Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 20 - Trường TH Điện Biên I

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 20 - Trường TH Điện Biên I

Trường TH Điện Biên I

Lớp : 4C-4D

GV: Lê Thị Hà

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Phân môn Tập đọc

Tiết 39 – Tuần 20

Bốn anh tài (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai.

- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2.Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả núc nác, núng thế.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

3. Giáo dục KNS: - tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

 - Hợp tác

 - Đảm nhận trách nhiệm

 

doc 22 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 20 - Trường TH Điện Biên I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Điện Biên I
Lớp : 4C-4D
GV: Lê Thị Hà
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Tập đọc
Tiết 39 – Tuần 20
Bốn anh tài (tiếp theo)
I. mục tiêu 
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2.Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả núc nác, núng thế.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
3. Giáo dục KNS: - tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
 - Hợp tác
 - Đảm nhận trách nhiệm
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
10'
10'
12'
2'
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
B.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học tiếp phần cuối câu chuyện Bốn anh tài . Chúng ta cùng tìm hiểu xem Bốn anh em Cẩu Khây đã làm thế nào để đánh thắng yêu tinh.
2. Nội dung bài:
Hoạt động1;Luyện đọc
- Từ ngữ: Cây núc nác, núng thế. 
Hoạt động2:Tìm hiểu bài.
 Câu 1: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
 Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho 4 anh em ăn và cho ngủ nhờ
ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi yêu tinh ở.
Câu 2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Yêu tinh có phép thuật phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt: Tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng yêu tinh. 
- Câu 3: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: Đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó , họ dũng cảm đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó phải quy hàng 
ý 2: Bốn anh em Cẩu Khây dũng cảm, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng yêu tinh.
 Đại ý: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Hoạt động3:Đọc diễn cảm
- Giọng hồi hộp của đoạn đầu; dồn dập gấp gáp ở đoạn tả cuộc chiến đấu của 4 anh em với yêu tinh, giọng vui khoan thai ở đoạn kết. 
- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng ở đoạn văn:
 Cẩu Khây hé cửa.// Yêu tinh thò đầu vào,/ lè lưỡi dài như quả núc nác,/ trợn mắt xanh lè.// Móng Tay Đục Máng nhanh như cắt tóm lấy lưỡi yêu tinh.// Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng.//Cẩu Khây nhổ cây bên đường quất túi bụi.// Yêu tinh đau quá hét lên,/ gió bão nổi ầm ầm,/ đất trời tối sầm lại.//Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó.//
 - Nhiều HS luyện đọc.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại đại ý toàn bài.
- Một hs đọc lại toàn bài
* PP kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
* PP trực quan, thuyết trình.
 - HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
* PP thực hành, đàm thoại
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng dãy 5 HS nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- Một số HS giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK.
- GV đọc toàn bài một lần.
* PP thảo luận trao đổi
- HS đọc thầm đoạn đầu, đọc thầm câu hỏi 1, tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh.
- GV gọi 2,3 HS đại diện cho các bàn trả lời. Sau đó, GV chốt lại.
 - HS rút ý đoạn 1
- GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 2, 3 theo hoạt động nhóm
- HS rút ý đoạn 2
* Cả lớp trao đổi tìm đại ý của câu chuyện.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói ý nghĩa của truyện.
*PP luyện tập thực hành.
- GV đọc diễn cảm bài văn
- HS nêu cách đọc đoạn văn
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- GV nhận xét tiết học.
Tranh minh hoạ
Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm
 Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Tập đọc
Tiết 40 – Tuần 20
Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn minh văn hoá Đông Sơn - nền văn hoá của một thời kì cổ xưa của dân tộc.
2. Hiểu :
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về nền văn hoá Đông Sơn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
32'
3'
A Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Bốn anh tài ( phần tiếp theo).
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó các nhà khảo cổ đã đến đây khai quật và sưu tập thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc đất Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là văn hoá Đông Sơn. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một số cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là Trống đồng Đông Sơn.
