Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tiết 15: Nghe-kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em - Năm học 2004-2005

Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tiết 15: Nghe-kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em - Năm học 2004-2005

 I.MỤC TIÊU:

 Rèn kĩ năng nói:

 1.Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Giấu cày. Giọng kể khôi hài.

 2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được m6t5 đoạn văn giới thiệu

 về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý kể lại truyện vui trong SGK

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 -1HS kể lại truyện vui Tôi cũng như bác.

 -1 HS giới thiệu về tổ của mình.

 -GV nhận xét, cho điểm.

B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết học này các em sẽ nghe và kể lại câu truyện vui Giấu cày

và viết được một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1502Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tiết 15: Nghe-kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2004
 Tập làm văn 
 NGHE KỂ: GIẤU CÀY
 GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
 I.MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng nói:
 1.Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Giấu cày. Giọng kể khôi hài.
 2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được m6t5 đoạn văn giới thiệu 
 về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý kể lại truyện vui trong SGK
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -1HS kể lại truyện vui Tôi cũng như bác.
 -1 HS giới thiệu về tổ của mình.
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết học này các em sẽ nghe và kể lại câu truyện vui Giấu cày 
và viết được một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em.
 HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
-GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các gợi ý trong SGK.
-GV kể chuyện lần 1, hỏi HS:
+Bác nông dân đang làm gì?
+Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào?
+Vì sao bác bị vợ trách?
+Khi thấy bị mất cày, bác làm gì?
-GV kể chuyện lần 2
-GV khen ngợi những HS nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật.
-Truyện này có gì đáng buồn cười?
Nội dung truyện như sau:
 Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, bác ta hét to trả lời:
 -Để tôi giấu cái cày vào bụi đã!
 Về nhà bác ta bị vợ trách: 
 -Oâng giáu cái cày mà la to thế , kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
 Lát sau, cơm nước sau, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ thì thào:
 -Nó lấy cày mất rồi.
 Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý, nhắc HS nhớ lại bài 2 của tiết TLV tuần trước viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
 VD: Tổ em có 6 bạn . Đó là các bạn: Giang, Hoàng, Yến, Lan, Thanh, Vân.Bạn Giang là người dân tộc Thái , các bạn còn lại là người Kinh.Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Bạn Thanh khéo tay, bạn yến chữ viết rất đẹp. Bạn Lan chăm học và học rất giỏi.bạn Yến hay giúp đỡ bạn bé. Trong tháng vừa qua Lan nhận được 15 điểm 10.
-GV thu một số bài chấm, nhận xét.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày.
- Cả lớp quan sát tranh và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý .
+Bác đang cày ruộng.
+Bác hét to: “Để tôi giấu cái cày vào bụi đã!”
+Vì giấu cày mà la to như thế thì sẽ bị kẻ gian lấy mất cày.
+Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ, thì thầm: Nó lấy mất cày rồi.
-HS nghe
-HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
-Khi đáng nói nhỏ thì lại nói to, khi đáng nói to thì lại nói nhỏ.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
-HS theo dõi và viết đoạn văn vào vở.
I IV 
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Ti - Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
-1 - Vài HS đọc bài giới thiệucủa mình về các bạn trong tổ .
-GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà hoàn thành bài viết nếu ở lớp viết chưa xong.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc