Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 35 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 35 - Đinh Hữu Thìn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 - Kiểm tra đọc – hiểu ( lấy điểm ) – Yêu cầu như ở tiết 1 .

 - Hệ thống hoá và củng cố các từ ngữ thuộc 2 chủ điểm: khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.

 - Hiểu nghĩa các từ thuộc chủ điểm, củng cố kỹ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học HTL ( như ở tiết 1 )

 - Phiếu kẻ sẵn bảng

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 35 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 200
ôntập cuối học kì ii ( tiết1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc lấy điểm 1số bài tập đọc và HTL từ tuần 19- 34.
- Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu120 chữ/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản .
- Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hệ thống được1số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài TĐ trong hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống 
II/. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19- 34.
- Phiếu học tập nhóm kẻ sẵn bảng .
Chủ điểm
Tên bài
Tên tác giả
Thể loại
Nội dung chính
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC: Kết hợp trong tiết kiểm tra.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu
GV nêu yêu cầu giờ học. Ghi bảng.
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS lên đọc bài và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét và cho điểm.
3. Lập bảng tổng kết
- GV tổ chức 2 nhóm HS tổng kết các bài TĐ trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống ( mỗi nhóm 1 chủ điểm).
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS mở mục lục sách, đọc tên các bài TĐ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành phiếu.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi nhóm xong trước lên dán phiếu, đọc phiếu.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài ( Mỗi lượt 5 HS lên gắp thăm ) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Lần lượt từng HS nối tiếp lên kiểm tra.
- Đọc và TLCH.
- Theo dõi nhận xét.
- 2 nhóm thực hiện.
- 1 HS đọc.
- Đọc tên các bài tập đọc: Đường đi SaPa, Trăng ơi từ đâu đến?, Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất, Dòng sông mặc áo, Ăng-co-vát, Con chuồn chuồn nước, Vương quốc vắng nụ cười, con chim chiền chiện, tiếng cười là liều thuốc bổ, Ăn “ mầm đá”.
- 4 HS đọc thầm lại các bài, trao đổi và làm bài.
- Cử đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Phiếu thảo luận nhóm (Tiết 1)
Chủ điểm
 Tên bài
Tên tác giả
Thể loại
 Nội dung chính
Khám phá 
thế giới
Tình yêu
 cuộc sống
 	 Thứ ngày tháng năm 200
 ôn tập cuối học kì ii (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc – hiểu ( lấy điểm ) – Yêu cầu như ở tiết 1 .
 - Hệ thống hoá và củng cố các từ ngữ thuộc 2 chủ điểm: khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
 - Hiểu nghĩa các từ thuộc chủ điểm, củng cố kỹ năng đặt câu. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học HTL ( như ở tiết 1 ) 
 - Phiếu kẻ sẵn bảng 
 Chủ điểm 
 Các từ đã học 
Đồ dùng cần cho du lịch thám hiểm: Vali, lều trại...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Kết hợp trong tiết học.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu giờ học và ghi bảng.
2.Kiểm tra đọc.
- GV tiếp tục kiểm tra HS đọc lấy điểm .
Cách tiến hành như ở tiết 1.
3.Thống kê các từ đã học.
*Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trao đổi thảo luận để lập bảng thống kê các từ đã học trong tiết mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi hoàn thành.
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm lên dán phiếu trên bảng, đọc phiếu.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung những từ nhóm bạn chưa có .
- GV ghi nhanh vào phiếu các từ HS bổ sung.
- GV kết luận các từ đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hỏi : Trong bảng các từ trên, những từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa ? 
- Gọi HS giải nghĩa các từ bạn vừa nêu . Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải nghĩa lại .
- Yêu cầu HS đặt câu với các từ vừa giải nghĩa. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
C.Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà quan sát cây xương rồng hoặc sưu tầm tranh ảnh về cây xương rồng.
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc.
- Nhận phiếu trao đổi thảo luận hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm dán phiếu, đọc phiếu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- Tiếp nối nhau nêu những từ mình chưa hiểu nghĩa.
- Tiếp nối nhau giải nghĩa các từ bạn chưa hiểu 
- Tiếp nối nhau đặt câu trước lớp.
- Lắng nghe.
Phiếu thảo luận nhóm (Tiết 2)
 Chủ điểm 
 Các từ đã học 
 Thứ ngày tháng năm 200
ôn tập cuối học kỳ 2 ( Tiết 3 )
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc ( lấy điểm ) – Yêu cầu như ở tiết 1 .
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL ( như tiết 1 )
- HS chuẩn bị tranh ảnh cây xương rồng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Kết hợp trong tiết học.
B.Bài mới. 1.Giới thiệu .
- GV nêu yêu cầu giờ học và ghi bảng.
2.Kiểm tra đọc.
- GV tiếp tục kiểm tra lấy điểm cách tiến hành như ở tiết 1.
3.Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối .
* Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Cho HS quan sát cây xương rồng ( hoặc tranh ảnh về cây xương rồng )
- Hỏi: 
 + Cây xương rồng có những đặc điểm gì nổi bật ?
* Gợi ý: Đoạn văn xương rồng mà các em vừa học là văn bản được lấy từ sách phổ biến khoa học, tác giả miêu tả rất tỷ mỉ về loại cây này: Thân, cành, lá , hoa , quả, hạt , ích lợi... nhưng khi miêu tả cây xương rồng cụ thể các em phải có những cảm xúc, tình cảm của mình đối với loài cây này. Chỉ miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây, những ấn tượng của em về loài cây này.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
- Cho điểm những HS viết tốt.
C/ Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả cây xương rồng và tiếp tục luyện đọc.
