Giáo án Tiếng việt 4 - Học kỳ 1

Giáo án Tiếng việt 4 - Học kỳ 1

TUẦN : 1

Môn: TẬP ĐỌC Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

Ngày dạy :

I. MỤC TIÊU

1. Đọc lưu loát toàn bài :

· Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

· Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài

· Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc, Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 272 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 754Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 4 - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 1
Môn: TẬP ĐỌC Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
1. Đọc lưu loát toàn bài :
Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc, Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ghi chép về những cuộc phưu lưu của Dế Mèn. Truyện được nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Đến nay, truyện đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Các bạn nhỏ ở mọi nơi đều rất thích truyện này.
 Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu mà hôm nay chúng ta học là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu.( GV cho HS quan sát tranh minh họa) 
- Nghe GV giới thiệu bài và quan sát tranh minh họa .
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Dế mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
- HS đọc thầm đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- 1 HS trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- 1 HS trả lời.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
-HS tự do phát biểu ý kiến theo ý thích của từng em.
Kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (12’)
Mục tiêu :
 Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
Cách tiến hành :
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chyện, với tình cảm thái độ của nhân vật. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 3 
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bon nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bữa bọn nhện đánh em. Hôm nay chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân , vặt cánh ăn thịt em.
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Môn: CHÍNH TẢ Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Ngày dạy: 26/ 08/ 2008
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 3 chép sẵn trên bảng lớpï.
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) các em dễ đọc sai, viết sai.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết (20’)
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 3 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Bài 3
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: a) Cái bàn, b)Hoa ban
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Môn: Luyện từ và câu Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
Biết nhận diệncác bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, bộ chữ cái ghép tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
- Yêu cầu 1: Hs đếm sốtiếng trong câu tục ngữ.
- Tất cả HS đếm thầm.
Kết quả: câu 1: 6 tiếng ; câu 2: 8 tiếng.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp đếm thành tiếng, vừa đếm, vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng "bầu" ghi kết quả vào bảng.
- Tất cả HS đánh vần thầm.
- Một HS làm mẫu: đánh vầøn thành tiếng.
- Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng "bầu"
- Cả lớp suy nghĩ để trả lời. Trao đổi theo cặp.
- 1 hoặc 2HS trình bày.
- Tiếng "bầu" gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm va øcử đại diện lên bảng.
 + Mỗi nhóm phân tích 1, 2 tiếng. Yêu cầu HS kẻ vào vở và điền bảng sau:
Tiếng
Aâm đầu
Vần
Thanh
+ Rút ra nhận xét về cấu tạo của tiếng. GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:
- HS trảlời:
 Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? 
- Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
 Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng : thương,lấy, bí, cùng,tuy, rằng, khác, giống,nhưng, chung, một, giàn.
 Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng : ơi chỉ có phần vần và thanh, không có âm đầu.
2,Ghi nhớ:
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- GVsử dụng bảngphụ đã viết  ...  như tiết 1).
	2-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
(1’)
 Đôi que đan là bài thơ rất hay của tác giả Phạm Hổ. Bài thơ không chỉ nói về sự khéo léo của hai chị em bạn nhỏ mà còn nói về tấm lòng của hai chị em với những người thân trong gia đình. Chúng ta biết được điều đó qua bài chính tả nghe – viết hôm nay.
HĐ 2
Kiểm tra
Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Nghe – viết
a/ Hướng dẫn chính tả.
GV đọc một lượt bài chính tả.
Cho HS đọc thầm bài thơ.
Cho HS hiểu nội dung của bài chính tả.
GV: Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ bàn tay của chị, của em, những mũ khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra.
Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: chăm chỉ, giản dị, dẻo dai.
b/ GV đọc cho HS viết.
GV đọc cả câu hoặc cụm từ cho HS viết.
Đọc lại bài cho HS soát lại.
c/ Chấm chữa bài.
GV chấm bài.
Nhận xét chung.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm bài thơ.
-HS viết bài.
-HS rà soát lỗi.
HĐ 4
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà nhớ luyện đọc để hôm sau kiểm tra.
Rút kinh nghiệm:
 Ngày 09/01/2009 ÔN TẬP HKI : Tiết 5
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
	2- Ôn tập về danh từ,động từ,tính từ.Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm. - 1 tờ giấy khổ to để kẻ 2 bảng để HS làm BT2.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
(1’)
Trong tiết học hôm nay,các em tiếp tục kiểm tra để lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.Sau đó,chúng ta cùng nhau ôn lại về danh từ,động từ,tính từ
HĐ 2
Kiểm tra
Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ 3
Làm BT2
16’
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT cho một đoạn văn.Trong đoạn văn đó có một số danh từ,động từ,tính từ.Nhiệm vụ của các em là chỉ rõ từ nào là danh từ,từ nào là động từ,từ nào là tính từ.Sau đó,đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Các danh từ,động từ,tính từ có trong đoạn văn.
