Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Đinh Hữu Thìn

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I – MỤC TIÊU:

- Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa đất nước ta trong bài Đường đi Sa Pa.

- Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt r / d / gi hoặc v / d / gi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 2a phô tô ra giấy A3.

- Bài tập 3a viết vào bảng phụ

- Các từ ngữ cần kiểm tra bài cũ viết sẵn vào một tờ giấy.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Môn : Tập đọc
Tiết : 59
Thứ ngày tháng năm 200 
Hơn một nghìn ngày 
vòng quanh trái đất
I- Mục tiêu:
1. Đọc : - Từ khó Xê- vi- la, Ma-gien- lăng, biển lặng, nước, Ma- tan.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
2. Hiểu: - Từ ngữ: Ma- tan, xứ mạng
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II - Đồ dùng dạy học : - ảnh chân dung Ma- gien- lăng.
- Bản đồ thế giới, bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III – Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- KT bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi!từ đâu đến ? và TLCH
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm 
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu ycầu của giờ học, ghi bảng
- lắng nghe, ghi vở
2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
-Viết bảng: Xê- vi- la, Ma- gien- lăng, Ma- tan.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc, 
- Gọi HS đọc, chỉnh sửa cách đọc
- HS đọc bài theo trình tự:
Yêu cầu 6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- 2 HS cùng bàn nối tiếp nhau đọc
- 2 HS đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 trao đổi và TLCH
- 2 HS cùng bàn trao đổi thảo luận TLCH
- Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+Vì sao Ma- gien- lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
- Vì nơi đây sóng yên biển lặng
- GV chốt và chuyển ý
- Lắng nghe
- Gọi HS đọc 3 đoạn
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường.
2-3 h/s kể
- Gọi HS đọc đoạn 4,5 và 6 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
+ Hạm đội của Ma- gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Treo bản đồ chỉ rõ hành trình của hạm đội
+ Đoàn thám hiểm của Ma- gien - lăng đã đạt những kết quả gì ?
- Đọc thầm toàn bài và nêu ý chính của bài,
- Ghi ý chính lên bảng
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3
- Treo bảng phụ có đoạn văn
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
+ Nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là HS các em cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học
2-3 h/s kể
+ Châu âu- Đại Tây Dương- Châu Mĩ- Thái Bình Dương- Châu á- ấn Độ Dương- Châu Phi.
+ Đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới
Ghi vở
3 h/s tiếp nối nhau đọc
Thi đọc diễn cảm theo nhóm
Lắng nghe
Luyện đọc trong nhóm
Lắng nghe
Môn : Chính tả
Tiết : 30
Thứ ngày tháng năm 200 
đường đi sa pa
I – Mục tiêu: 
- Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa  đất nước ta trong bài Đường đi Sa Pa.
- Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt r / d / gi hoặc v / d / gi
II. đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a phô tô ra giấy A3.
- Bài tập 3a viết vào bảng phụ
- Các từ ngữ cần kiểm tra bài cũ viết sẵn vào một tờ giấy.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kt bài cũ
- Kiểm tra HS đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết trước.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ:
+ trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình.
- Nhận xét chữ viết từng HS 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu yêu cầu của giờ học
- Lắng nghe
2 Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ – viết
- 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm theo
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào ?
- 2 HS trả lời
+ Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên
- 2 HS trả lời
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết
- HS nối tiếp trả lời theo ý hiểu
- Các từ: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì 
c) Nhớ, viết chính tả
d) Chấm bài – nhận xét bài viết của HS
- GV thu 10 – 15 vở
- HS viết bài
- Thu vở cho GV
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Gv nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa.
- Hoạt động nhóm 4, hoàn thành phiếu
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc, các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung
- Viết vào SGK bằng bút chì.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành. HS dưới lớp nhận xét
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp viết bằng bút chì vào SGK
- Đọc, nhận xét bài làm của bạn
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc và ghi nhớ các câu văn ở bài tập 3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở Bài tập 2 vào vở.
- Lắng nghe
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 59
Thứ ngày tháng năm 200 
Mở rộng vốn từ: du lịch- thám hiểm
I – Mục tiêu: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về du lịch, thám hiểm
- Viết được đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm trong đó có sử dụng các từ ngữ vừa tìm được.
- Yêu cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề, ngữ pháp.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ và bút dạ
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm phần a, b của BT4
- Gọi HS dưới lớp TLCH.
- 2 HS lên bảng làm
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị ?
+ Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào ?
+ Có thể dùng kiểu câu nào để nêu yêu cầu, đề nghị ?
- Nhận xét câu trả lời của từng HS.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng
- Nhận xét, cho điểm
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Muốn viết được đoạn văn hay chúng ta cần phải tìm được các từ ngữ đúng chủ đề và hiểu nghĩa của chúng, chúng ta bắt đầu làm bài tập.
- Lắng nghe, ghi vở
2 Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS đọc