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm bài văn SGK.
- 2 HS đọc bài văn Xương rồng.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
 + Cây xương rồng là loài cây có thể sống được ở nôi khô cạn, xa mạc.
 + Cây xương rồng chứa nhiều nước , có gai sắc nhọn, có mủ trắng, lá nhỏ.
 + Nhựa xương rồng rất độc.
 + Xương rồng được trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc.
- Lắng nghe
- 3-5 HS đọc đoạn văn.
- Lắng nghe.
 Thứ ngày tháng năm 200
ôn tập cuối học kỳ 2 ( Tiết 4 )
I. Mục tiêu:
 - Ôn luyện về các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến .
 - Ôn tập về trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Kết hợp trong tiết học.
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu tiết học và ghi bảng.
2.Ôn tập.
* Bài 1,2.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm bài văn. tìm các câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu kể và viết vào giấy khổ to.
- Gọi 1 nhóm lên dán phiếu trên bang. đọc phiếu.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận lời giải đúng: Trong bài văn trên có một câu hỏi, 2 câu cảm, 2 câu khiến, 2 câu kể .
* Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Tiến hành tương tự bài 2.
*Lời giải.
- Có một lần trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ 
 TN chỉ thời gian
giấy thấm vào mồm .
- Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy 
 TN chỉ nơi chốn
lại cục giấy thấm trong mồm...
- Chuyện xảy ra đã lâu
 TN chỉ thời gian
- Thực tình tôi chẳng muốn kể và thấy ngượng quá
TN chỉ nguyên nhân
- Tôi cố tình làm thế để khỏi phải đọc bài
 TN chỉ mục đích
- Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa
 TN chỉ mục đích
C/ Củng cố, dặn dò.
- Câu chuyện kể về điều gì ? 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiêp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm .
- Làm việc theo cặp.
- Dán phiếu, đọc phiếu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, chữa bài.
- Câu hỏi: 
+ Răng em đâu, phải không ?
- Câu kể :
 + Có một lần trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.
 + Thế là má sưng phồng lên 
 + Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.
- Câu cảm:
 + Ôi, răng đau quá !
 + Bộ răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !
- Câu khiến: 
 + Em về nhà đi !
 + Nhìn kìa !
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
 Thứ ngày tháng năm 200
ôn tập cuối học kì ii (tiết5)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc ( lấy điểm) – ( yêu cầu như tiết 1).
 - Nghe- viết chính xác, đẹp bài thơ Nói với em.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ( như ở tiết 1 )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Kết hợp trong tiết ôn tập.
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Kiểm tra đọc.
- GV tổ chức kiểm tra HS đọc các bài tập đọc đã học. Cách tổ chức như đã tiến hành ở tiết 1
3.Viết chính tả.
a.Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Gọi HS đọc bài thơ Nói về em.
- Hỏi:
 + Nhắm mắt lại, em nhỏ sẽ thấy được diều gì ?
+ Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
b.Hướng dẫn viết từ khó.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
c.Nghe- viết chính tả.
d.Soát lỗi, chấm bài.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Nhắm mắt lại em nhỏ sẽ nghe được tiếng chim hót, tiếng bà kể chuyện, gặp bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, cô Tấm, cha mẹ.
+ Bài thơ nói về trẻ em luôn được sống trong tình yêu thương, trong những câu chuyện cổ tích và trong thiên nhiên tươi đẹp
- HS đọc và viết các từ: nhắm mắt, lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya, vất vả...
- HS viết bài.
- Soát lỗi.
- Lắng nghe.
 Thứ ngày tháng năm 200
ôn tập cuối học kì ii (tiết 6 )
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc – hiểu ( lấy điểm ) – Yêu cầu như tiết 1.
 - Thực hành viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng ( như tiết 1 ).
 - Tranh minh hoạ về chim bồ câu. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Kết hợp trong tiết ôn tập.
B.Bài mới. 1.Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu giờ hoc. Ghi bảng.
2.Kiểm tra đọc.
- GV tổ chức kiểm tra HS đọc lấy điểm các bài tập đọc đã học. Cách tổ chức như đã tiến hành ở tiết 1.
3.Thực hành viết đoạn văn.
*Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ về hoạt dộng của chim bồ câu.
- GV hỏi: Em sẽ miêu tả hoạt động nào của chim bồ câu ?
- GV hướng dẫn: Đoạn văn mà các em vừa đọc được trích từ sách phổ biến khoa học, ở đây người ta tả rất tỉ mỉ hoạt động đi lại của chim bồ câu, giải thích tại sao bồ câu lắc đầu liên tục. Trong đoạn văn của mình các em miêu tả hoạt động của chim bồ câu gắn với tình cảm của mình. Như vậy đoạn văn mới hay được.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài văn của mình.GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị kiểm tra 
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung thành tiếng trước lớp
- Quan sát tranh.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
 + Khi chim bồ câu nhặt thóc.
 + Khi chim bồ câu mẹ mớm mồi cho con.
 + Khi đôi chim bồ câu đang rỉa lông, rỉa cánh.
 + Khi chim bồ câu thơ thẩn trên mái nhà.
- Lắng nghe.
- 5-7 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
 Thứ ngày tháng năm 200
ôn tập cuối học kì ii (tiết 7)
I. Mục tiêu:
 - Ôn luyện cho HS kiến thức về đọc hiểu, luyện từ và câu .
 - HS làm bài tập dưới hình thức trắc nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập trong SGK/168 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: Kết hợp trong tiết ôn tập.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập 
- GV yêu cầu HS mở SGK/ 168 Đọc thầm và làm bài bằng bút chì vào SGK.
- Sau khi HS làm xong GV cùng HS chữa bài.
*GV chốt các kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, các bộ phận của câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ).
C.Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc HS ôn tập tốt chuẩn bị thi học kì.
- Lắng nghe, ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_35_dinh_huu_thin.doc