2.Nội dung bài:
 Hoạt động1:) Luyện đọc
- Có thể chia thành 2 đoạn cho HS luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến "hươu nai có gạc"
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Từ ngữ khó đọc:
- Từ ngữ: sưu tập, hoa văn, chủ đạo. tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng. 
Hoạt động2:) Tìm hiểu bài.
Đoạn 1: 
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
+ Giữa mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc  
ý 1:Trống đồng Đông Sơn rất đa dạng
Đoạn 2:
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng như thế nào?
+lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? 
+Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hỉnh ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên, con người nhân hậu, con người khao khát cuộc sống hạnh phúc ấm no 
ý 2: Hình tượng con người được miêu tả trên trống đồng.
- Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? 
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.
 Đại ý: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
Hoạt động3:Đọc diễn cảm
- Giọng cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn minh văn hoá Đông Sơn . 
- Chú ý đọc nhấn nhấn giọng, ngắt hơi ở đoạn văn sau:
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là vị trí chủ đạo của hình tượng con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động,/ đánh cá, / săn bắn. // Con người đánh trống, thổi kèn.// Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương/ và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh// Đó là con người thuần hậu, / hiền hoà, / mang tính nhân bản sâu sắc.///
C. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại đại ý
* PP kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu bài
* PP thực hành, đàm thoại
- 2 HS đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 2HS đọc cả bài.
- HS nêu từ ngữ khó đọc
- HS luyện đọc từ khó (cá nhân, đồng thanh)
- 1 HS đọc chú giải
- Một số HS giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK
- GV đọc toàn bài một lần. 
* Phương pháp vấn đáp
- 1 HS đọc đoạn 1
- HS trả lời câu hỏi 
- HS rút ra ý chính của đoạn 
- HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 
- HS phát biểu tự do. GV chốt lại.
- 2 HS trả lời 
* Cả lớp trao đổi tìm đại ý của bài.
- GV yêu cầu HS nói đại ý của bài.
* PP luyện tập thực hành..
- GV đọc diễn cảm bài văn
- HS nêu cách đọc diễn cảm .
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- GVgọi nhiều HS đọc diễn cảm : đọc từng đoạn, cả bài.
- Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm.
- GV nhận xét tiết học.
Phấn màu
Tranh minh hoạ
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Luyện từ và câu
Tiết 39 – Tuần 20
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu
- HS nắm được kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai- làm gì ?Tìm được các câu kể dạng Ai – làm gì trong bài văn. Xác định được các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó.
- Luyện tập viết một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai – làm gì.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, từ điển HS, tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật.
III. Các hoạt động dạy học .
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài "Mở rộng vốn từ : Tài năng"
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
- Các bài trước, các con học về các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu kể Ai- làm gì. Bài học hôm nay, các con tiếp tục luyện để nắm chắc về cấu tạo kiểu câu này. Các con sẽ thực hành viết đoạn văn có dùng kiểu câu đó.
2.Nội dung bài:
Hoạt động1:Nhận biết câu kể Ai làm gì ?
Bài 1: Tìm các câu kể kiểu Ai- làm gì trong đoạn văn:
Lời giải:
Các câu kể kiểu Ai- làm gì trong đoạn văn trên là:
Câu 3: Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Câu 4: Một số chiến sĩ thả câu.
Câu 5: Một số khác quây quần bên boong ca hát, thổi sáo.
Câu 7: Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Bài 2: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được
Lời giải:
Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trên vùng
 CN VN
biển Trường Sa.
Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu.
 CN VN
Câu 5: Một s ... .Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra của HS 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
 Trong HKI, các con đã được học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục của địa phương qua tiết TLV giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (tuần 16). Tiết học hôm nay giúp các con luyện tập giới thiệu những nét đổi mới của làng xóm hay phố phường nơi em ở.
Nội dung bài:
Hoạt động1:Biết cách giới thiệu về địa phương
Bài 1: (trang 19- SGK)
a) Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
