Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 8 năm 2010

Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 8 năm 2010

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

 I. MỤC TIÊU :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên ,vui vẻ .

- Hiểu ý nghĩa của bài :Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4. Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ.

 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Bài cũ:

 ? HS đọc phân vai màn 1 ở bài :Ở Vương quốc Tương Lai (chú ý đọc đúng ngữ điệu ).

 2. Bài mới.

 * HĐ1: Giới thiệu bài :

 * HĐ2: HD đọc và tìm hiểu bài :

 a. Luyện đọc.

- Đọc mẫu : GV đọc diễn cảm .

 

doc 22 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 	Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tiết 1.	 
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
 I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên ,vui vẻ .
- Hiểu ý nghĩa của bài :Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4. Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ.
 II.Hoạt động dạy học : 
	1. Bài cũ:
 ? HS đọc phân vai màn 1 ở bài :ở vương quốc Tương Lai (chú ý đọc đúng ngữ điệu ).
	2. Bài mới. 
 	* HĐ1: Giới thiệu bài : 
 	* HĐ2: HD đọc và tìm hiểu bài : 
 	a. Luyện đọc. 
- Đọc mẫu : GV đọc diễn cảm .
 	- Gọi HS đọc nối tiếp .
 	- GV đọc mẫu lần 2: 
 	- HS luyện đọc .
 	- HS luyện đọc nhóm đôi : 
 	- 2 HS đọc diễn cảm cả bài . 
 	b.Tìm hiểu bài :
 	? Câu thơ nào được nhắc lại nhiều lần. 
 	 ? Nhắc lại như vậy nói lên điều gì . 
? Đó là những ước mơ gì. ( ước mơ cho cây cối tốt tươi ,con người khoẻ mạnh, thời tiết mát lành ,ấm áp , không còn chiến tranh , chỉ còn ngọt ngon )
? HS đọc khổ 3,4 và giải thích ý nghĩa của 2 khổ đó . ( thế giới đầy những điều ấm áp tốt tươi , ước mơ hoà bình ,hạnh phúc ) 
 ? Nhưng ước mơ đó như thế nào . ( Chính đáng ,cao đẹp và thật đáng yêu ) 
 ? Em có ước mơ gì . ( HS trả lời , GVnhận xét và kh.khích những ước mơ cao đẹp , có thể thực hiện được ) 
HS đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc bài thơ .
Thi đọc thuộc lòng bài thơ .
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 ? Nêu ý nghĩa bài thơ . 
 - Về nhà học thuộc bài thơ và thi đua biểu diễn cảm xúc của bài . 
Tiết 2.	 
Toán
T36: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm bài 1 (a: dòng 2, 3; b: dòng 1, 3), bài 2.
 II. Các hoạt động dạy học
	* HĐ1: Ôn về kiến thức :
Gv y/c Hs nhắc lại kiến thức đã học có liên quan đến bài học 
 (Đó là các bài học về t/c của phép cộng ?
 ? Nêu quy tắc tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật ? ) 
 GV cho hs nhắc lại và làm bài tập củng cố ? 
 * HĐ2: Thực hành.
	GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1b, 2 (dòng 1, 2), bài 4a trong vở bài tập toán.
GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng, chấm một số bài, chữa bài
Bài 1 GV cho lần lượt HS đọc kết quả, cả lớp đối chiếu với bài làm của mình, nhận xét và sửa sai.
	Bài 2,4 : HS trình bày cách giải : 
 ? Làm thế nào để tính được nhanh ,thuận tiện ? 
 ? Khi làm bài tập này cần áp dụng tính chất nào ? 
 ? Đối với bài tính chu vi ,diện tích thì gv cần cho Hs nhắc lại quy tắc nhiều lần vì những dạng bài này sẽ sử dụng nhiều .
 - Cả lớp nhận xét bài Hs chữa và sửa bài của mình. 
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 GV nhận xét chung tiết học.
 Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Tiết 3:	
Lịch sử
ôn tập
I. Mục tiêu.
Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: 
+ Khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập .
Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
 II. Đồ dùng dạy học:
	Trục và băng thời gian III. Các hoạt động dạy học
	* HĐ1: Làm việc theo nhóm 
Gv treo băng đã chuẩn bị sẵn Gv y/c các nhóm cử đại dện lên dán băng giấy vào các cột mà nhóm mình đã chuẩn bị .
 Các nhóm khác bổ sung , sửa chữa lỗi sai 
 * HĐ2: Làm việc cá nhân.
 Hs kiểm tra xem các trục thời gian đã đúng? Sai ? 
 Các cá nhân ghi các sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian ấy 
 Cả lớp nhận xét và KL: 
 Năm 700 TCN ; năm179 TCN ; năm 938 
	* HĐ3: Làm việc cả lớp.
 Mỗi nhóm GQ 1 y/c ở Bt 1,2,3, sau đó cả lớp thảo luận đánh giá
 Gv chốt lại ý đúng rồi cho cả lớp nhắc lại các giai đoạn lịch sử hào hùng ấy 
 Hs chơi trò chơi L/S : "Tìm các địa chỉ đỏ" : Đó là cách cho các em tìm các nhân vật tiêu biểu của LS đã học , nêu tiểu sử, tóm tắt, công lao của các vị ấy đối với đất nước, nhân dân 
	Nếu Hs nào nêu được nhiều,được thưởng, 
	Gv giới thiệu sách cho Hs tìm và tham khảo để GD t/c đối với các danh nhân 
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
	- Đọc và ghi nhớ các mốc thời gian tiêu biểu
4.
Thể dục
GV CHUYêN
Buổi chiều 
Tiết 1: 	
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu :
Luỵện tập phương pháp phát triển câu chuyện theo cách sắp xếp các sự việc theo thứ tự thời gian .
 II. Hoạt động dạy học :
 	1. Củng cố kiến thức :
 ? Các câu chuyện em đã được học có câu chuyện nàođược sắp xếp theo thứ tự thời gian ?(Vào nghề ) 
 	 ? Câu chuyện nào được sắp xếp theo thứ tự khác. 
 	 2. Nội dung luỵện tập : 
* HĐ1: Hãy nhớ lại Nd câu chuyện Vào nghề và sắp xếp các sự việc theo trình tự nhất định ?
* HĐ2: Câu chuyện phát triển theo một trình tự chặt chẽ . Hãy tóm tắt các sự việc ấy. 
* HĐ3: Dựa vào cách sắp xếp của câu chuyện ấy để sắp xếp các sự việc và phát triển tiếp tụccâu chuyện sau :
" Ngày xưa có 2 cha con sống với nhau. Người cha rất yêu thương con gái nên dù nhà rất nghèo nhưng ông vẫn luôn cố gắng chiều theo mọi ước muốn của con. Một hôm, cô bé nói :
Con muốn có một chiếc váy đỏ thật đẹp .
Được rồi, cha sẽ mua váy đẹp cho con ! Người cha nói. 
Ông đã làm lụng suốt ngày đêm để có tiền và một ngày nọ đã mua về cho con một chiếc váy tuyệt đẹp.
 	ít hôm sau, cô bé lại nói :
Con muốn có những hạt ngọc để gắn lên chiếc váy 
Em hãy tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện trên với kết cục sau: Người cha đi mãi vào rừng sâu để tìm ngọc cho con gái, đi mãi, đi mãi đến khi kiệt sức,gục xuống và biến thành những hạt sương. Cô gái ân hận về ước muốn của mình, đi vào rừng tìm cha cho đến lúc chân mỏi, bụng đói, ngã xuống và biến thành bông hoa hồng nhung .
	Gv y/c Hs đọc kĩ đề bài và thảo luận với bạn về cách xử lí đề bài 
Gv cho Hs 1 số thời gian nhất định, Hs làm bài xong, Gv chấm bài = cách cho các nhóm đọc bài lên, các nhóm khác sửa chữa nhận xét .
	Cả lớp thống nhất đáp án đúng nhất à chữa bài và ghi nhớ bài học .
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
	Gv chọn và cho Hs đọc bài khá nhất làm mẫu, 
Tiết 2.
Mĩ thuật
GV CHUYấN
Tiết 3:	
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hay người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
 ? Nêu những bệnh lây qua đường tiêu hoá .
 ? Nêu nguyên nhân gây bệnh .
 ? Cách phòng tránh . 
	2. Bài mới. 
* HĐ1: Hs làm việcvới SGK và kể chuyện
 - HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau : 
 ? Hs chia 3 nhóm hình như sau :-1:gồm h 1, 4 8 (đau răng)
	 -2:gồm hình 2, 3, 5 (viêm phổi )
	 -3:gồm hình 6, 7, 9 ( đau bụng )