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
- Hoạt động nhóm 4
- Phát bảng, bút cho từng nhóm
- Hoàn thành bài
- Yêu cầu 1 nhóm lên treo kết quả, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh để được bài đầy đủ nhất.
- Treo kết quả, đọc bổ sung
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- 4 HS đọc tiếp nối (mỗi HS đọc 1 mục)
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ.
- Cho HS thảo luận trong tổ.
- Phổ biến cuộc thi
- 1 HS đọc
- Hoạt động trong tổ
- Lắng nghe GV hướng dẫn
- Cho HS thi tìm từ
- Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- Thi tiếp sức tìm từ
- 3 HS tiếp nối đọc (mỗi HS đọc 1 mục)
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn: các em tự chọn nội dung mình viết về du lịch, hoặc về thám hiểm hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng được tham gia, có sử dụng một số từ ngữ đã tìm được ở BT1, BT2.
- Yêu cầu HS tự viết bài
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Cả lớp viết bài vào vở. 3 HS viết vào bảng nhóm
- Gọi HS viết vào bảng nhóm, lên đọc bài của mình
- Đọc, chữa bài
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt
5 - 7 HS đọc đoạn văn mình viết
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
Môn : Kể chuyện
Tiết : 30
Thứ ngày tháng năm 200 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục tiêu: 
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy học
- HS và GV sưu tầm một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm: truyện danh nhân, truyện thám hiểm, truyện thiếu nhi.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, bảng nhóm.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng (mỗi HS kể 2 đoạn)
- Gọi HS nêu ý nghĩa của truyện
- Nhận xét, cho điểm 
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu giờ học, ghi bảng
- Lắng nghe, ghi vở
2 Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài của tiết kể chuyện
- 2 HS đọc to
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm
- Lắng nghe
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
- GV định hướng hoạt động và khuyến khích HS: hãy giới thiệu câu chuyện mình định kể với các nội dung có tên là gì hoặc kể về ai ? Em đã nghe chuyện đó từ ai hoặc đọc, xem truyện đó ở đâu ?
- Lần lượt HS giới thiệu truyện.
b) Kể trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm có 4 em.
- 4 HS cùng hoạt động trong nhóm
- Gọi 1 HS đọc dàn ý kể chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- 1 HS đọc
- Khi 1 HS kể, HS khác lắng nghe, hỏi lại bạn nội dung, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn HS sôi nổi trao đổi 
- Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện.
+ 5 - 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- Cho HS bình chọn
- Cho điểm HS kể tốt.
- Tham gia bình chọn và đánh giá bạn.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện, kể cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
Môn : Tập đọc
Tiết : 60
Thứ ngày tháng năm 200 
Dòng sông mặc áo
I – Mục tiêu: 
1. Đọc:- Từ khó: Làm sao, lụa đào, bao la, ráng vàng, sao lên, lặng yên, là đà,nở.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên.
2. Hiểu: - Từ khó: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc tiếp nói, 1 HS đọc toàn bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và TLCH.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và TLCH. 
- Nhận xét và cho điểm. 
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Quan sát trả lời:
- GV giới thiệu ghi bảng 
- Lắng nghe, ghi vở
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ (3lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS
- HS đọc theo trình tự:
Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- HS đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn nối tiếp đọc 
- Yêu cầu Hs đọc toàn bài thơ
- 1 HS đọc toàn bài thơ.
- GV đọc mẫu
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b)Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài trao đổi và TLCH.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi và TLCH.
+ Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu” ? 
+ Vì dòng sông luôn luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
+ Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả rất “điệu” của dòng sông?
+ Thướt tha, mới may, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh
+ “Ngẩn ngơ nghĩa là gì? 
+ Ngẩn ngơ: Ngây người ra, không còn chú ý gì xung quanh, tâm .chí để ở đâu đâu.
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy ?
- 4 HS tiếp nối trả lời
+ Vì sao tác giả lại nói sông mặc áo lụa đào khi nắng lên, áo anh khi trưa đến?
+Cách nói “ Dòng sông mặc áo”có gì hay?
+ Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu 
+ 8 dòng thơ đầu miêu tả gì ?
- Màu áo của dòng sông vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
+ 6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì ?
- Miêu tả màu áo của dòng sông lúc đêm khuya và trời sáng.
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài ?
- Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói nên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương 
c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối bài thơ, cả lớp đọc thầm tìm cách đọc hay.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn.
- Mỗi đoạn 3 HS đọc diễn cảm.
-Yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
+3-5 HS đọc bài.
- Thi đọc cả bài.
+3- 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ cho em biết điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau Ăng - Co - Vát.
- 2 Hs trả lời.
Môn : Tập làm văn 
Tiết : 59
Thứ ngày tháng năm 200 
Luyện tập quan sát con vật
I – Mục tiêu: 
- Biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết chính, cần thiết để miêu tả.
- Tìm được các từ ngữ, hình ảnh sinh động, phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hoạt động của con vật định miêu tả.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ đàn ngan trong SGK.