b) Những nét đổi mới đó là:
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm, năng xuất khá cao. Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi.
- Nghề nuôi các phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hàng năm 2 tấn rưỡi/hec ta. Ước muốn của người vùng cao chở các về miền xuôi bán đã thành hiện thực.
- Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện, 8 hộ có phương tiện nghe-nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Hoạt động2: Thực hành giới thiệu về địa phương HS
Bài 2: (trang 20- SGK)
Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.
VD: Gia đình tôi sống ở khu Đông Bắc Ga- TP thanh hóa, trong một toà nhà 4 tầng. Ngày gia đình tôi mới chuyển đến, chỉ có một vài toà nhà hiện đại. Nay đã có rất nhiều đổi khác. Tôi muốn giới thiệu với các bạn về những đổi mới hàng này ở đây 
C. Củng cố, dặn dò
* PP Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu và ghi tên bài
* PP luyện tập, thực hành.
1 HS đọc nội dung bài 1.
Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của đề bài.
HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
HS phát biểu.
- GV chốt lại câu trả lời đúng và giúp HS nắm được dàn ý bài giới thiệu.
1 HS đọc yêu cầu 
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu
- HS giới thiệu theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS và GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét tiết học
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Kể chuyện
Tiết 20 – Tuần 20
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục tiêu: 
1. HS tìm được một truyện theo đúng yêu cầu của đề bài (nói về một người có tài).
2. Hiểu nội dung chính của câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy - học
1. Một số sách, báo, truyện viết về những người có tài mà GV và HS sưu tầm được.
2. Bảng phụ viết sẵn đề bài và một số gợi ý quan trọng. Các tranh minh hoạ trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
III. Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức dạy học 
tương ứng
Ghi chú
5’
1’
32’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
 “Bác đánh cá và gã hung thần”
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
 Chủ điểm các em đang học có tên gọi: Người ta – hoa đất. Các bài đọc trong chủ điểm này ca ngợi tài năng, trí tuệ, sức khoẻ của con người. Các em đã nghe đã đọc nhiều truyện nói về những người có sức khoẻ, có tài về một mặt nào đó. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nhớ lại và thi kể lại những câu chuyện về người có tài mà các em đã nghe, đã đọc.
2) Nội dung bài dạy
Hoạt động1) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài: 
Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe về một người có tài.
Hoạt động2:) HS tìm câu chuyện cho mình
Gợi ý 1: Nhớ lại những bài em đã học về tài năng của con người
Gợi ý 2: Tìm thêm những truyện tương tự trong sách báo.
(SGK tr 19)
Hoạt động3:) HS kể chuyện
* theo nhóm:
+ Khi giới thiệu câu chuyện, em phải nói tên truyện, nói chuyện kể về ai, về tài năng gì đặc biệt của họ. 
+ Khi kể diễn biến câu chuyện, em phải chú ý đến những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến. Nói có đầu có cuối để các bạn hiểu được.
+ Kết thúc câu chuyện, em phải đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc của mình.
 *HS thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng đã học) để cả lớp cùng trao đổi.
C. Củng cố, dặn dò
*PP kiểm tra- đánh giá. 
- 2 HS nhìn tranh trong truyện nối tiếp nhau kể theo đoạn.
 - 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét- GV đánh giá, cho điểm.
* PP thuyết trình.
- GV giới thiệu bài.
- GV ghi tên bài.
* PP thực hành, luyện tập.
- 2 HS đọc đề bài. 
(GV lưu ý HS phải chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về một người có tài về một mặt nào đó (không chọn nhầm đề tài khác). VD: Không kể về người có ý chí vươn lên trong cuộc sống)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1.
- 1 HS đọc tiếp gợi ý 2.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 1, 2 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.
Phương pháp hoạt động nhóm:
- 1 HS trong mỗi nhóm đọc gợi ý 3. Cả nhóm đọc thầm lại.
- GV nhắc lại nội dung gợi ý 3 để HS hiểu.
* GV chú ý nhắc nhở, để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên (tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu).
- GV chia nhóm cho HS kể chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
- GV nhận xét tiết học 
Phấn màu
Bảng phụ
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Chính tả
Tiết 20 – Tuần 20
(Nghe viết) Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
i. mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp“
- Phân biệt tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn (ch/ tr, uôt/ uôc) 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy- học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
4’
