên định.
II. Các PT/KT dạy học tích cực
- Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai
III. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi phần gợi ý.
-Giấy khổ to, bút dạ.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
HĐ1:. Giới thiệu bài:
HĐ2:. Hướng dẫn làm bài:
* Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chonï nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
* Trao đổi trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
* Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
4.Củng cố: 
- Hỏi: Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- GD KNS: Trong cuộc sống, đôi khi những người lớn trong gia đình chưa hiểu heat những suy nghĩ của các em; chính vì thế rất cần các em trao đổi, nói lên suy nghĩ và ý kiến của mình cho người thân biết để cùng chia sẻ với các em. 
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều chỉnh, bổ sung:
TUẦN: 10 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 19 BÀI: KIỂM TRA (TIẾT 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I (nêu ở tiết 1, Ôn tập)
II. Đề bài: (Do Ban chuyên môn nhà trường ra)
TUẦN: 10 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 20 BÀI: KIỂM TRA (TIẾT 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I.
- Nghe – viết được bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi)
- Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
II. Đề bài: (Do Ban chuyên môn nhà trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van 4 tuan 910.doc