Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường Tiểu học An Phú Tân D

Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường Tiểu học An Phú Tân D

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

Tiết 1 tuần 1 ngày dạy : 12/08/2013

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 Kĩ năng sống :

-Thể hiện sự thơng cảm.

-Xác định giá trị.

-Tự nhận thức về bản thn

II. Đồ dùng dạy học

1 Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.

2 Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

3 Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài .

 

doc 286 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường Tiểu học An Phú Tân D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Tiết 1 tuần 1 ngày dạy : 12/08/2013
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	Kĩ năng sống :
-Thể hiện sự thơng cảm.
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK.
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài .
III. Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu 
-GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của học kì I lớp 4 .
- Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách .
2. Bài mới 
 a). Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ?
- HS cả lớp đọc thầm 
- HS trả lời .
 b). Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 4, 5 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó 
- Đọc mẫu lần 1. 
- HS đọc theo thứ tự : 3 đoạn
- 2 HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi SGK 
- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp . 
- Theo dõi GV đọc mẫu .
 * Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Truyện có những nhân vật chính nào ?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà 
Trò ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết điều đó ?
* Đoạn 1 : Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 .
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Đoạn 1 ý nói gì ?
* Đoạn 2 : Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 .
- Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt .
- Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào ?
- Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò ?
- Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò , cần đọc với giọng như thế nào ?
- Gọi 2 HS lên đọc đoạn 2 
- Đoạn này nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe dọa ?
- Đoạn này là lời của ai ?
- Qua lời kể của Nhà Trò , chúng ta thấy được điều gì ?
* Đoạn 3 :
- Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò , Dế Mèn đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3 .
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều 
gì ?
- Gọi HS đọc trước lớp đoạn 3 .
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Đó chính là nội dung chính của bài .
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa em thích hình ảnh nào nhất ? 
 * Thi đọc diễn cảm 
Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân 1 đoạn trong bài , hoặc cho các nhóm thi đọc theo vai .
- Dế Mèn , chị Nhà Trò , bọn nhện .
- Là chị Nhà Trò .
- HS đọc SGK .
- Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội .
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò .
- 1 HS đọc, HS cả lớp theo dõi SGK .
- HS cả lớp đọc thầm và tìm theo yêu cầu
- Của Dế Mèn .
- Thể hiện sự ái ngại , thông cảm .
- Đọc chậm thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò qua con mắt ái ngại , thông cảm của Dế Mèn .
- 2 HS đọc 
- Đoạn này cho thấy hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò .
- HS đọc thầm và dùng bút chì để tìm .
- Lời của chị Nhà Trò .
- Tình cảnh của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp .
- HS đọc thầm đoạn 3 , sau đó trả lời : 
+ Là người có tấm lòng nghĩa hiệp , dũng cảm , không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu .
+ Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn .
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xóa bỏ những bất công .
- 2 HS nhắc lại .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích . Cho biết vì sao em thích ?.
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực học tập , nhắc nhở những HS còn chưa chú ý . 
CHÍNH TẢ
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Tiết 1 tuần 1 ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt 
- Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2 b .
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu: 
Ở lớp 4 , một tuần các em sẽ học 1 tiết chính tả. Mỗi bài chính tả có độ dài 80 đến 90 tiếng được trích từ bài tập đọc hoặc các văn bản khác để các em vừa luyện đúng chính tả , vừa có thêm hiểu biết về cuộc sống , con người . Việc làm các bài tập sẽ làm cho các em tư duy , kỹ năng sử dụng Tiếng Việt 
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
- Bài tập đọc các em vừa học có tên gọi là gì ? 
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết lại đoạn 1 và 2 của bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ”và làm các bài tập chính tả 
 b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn trích 
- Gọi 1 HS đọc đoạn từ : một hôm vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
- Đoạn trích cho em biết về điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó 
-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm được
* Viết chính tả 
- Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
( khoảng 90 chữ / 15 phút ) . Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định . 
* Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Thu chấm 7 bài .
- Nhận xét bài viết của HS . 
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
 -GV cho Hs làm bài
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK .
- Gọi HS nhận xét , chữa bài .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 Bài 3 
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp , giơ tay báo hiệu khi xong để GV chấm bài .
- Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải .
- Nhận xét về lời giải đúng .
-GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn . 
3 . Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2b vào vở . HS nào viết xấu , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau .
-Dế Mèn bên vực kẻ yếu 
-HS lắng nghe
- 1 HS đọc trước lớp , HS dưới lớp lắng nghe .
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò ; Hình dáng đáng thương , yếu ớt của Nhà Trò .
- PB : Cỏ xước xanh dài , tỉ tê , chùn chùn ,..
- PN : Cỏ xước , tỉ tê , chỗ chấm điểm vàng, khỏe , ..
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở nháp .
- Nghe GV đọc và viết bài .
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát 
lỗi , chữa bài .
- 1 HS đọc .
- 2 HS lên bảng làm . 
- Nhận xét , chữa bài trên bảng của bạn .
- Chữa bài vào SGK .
- Lời giải : lẫn – nở nang – béo lẳn , chắc nịch , lông mày , lòa xòa , làm cho .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Lời giải : cái la bàn .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Tiết 1 tuần 1 ngày dạy : 