- Sưu tầm các tranh, ảnh về chó, mèo.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nói lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 3 HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu yêu cầu giờ học và ghi bảng
- Lắng nghe, ghi vở.
2. Luyện tập
*Bài 1:
- Tranh treo minh hoạ đàn ngan và gọi HS đọc bài văn.
- 2 HS đọc to
- GV giới thiệu 
- Lắng nghe
*Bài 2:
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng.
- Hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.
- Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay.
- 3 - 5 HS trả lời theo sự cảm nhận của bản thân
- Yêu cầu HS ghi lại vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích.
- Kết luận: Về miêu tả một con vật
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc to
+ Khi miêu tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần chú ý điều gì ?
- Cần chú ý tả: bộ lông, cái đầu hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi.
- Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở.
- Làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào bảng.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả con mèo
Từ ngữ miêu tả con chó
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Đôi mắt 
- Bộ ria
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Nhân xét, khen ngợi những HS biết quan sát tốt.
*Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc to.
- Gv định hướng: Phải quan sát thật kĩ hoạt động của con vật. Khi tả chỉ cần tả những đặc điểm nổi bật.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào hai cột trên bảng. 
- 3 -> 5 HS đọc bài làm của mình.
Hoạt động của con mèo 
Hoạt động của con chó
- Nhận xét, khen ngợi, cho điểm
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả hình dáng hoạt động của con chó hoăch con mèo và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 60
Thứ ngày tháng năm 200 
Câu cảm
I – Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
- Nhận diện được câu cảm, biết chuyển các câu kể thành câu cảm.
- Biết sử dụng câu cảm trong các tình huống cụ thể.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn: - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !
	 - A! Con mèo này khôn thật!
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hoặc thám hiểm.
- 3 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu nội dung của bài học- ghi bảng
- Lắng nghe, ghi vào vở.
2 Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1,2,3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1
- 1 HS đọc to
- Hai câu văn trên dùng để làm gì ?
- Trao đổi theo cặp, tiếp nối nhau TLCH.
- Cuối các câu văn trên có dấu gì ?
- Dấu chấm than.
- Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên.. của người nói.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Trong cảm câu thường có các từ ngữ: ôi. chao, chà, quá, lắm, thật cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc to.
- Yêu cầu: Em hãy đặt một số câu cảm.
- 3 -> 5 HS đặt câu.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Luyện tập
*Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc to.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng đặt câu, lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt 
- Nhận xét.
- Gọi HS có cách nói khác đặt câu
- Bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Viết vào vở.
* Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1 HS đọc to.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày. GV sửa chữa cho từng HS. GV ghi nhanh các câu cảm.
- GV nhận xét bài làm của HS 
*Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1 HS đọc to.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Lắng nghe
- Gợi ý: các em phải đọc đúng giọng của câu đó, đặt mình vào tình huống ấy và có thể đặt câu đó trong những tình huống cụ thể.
- Gọi HS phát biểu
- 3 à 5 HS nối tiếp nhau phát biểu.
- Nhận xét, khen ngợi 
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, tập đặt câu cảm viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu cả và chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
Môn : Tập làm văn
Tiết : 60
Thứ ngày tháng năm 200 
Điền vào giấy tờ in sẵn
I – Mục tiêu: 
- Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạmu trú, tạm vắng.
II. đồ dùng dạy học
- Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho HS và phóng to dán trên bảng lớp.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả dáng con vật; 2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và hỏi: Đây là gì ?
- Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào?
- GV giới thiệu bài:
- 1 HS trả lời
- 2 à 3 HS trả lời
- Lắng nghe
p2 Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu
- Treo tờ phiếu phô tô và hướng dẫn HS cách viết.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
HS nối tiếp nhau TLCH
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai. Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu ?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào, thuộc quận hoặc huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?
+ Lí do hai mẹ con đến ?
+ Thời gian xin ở lại bao lâu ?
- Vừa chỉ vào từng mục trong phiếu, vừa hướng dẫn và ghi mẫu.
+ Mục họ và tên chủ hộ: ghi tên chủ hộ (theo hộ khẩu) của gia đình nơi hai mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ: phải ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi.
Địa chỉ: Số nhà 101 ngõ 90 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 
Họ và tên chủ hộ: Nguyễn Ngọc Minh.
Điểm khai báo tạm trú tạm vắng số 2, phường, xã Nghĩa Đô, quận, huyện Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Yêu cầu HS tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài.
- Làm phiếu, chữa bài cho nhau
- Gọi 1 HS đọc phiếu, nhận xét.
- 3 -> 5 HS đọc phiếu
*Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và TLCH.
- GV kết luận toàn bài.
- 1 HS đọc to
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Lắng nghe
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ghi nhớ cách điền vào phiếu và quan sát con vật mà em yêu thích.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_30_dinh_huu_thin.doc