? Ba nhóm kể chuyện nguyên nhân gây đau và động tác diễn tả trạng thái lúc bị đau ?
 ? Em đã bao giờ bị bệnh chưa ? Khi bị bệnh em cảm thấy như thế nào 
 ? Khi bị bệnh thì ta phải lầm gì ?
 ? Sau khi khỏi bệnh rồi ta có cảm giác như thế nào ? 	 
 * HĐ2: Kết luận : 
 Gv cho Hs đọc phần :Bạn cần biết trong SGK ? và nêu nhấn mạnh điều Hs cần làm khi bị bệnh .
 * HĐ3: Trò chơi đóng vai :”Mẹ ơi con sốt ’’:
 	- Gv nêu tên trò chơi, luật chơi và chia nhóm Hs 
 	- Gv phổ biến tình huống ;
 	- Hs thảo luận biện pháp giải quyết tình huống.
 	- Đại diện nhóm trình bày trước lớp về cách xử lí tình huống .
- Gv nhận xét và bổ sung thêm vè cách giải quyết ,xử lí tình huống một cách phù hợp .
 - Gv củng cố bài và dặn Hs thực hành bảo vệ sức khoẻ . 
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 - Cần tăng cường bảo vệ sức khoẻ bằng cách giữ gìn sức khoẻ cá nhân.
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Tiết 1:	
Chính tả(NV)
trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Tìm đúng ,viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bẳng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/ iêng để điền vào ô trống .
II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
- GV nhắc lại một số yêu cầu về giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nề nếp học tập.
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Giới thiệu bài.
Bài học hôm nay các em sẽ nghe- viết đúng một đoạn trong bài : “trung thu độc lập ’’
	* HĐ2: Hướng dẫn nghe- viết.
	- GV đọc đoạn văn cần viết một lượt, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai : trại ,phấp phới ,mười lăm năm 
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa ,lùi vào một ô 
 - Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
	- GV đọc bài- HS viết vào vở.
	- GV đọc lại bài HS rà soát một lượt.
- Chấm một số bài, GV nhận xét chung.
	* HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
	HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi và chấm chữa bài.
	Bài tập 1. Hai HS lên bảng điền.
	Bài tập 2.Là BT lựa chọn, nên chọn bài 2b vì đó là bài HS hay nhầm lẫn nhất
 ? Đoạn truyện vừa rồi nói lên điều gì ?
 HS trả lời , Gv nhấn mạnh ý và chuyển Bt 3
 Gv nhắc nhở Hs chữa bài và dặn Hs luyện viết ở nhà . 
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả cần ghi nhớ để lần sau không viết sai nữa.
Tiết 2:	
Toán
T37: tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu.
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó .
- Bước đầu biết giải bài toán có liên quan đến dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.
- Làm bài 1, 2.
 II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ đã viết sẵn VD như SGK
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 3 tiết trước (SGK). 
 + Một HS tóm tắt, một HS trình bày bài giải.
	Nhận xét, ghi điểm.
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó 
 ? Hs đọc nhiều lần Bt 1 ở SGK 
 Gv ghi bảng phần tóm tắt và hỏi :
 ? Bài toán cho ta biết gì ? (tổng và hiệu 2 số đó ) 
 ? Bài toấn y/c ta tìm gì ? 	
 ? Hãy vẽ sơ đồ vào vở nháp ( 1Hs vẽ ở bảng ) 
 Số lớn : |---------------------|--------| 
 11 70
 Số bé : |---------------------|
 	? Nhìn vào sơ đồ em cho biết ta có thể tìm 2 số đó bằng cách nào ?
 	 Gv y/c Hs tính vào vở nháp ( 1 em làm trên bảng ) 
Cả lớp nhận xét bài làm của bạn , đối chiếu vào bài của mình và cho đọc kết quả .
 Gv và Hs cả lớp đưa ra KL : - Tìm số lớn ? ( T + H ) : 2
 - Tìm số bé ? ( T - H ) : 2
 * HĐ2: Thực hành :
	Gv cho H ...  mở đầu ở mỗi đoạn văn. Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. 
- HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	HS đọc bài làm tiết trước: Trong giấc mơ bà tiên cho ba điều ước......
	GV nhận xét và đánh giá.
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Giới thiệu bài.
	* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
	Bài tập 1: 	
	Một HS đọc phần luyện tập ở tiết thuộc tuần 7 cả lớp theo dõi SGK
 - Hs đọc nối tiếp 4 đoạn của bài kể chuyện đó.
 Gv y/c Hs sắp xếp 4 đoạn đó hoàn chỉnh một câu chuyện 
- ở từng đoạn GV yêu cầu Hs đọc phần thêm vào để liên kết đoạn :
- VD : Mùa thu năm ấy .........
Rồi một hôm  ..............
Thế là từ đó  ...................
Chẳng bao lâu ....................
- Mỗi đoạn có một vế câu hoặc mộtcâu để làm cho bài văn trở nên lô gích chặt chẽ .
- Gc y/c Hs đọc cả phần liên kết đoạn rồi hỏi : 
 	 ? Câu chuyện này được sắp xếp theo thứ tự nào ? 
 	 ? Các đoạn đó được gắn với nhau qua cái gì ? (câu liên kết đoạn ) 
	Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn viết vào vở bài tập. 
 ? Các sự việc đó là gì ? Thứ tự đó đã hợp lí chưa ? 
 	HS trình bày bài làm, nhận xét,bổ sung thêm.
	Lưu ý HS mỗi câu chuyện cần có : đoạn văn . Mỗi đoạn lại cần có:
	- Mở đoạn:
	- Diễn biến : 
	- Kết thúc : 
GV chấm một số bài và kết luận : Muốn câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu lô gích và sắp xếp các sự việc một cách hợp lí với trình tự nhất định .Cần có câu liên kết đoạn . 
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
	Dặn HS về nhà xem lại đoạn văn.
Tiết 2	
Toán
T39: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
 I. Mục tiêu
	- Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc bẹt( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
	- Làm bài 1, 2 (chọn 1 trong 3 ý).
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ vẽ sẵn các góc	 - Ê ke 
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Giới thiệu về góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
 a.GT góc nhọn :
 GV chỉ vào góc rồi nói : Đây là góc nhọn :đỉnh O, các cạnh là OA, OB .
O
A
B
GV chỉ vào một góc khác rồi yêu cầu Hs đọc tên góc , cho biết đó là góc gì ? 
Gv y/c Hs chú ý vào góc GV áp ê ke vào một cạnh, đỉnh trùng đỉnh và hỏi : góc này lớn hay bé hơn so với góc vuông ? (Hs : Bé hơn ) 
 H
 M
 N
 	 Cứ như vậy đối với các góc còn lại : (lớn hơn góc vuông là góc tù ) 
Q
R
K
 b. Góc còn lại trên bảng là góc gì ? ( góc này có đặc điểm gì ? bằng 2 góc 	vuông ) 
Ta gọi góc này là góc bẹt . Vậy góc bẹt là góc như thế nào 
 Góc bẹt là góc = 2 góc vuông . 
 Gv y/c Hs nhắc lại các khái niệm về góc đã nhận dạng ở trên ? 
 * HĐ2: Hs đọc ghi nhớ và làm một bài tập nhỏ về nhận dạng góc .
 * HĐ3: Luyện tập , thực hành :
 HS làm Bt 1, 2( chọn 1 trong 3 ý) ở vở BT 
 Gv theo dõi Hs làm bài và củng cố KT 
 Gv chấm bài – chữa bài 
 * HĐ4: Trò chơi : 
 Gv t/c cho Hs chơi trò chơi “ nhanh mắt , nhanh tay’’: Gv dùng 1 số góc có số đo gần bằng nhau , đưa ra cho Hs nhận dạng . Mỗi lần Hs nhận sai Gv dừng lại cho đo lại góc để phân định thắng , thua . Ai có nhiều góc đúng thì thắng cuộc .
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 Hs tập nhận dạng hình bằng cách tự vẽ , cắt và đo 
Tiết 3:	`	
Tin học
GV chuyên
Tiết 4:	
Luyện từ và câu 
 Dấu ngoặc kép 
I. Mục tiêu :
 	 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép , cách dùng dấu ngoặc kép 
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng vào việc viết câu văn có dấu ngoặc kép .
II. Hoạt động dạy học:
	1. Bài cũ:
 Viết và cho biết tên sau đây có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?