Danh từ: buổi,chiều,xe,thị trấn,nắng,phố,huyện, em bé,mắt,mí,cổ,móng,hổ,quần áo,sân,H’mông, Tu Dí,Phù Lá.
Động từ: dừng lại,chơi đùa.
Tính từ: nhỏ,vàng hoe,sặc sỡ.
b/Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
Buổi chiều,xe dừng lại ở một thi trấn nhỏ.
àBuổi chiều xe làm gì?
Nắng phố huyện vàng hoe.
àNắng phố huyện thế nào?
Những em bé H’mông mắt một mí,nhưng em bé Tu Dí,Phù Lá,cổ đeo móng hổ,quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
àAi đang chơi đùa trước sân.
-1 HS đọc to,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân vào vở(VBT).
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở(VBT).
HĐ 4
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS cần ghi nhớ những kiến thức vừa ôn tập.
Rút kinh nghiệm:
 Ngày : 10/01/2009 	ÔN TẬP HKI: Tiết 6
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	2- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
1’
Một số em chưa có điểm kiểm tra,một số em đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay cô sẽ cho kiểm tra hết.Kiểm tra xong,chúng ta cùng ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.Cụ thể là các em quan sát một đồ vật,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý,viết bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng.
HĐ 2
Làm BT2
31’
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ.Một là phải quan sát một đồ dùng học tập,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Hai là viết phần mở bài kiểu gián tiếp và phần kết bài kiểu mở rộng.
Cho HS làm bài.GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất.Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về nội dung trên bảng phụ.
-HS chọn đồ dùng học tập để quan sát.
-HS quan sát + ghi kết quả vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
-2 HS lên trình bày dàn ý trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi dàn ý trên bảng.
HĐ 3
Củng cố, dặn dò
3’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học.
Nhắc HS về nhà sửa lại dàn ý,hoàn chỉnh mở bài, kết bài,viết lại vào vở.
Rút kinh nghiệm:
Ngày : 11/01/2009
ÔN TẬP HKI: Tiết 7
Bài luyện tập
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc-hiểu nội dung bài Về thăm bà.
	2- Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng.Tìm được các động từ,tính từ có trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
1’
Để bài kiểm tra cuối học kì I đạt kết quả tốt,hôm nay các em sẽ đọc bài văn Về thăm bà.Dựa vào nội dung bài đọc,chọn được câu trả lời đúng trong các câu đã cho.
HĐ 2
Đọc thầm
3’
GV nêu yêu cầu: Các em đọc thầm bài Về thăm bà. Khi đọc,các em chú ý đến những chi tiết,hình ảnh miêu tả về ngoại hình,tình cảm của bà,chú ý đến những động từ,tính từ có trong bài.
Cho HS đọc.
-HS đọc thầm bài(2 lần)
HĐ 3
Làm câu 1
4’
Bài tập B
Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là tìm trong 3 ý a,b,c ý nào là ý đúng với yêu cầu của đề bài.
Cho HS làm bài.GV đưa bảng phụ đã chép câu 1 lên.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Câu 1: Ý c: Tóc bạc phơ,chống gậy trúc,lưng đã còng.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-1 HS lên làm trên bảng phụ.
-HS còn lại làm bài vào giấy nháp hoặc dùng viết chì đánh dấu câu đúng trong SGK.
-HS làm bài phải nêu ý kiến của mình chọn ý nào.
-Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm câu 4
4’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng:
Ý b: Sự yên lặng.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại và bài tập.
Rút kinh nghiệm:
 Ngày : 11/01/2009	ÔN TẬP HKI : Tiết 8
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- HS nghe-viết đúng chính tả bài Chiếc xe đạp của chú Tư (từ Chiếc xe của chú đến là con ngựa sắt).
	2- TLV: Biết viết mở bài theo kiểu trực tiếp (hoặc gián tiếp) tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.Biết viết một đoạn văn ở phần thân bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
1’
Trong tiết ôn tập trước,các em đã được ôn về LTVC, CT,TLV.Trong tiết học hôm nay,chúng ta tiếp tục ôn luyện về chính tả,về TLV.Các em sẽ viết một đoạn trong bài Chiếc xe đạp của chú Tư.
HĐ 2
Nghe-viết
20’
a/Hướng dẫn chính tả
GV đọc 1 lần đoạn chính tả.
Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: nhất, sánh,ro ro,rút.
GV nhắc lại nội dung bài chính tả.
b/GV đọc cho HS viết.
Đọc từng câu hoặc cụm từ.
GV đọc lại cả đoạn chính tả1 lượt.
c/Chấm chữa bài.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết từ.
-HS viết.
-HS soát bài.
HĐ 3
Làm BT B
Cho HS đọc yêu cầu của BT B.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
HĐ 4
Làm câu 2
4’
Cho HS đọc yêu cầu câu 2 + đọc 3 gợi ý a,b,c.
GV giao việc.
Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
GV chốt lại lời giải đúng.
Câu 2: Ý a: Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm,mến thương,giục cháu vào nhà cho khỏi nắng,giục cháu vào nhà cho khỏi nắng,giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
HĐ 5
Làm câu 3
3’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng: Ý c.
Có cảm giác thong thả,bình yên,được bà che chở.
HĐ 6
Làm câu 4
3’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng: Ý c.
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ,luôn yêu mến,tin cậy bà và được bà săn sóc,yêu thương.
HĐ 7
Làm câu 1
4’
Bài tập C
Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Ý b: cùng nghĩa với hiền là: Hiền từ, hiền lành.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS tìm ý trả lời đúng trong 3 ý a, b, c.
-2 HS nêu kết quả.
-Lớp nhận xét.
HĐ 8
Làm câu 2
3’
Cách tiến hành như câu 1.
Lời giải đúng:
Ý b: Hai động từ : trở về, thấy.
 Hai tính từ: bình yên, thong thả.
HĐ 9
Làm câu 3
12’
Cách tiến hành: như ở câu 1.
Lời giải đúng:
Ý c: Dùng thay lời chào.
a/ Cho HS trình bày phần mở bài.
GV nhận xét + khen những HS mở bài hay.
b/ Cho HS trình bày phần thân bài.
GV nhận xét + khen những HS viết thân bài hay.
-Một số HS đọc mở bài.
-Lớp nhận xét.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
HĐ 10
Củng cố, dặn dò 2’
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cho hay phần mở bài, thân bài đã viết ở lớp.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieng viet 4 HK1.doc