35’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết các từ: sản sinh, sắp xếp, suôn sẻ 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Nội dung bài:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết
- Đọc đoạn cần viết.
-Từ khó: Đân- lớp, suýt ngã
- HS viết bài
Hoạt động2- Chấm bài
Nhận xét : Lỗi
 Trình bày
 Chữ viết
Hoạt động3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: a) Điền vào chỗ trống ch/ tr, uôt/ uôc?
Lời giải: 
a) Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười
b) - Cày sâu cuốc bẫm
 - Mua dây buộc mình
 - Thuốc hay tay đảm
 - Chuột gặm chân mèo
Bài 3: SGK
Lời giải:
đãng trí - chẳng thấy - xuất trình
Thuốc bổ- cuộc đi bộ- buộc ngài
C. Củng cố dặn dò:
* Kiểm tra, đánh giá
- GV đọc, 1 HS viết lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào nháp
- GV nhận xét, cho điểm
- GV giới thiệu và ghi tên bài
* Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn viết. 
- HS tìm những từ dễ viết sai và viết vào nháp
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết
- Khi HS viết xong, các em đổi vở tự sửa lỗi cho nhau.
- GV chấm chữa nhanh bài của một tổ. Nhận xét chung
* Phương pháp thựchành luyện tập.
-1HS đọc yêu cầu của bài.
 - 2 HS làm bài vào bảng phụ
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS làm bài
- Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK rồi đọc chữa. 
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV nhận xét tiết học. 
Phấn màu
phiếu
Kế hoạch dạy học môn 
Tiếng Việt(T.T)
Phân môn:Tập đọc- Chính tả
 – Tuần 20
i. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng hiểu bài tập đọc Bốn anh tài( phần 1)-Chuyện cổ tích về loài người-Phân biệt s/x : tuần 19
II. Đồ dùng dạy học :
, phấn màu.
-Vở bài tập trắc nghiệm tuần 19
III.Các hoạt động dạy- học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
4’
35’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại tên bài tập đọc trong tuần 19
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Nội dung bài:
Hoạt động1: Củng cố nội dung hai bài tập đọc: Bốn anh tài, Chuyện cổ tích về loài người
HS làm bài tập :1,2,3
Câu 1: Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng đặc biệt :
ý D
Câu 2: vì sao Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh?
ý B
Câu 3:Người em út trong đoàn đi diệt trừ yêu tinh có tên là : Móng Tay Đục Máng
HS làm bài tập8,9,10
Câu 8: Trời sinh ra ai đầu tiên?
ý B
- Câu 9:Mẹ được sinh ra để giúp trẻ em điều gì ?
ý A
Câu 10:Câu nêu ý nghĩa của bài thơ:
ý B
Hoạt động2:Phân biệt s/x
Câu4:Nhóm từ ngữ có một từ viết sai chính tả là:
A: sửa sang, sinh sôi, xinh xắn, xáng tác
Câu5: điền vào chỗ trống:
tha thiết, làm xiếc, xanh biếc, tạm biệt
C. Củng cố dặn dò:
* Kiểm tra, đánh giá
-HS đọc
- GV nhận xét, cho điểm
- GV giới thiệu và ghi tên bài
* Phương phápthực hành cá nhân( HS làm bài tập trong bài tập trắc nghiệm trang 1,2)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đề trong vở bài tập. 
- Hs làm cá nhân 
- Chữa bài, thống nhất đáp án
Sau câu 1,2,3 Hs nhắc lại đại ý bài Bốn anh tài phần 1
Hs chọn ý : yêu cầu hs nêu ý đó và giải thích vì sao không chọn các ý còn lại
Kết thúc mỗi bài, hs đọc lại toàn bài
Điền chính xác và giải thích sai từ nào ? 
( xáng tác). 
Phấn màu
Kế hoạch dạy học môn 
Tiếng Việt(T.T)
Phân môn:Luyện từ và câu
 Tuần 20
i. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năngxác định chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ: Tài năng
II. Đồ dùng dạy học :
-Vở bài tập trắc nghiệm tuần 19
III.Các hoạt động dạy- học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
4’
35’
`1’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại tên bài luyện từ và câu trong tuần 19
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Nội dung bài:
Hoạt động1: Củng cố kí năng xác định chủ ngữ
HS làm bài tập :6,7
Bài 6: Câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn là
Mùa xuân ......mật ong
-Mùa thu.........hạt dẻ
Bài 7:Chủ ngữ là:
C:Do danh từ tạo thành
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì trả lời cho câu hỏi : Ai( cái, con ) gì ?
Hoạt động2:Mở rộng vốn từ Tài năng
Hs làm bài 13,14,15
Bài 13:viết 3 từ ngữ có tiếng tài nói về:
a, Tài năng của con người:
b, Tiền của
- Giải thích về nghĩa của từ được điền
Bài 14:Câu nói về tài trí của con người là 
B: Vắt đất ra nước thay trời làm mưa.
* Giải thích 2 câu A, C không phải vì sao?
Bai 15: Điền từ thích hợp:
Hs lên bảng điền các từ có tiếng Tài
C. Củng cố dặn dò:
* Kiểm tra, đánh giá
-HS đọc
- GV nhận xét, cho điểm
- GV giới thiệu và ghi tên bài
* Phương pháp thực hành cá nhân( HS làm bài tập trong bài tập trắc nghiệm trang 1,3)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đề trong vở bài tập. 
- Hs làm cá nhân 
- Chữa bài, thống nhất đáp án
Củng cố : chủ ngữ : do danh từ tạo nên
Vị ngữ do động từ
- hs giải thích nội dung:
- Tài trí của con người: chinh phục , chiến thắng thiên nhiên
- 2 em lên bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 4 - tuan 20.doc