 Crixtian An đec xen. 
 Gv nhận xét và y/c Hs sửa chữa , củng cố cách viết tên người nước ngoài .
	2. Bài mới. 
* HĐ1: Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	* HĐ2: Nhận xét :
- Hs đọc y/c đề bài và chỉ ra các bộ phận được đặt trong dấu ngoặc kép :
 	-TN: “người lính ”đầy tớ trung thành ..không có dấu hai chấm .
- Câu: “ Tôi chỉ có một ham muốn được học hành’’ câu này được đặt sau dấu hai chấm và dấu ngoặc kép 
 	? Khi nào dấu hai chấm được đặt độc lập . (dùng cho cụm từ ngữ ) 
? Khi nào dùng phối hợp với dấu 2 chấm .
 	( Đặt trọn vẹn câu , đoạn văn ) 
 	 Dấu ngoặc kép được dùng với nghĩa đặc biệt (VD: bt 3 )
* HĐ3: Luyện tập thực hành :
 - Gv y/c Hs thực hành ở vở Bt 
	- Chấm một số bài của HS.
 	- Cho Hs chữa bài khó , Hs chữa bài vào vở 
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 - Dặn HS nhớ ghi nhớ để viết đúng .
Buổi chiều	
Tiết 1: 
Khoa học
ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phảI ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh . 
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy pha được dung dịch ô-rê-zôn hoặc chuẩn bị cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy 
II. Đồ dùng :
- Vỏ bao đựng thuốc ô rê zôn .	
- Dụng cụ để pha ô rê zôn .
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	? Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
? Khi bị bệnh em cảm thấy ntn .
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đ/v người bị bệnh thông thường 
	- GV nêu câu hỏi:
	-? Kể tên các món ăn cho người mắc các bệnh thông thường ?
 ? Đ/v người bị bệnh nặng nên cho ăn cháo đặc hay loãng ? Tại sao ? 
 ? Đối với người không muốn ăn hoặc ăn quá ít ta cần cho ăn n t n ? 
 - Gv cho Hs thảo luận và ghi vào phiếu 
 * HĐ2: Thực hành pha d d ô rê zôn. 
 Sau khi thực hành pha uống xong HS có thể uống thử . 
* HĐ3: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	Bước 1: HS làm việc theo mhóm.
	HS quan sát các hình 30, 31(SGK )
	?- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.?
	? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến các bệnh Tại sao?
	? - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh ?
	Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày; Nhận xét, bổ sung.
	* HĐ4: Vẽ tranh cổ động.
	Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn vẽ tranh.
	- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
	- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Thảo luận tìm ý cho bức tranh truyên truyền giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	- Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần.
	Bước 2: HS thực hành.
	Bước 3: Trình bày và đánh giá.
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
	- Nhắc nhở HS ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.	
Tiết 2:	`	
Tiếng Anh
GV chuyên
Tiết 3:	
Hướng dẫn thực hành
Luyện viết : Đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục tiêu:
- Luyện viết và trình bày đúng chính tả một đoạn trong bài " Đôi giày ba ta màu xanh "
	- Hs chú ý các âm, vần , dấu thanh dễ lẫn .
	- Chọn làm bài thi luyện chữ lần 1
II. Hoạt động dạy học :
 	* HĐ1: Củng cố bài : 
 Đọc bài văn :" Đôi giày ba ta màu xanh" 
( Gv gọi 2 Hs đọc lại bài văn đúng hấp dẫn ) 
? Tìm các tiếng có dấu thanh: `/~ hoặc âm vần dễ lẫn như :
v/d/gi: dáng (dáng dịu dàng ) / giáng ( giáng sinh )/ váng nước hoặc giày
 ( giày dép ) , d ( dạy dỗ ) / v (vay mượn )
* HĐ2: Luyện viết :
 	 Gv đọc bài cho Hs viết bài 
	 Hs viết và trình bày bài đẹp đúng và khoa học 
Đối với Hs vết sai âm, vần Gv cho các em đánh vần lại cho đúng sau đó cho viết lại đúng chữ có vần, âm đó 