I. Yêu cầu cần đạt 
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng , có ví dụ : 
Tiếng 
Âm đầu
Vần
thanh
bầu
b
âu
huyền
Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn : âm đầu - màu đỏ , vần – màu xanh , thanh – màu vàng ) .
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: 
Những tiết luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ nói , viết thành câu đúng và hay . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cấu trúc tạo tiếng . 
2 .Bài mới: 
 a) Tìm hiểu ví dụ 
- Yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng .GV ghi bảng câu thơ :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng 
(vừa đọc vừa dùng tay đập nhẹ lên cạnh bàn ).
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc .
+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu .
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần . HS dưới lớp ghi cách đánh vần thành tiếng . 
+ Dùng phấn màu ghi vào sơ đồ : 
Tiếng ; Âm đầu ; Vần ; Thanh
Bầu – b – âu – Huyền
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi : Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ? 
Đó là những bộ phận nào ?
+ Gọi HS trả lời . 
+ Kết luận : Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận : âm đầu , vần , thanh .
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng .GV có thể chia mỗi bàn HS phân tích 2 đến 3 tiếng . 
+GV kẻ trên bảng lớp , sau đó gọi HS lên chữa bài .
- HS đọc thầm và đếm số tiếng . Sau đó 2 HS trả lời : có 14 tiếng .
- HS đếm .
Câu đầu có : 6 tiếng 
Câu sau có : 8 tiếng 
+ Cả 2 câu trên có 14 tiếng .
+ bờ âu bâu huyền bầu .
+ 1 HS lên bảng ghi , 2 đến 3 HS đọc .
+ ... u, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./ Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản./
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
-HS trình bày, nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 3)
Tiết tuần ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trang 113 và hai cách kết bài trang 122 / SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi sẵn bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
 c) Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà viết lại BT 2 và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
+Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
-HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
-3 đến 5 HS trình bày.
 Ví dụ:
a) Mở bài gián tiếp:
¶Ông cha ta thường nói Có chí thì nên, câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền- Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng vì có chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau:
¶Nước ta có những thành đồng bộc lộ từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
b) Kết bài mở rộng:
¶Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng ta ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền Tuổi nhỏ tài cao.
¶Câu chuyện về vị trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên, Có công mài sắc có ngày nên kim.
TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 4)
Tiết tuần ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
 c) Nghe-viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung bài thơ:
-Đọc bài thơ Đôi que đan.
-Yêu cầu HS đọc.
-Hỏi: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?
-Theo em hai chị em trong bài là người như thế nào ?
 * Hướng dẫn viết từ khó
-HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe-viết chính tả
 * Soát lỗi, chấm bài
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét bài viết của HS.
-Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
-Các từ ngữ: mủ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, 
.TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 5)
Tiết tuần ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
I. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT 2.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành như tiết 1.
 c) Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
-Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS chữa bài bổ sung.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn
DT DT DT ĐT DT 
nhỏ. 
TT
Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé 
DT DT DT TT DT
Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, 
DT DT DT DT DT Phù Lá cổ đeo móng hổ, 
DT DT DT DT 
quần áo sặc sỡ đang
 TT 
 chơi đùa trước sân.
 ĐT DT
-Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
-Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học. 
Hát
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT.
-1 HS nhận xét, chữa bài.
-3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, chữa bài.
-Chữa bài (nếu sai).
+Buổi chiều xe làm gì ?
+Nắng phố huyện như thế nào ?
+Ai đang chơi đùa trước sân ?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 6)
Tiết tuần ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
 c) Ôn luyện về văn miêu tả:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc nhở HS.
 +Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
 +Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
 +Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
-Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng.
 1.Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới, (do ông tặng nhân dịp sinh nhật, )
 2.Thân bài: 
-Tả bao quát bên ngoài.
 +Hình dạng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên, 
 +Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay.
 +Màu nâu đen (xanh, đỏ, ) không lẫn với bút của ai.
 +Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ), đậy rất kín.
 +Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, em bé, con gấu, )
 +Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ)
-Tả bên trong:
 +Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
 +Nét trơn đều, (thanh đậm).
 3. Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
-Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
3.Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
-3 HS trình bày.
-3 HS trình bày.
 Ví dụ:
1. Mở bài gián tiếp:
¶ Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
¶ Sách, vở, bút, mực,  là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
2. Kết bài mở rộng:
 Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên vặn nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 7)
Tiết tuần ngày dạy :
Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
 GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường
I. Yêu cầu cần đạt
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD&ĐT-Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
.TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 8)
Tiết tuần ngày dạy :
I. Yêu cầu cần đạt
	Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD&ĐT-Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET LOP 4.doc