	Hs tự soát lỗi và sửa lỗi cho mình và cho bạn 
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
- GV chú ý cho HS luyện viết ở nhà . Đặc biệt đối với những HS sai nhiều các âm vần. 
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng.	
Tiết 1: 
Tập làm văn
Luyện tập về phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
	-Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dungtrích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai. 
	- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tậpvới sự gợi ý cụ thể của GV.
 II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
Trong kể chuyện bộ phận nào làm cho các ý lên kết với nhau làm cho câu chuyện trở nên chặt chẽ với nhau ?
 ( phần liên kết câu , liên kết đoạn ) 
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Giới thiệu
	* HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
	- Một HS đọc đề bài và các gợi ý, cả lớp đọc thầm theo.
	- Hướng dẫn HS nắm chắc các yêu cầu của đề.
 	- GV gạch chân dưới các từ quan trọng.
	-Yêu cầu HS đọc thầm ba gợi ý.
	- HS làm bài sau đó kể chuyện theo nhóm.
	- Các nhóm cử người lên kể chuyện
	-Cả lớp và GV nhận xét lời kể của bạn.
	- HS trả lời, GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng để cả lớp nhận xét.
	? Trình tự sắp xếp các sự việc n t n ?( theo thứ tự thời gian hay không gian ? ) 
- Gv cho Hs nhận ra được không gian khác với thời gian chổ nào và cho Hs kể chuyện theo thứ tự đó .
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 ? Có những cách XD, phát triển câu chuyện nào ?.
 	- GV nhận xét bài học, tuyên dương những HS phát triển câu chuyện tốt .
Tiết 2. 
Âm nhạc
GV CHUYÊN
Tiết 3: 
Toán
T40: Hai đường thẳng vuông góc
 I. Mục tiêu	
Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
- Làm bài 1, 2, 3 (a) 
 II Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ
 Ê ke và thước thẳng 
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	Hai Hs lên bảng vẽ các loại góc đã học .
 Cả lớp nhận xét . ghi điểm.
	2. Bài mới. 
	* HĐ1: Giới thiệu
	* HĐ2: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
- GV vẽ hình CN ABCD lên bảng như (SGK)
	- Cho HS nêu 4 góc vuông chung đỉnh .
? Kéo dài 2 cạnh ra các phía ta được những đường thẳng nào vuông góc với nhau.
 ? Nêu tên các góc vuông tạo thành từ 2 đường thẳng ấy .
 * HĐ3: Luyện tập, thực hành .
 Hs làm vào vở BT
 Gvcho Hs kiểm tra bằng cách dùng ê ke đo góc đó có đặc điểm gì ? 
 Chấm và chữa bài .
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dò HS.
 Tiết 4: 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 8
 	 * HĐ1: .Đánh giá các mặt hoạt động của lớp:
a. Nề nếp:
-Tương đối ổn định, HS đi học đầy đủ . Các nề nếp sinh hoạt khá nghiêm túc như: đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép
b. Vệ sinh trực nhật: 
Lớp học gọn gàng, sạch sẽ, khu vực được phân công các em làm nhanh và sạch.
c. Sách vở đồ dùng học tập: 
Các em có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập theo yêu cầu.
d. Chất lượng học tập :
- Có sự chuyển biến nhưng chưa rõ nét, một số em còn lười học Nhìn chung còn non, chữ viết của các em còn xấu và cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, biểu hiện tiến bộ chưa rõ nét
* HĐ2: Triển khai kế hoạch tuần 9:
	- Duy trì nề nếp học bài, làm bài và các nề nếp khác theo quy định 	- Kèm cặp học sinh yếu	- Bồi dưỡng HS khá
	- Rèn chữ viết cho học sinh. 
	- Đôn đốc thu nộp.
- Làm tốt công tác vệ sinh, trực nhật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet(1).doc