Giáo án Tiếng việt lớp 4 - Tuần 6 - GV: Cáp Phi Dũng - TH Minh Tân

Giáo án Tiếng việt lớp 4 - Tuần 6 -  GV: Cáp Phi Dũng - TH Minh Tân

TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , tình cảm , bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .

- Hiểu ND : Nỗi dằn vật của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ( trả lời được các CH trong SGK )

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa bài tập đọc trang 55 SGK phóng to.

-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

1. KTBC:4 phút

-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.

-Hỏi:

+Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?

+Cáo là con vật có tính cách như thế nào?

+Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?

-Nhận xét và cho điểm HS .

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 4 - Tuần 6 - GV: Cáp Phi Dũng - TH Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , tình cảm , bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
- Hiểu ND : Nỗi dằn vật của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân , lịng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ( trả lời được các CH trong SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 55 SGK phóng to.
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
1. KTBC:4 phút
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.
-Hỏi:
+Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
+Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 30 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
 a. Giới thiệu bài: 1 phút
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:10 phút
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài: 10 phút
-Gọi HS đọc đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
.-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
-Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
-Tóm ý chính đoạn 2.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và nêu ý nghĩa của bài.
-Ghi ý nghĩa của bài.
* Đọc diễn cảm: 10 phút
-Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 Bước vào phòng ông nằm, Oâng đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Thi đọc toàn truyện.
-Nhận xét, cho điểm học sinh.
-Lắng nghe.
-HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+Đoạn 1: An-đrây-ca đến mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
-2 HS đọc
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thần và trả lời.
+An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn..
-An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
-1 HS đọc thành tiếng.
Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
-3 HS thi đọc.
-4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
-3 HS thi đọc. 
Đọc 1-2 đoạn
3. Hoạt động nối tiếp:3 phút
-Hỏi: +nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài
==========================o0o==========================
Thứ ba, ngày tháng năm 2009
CHÍNH TẢ 	
TIẾT 6
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài . - Làm đúng BT2 (CT chung )BT CT phương ngữ (3) a / b
II. Đồ dùng dạy học: 
Từ điển (nếu có) hoặc vài trang pho to.
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
1.KTBC: 4 phút
-Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết.
-Nhận xét chữ viết của HS .
2. Bài mới: 30 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
 a. Giới thiệu bài: 1phút
-Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu truyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc.
 b. Hướng dẫn viết chính tả: 20 phút
 * Tìm hiểu nội dung truyện:
-Gọi HS đọc truyện.
-Hỏi:
+Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện.
-Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
 * Hướng dẫn trình bày:
-Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
 * Nghe-viết;
 * Thu chấm, nhận xét bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 10 phút
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập (nếu có)
-Chấm một số bài chữa của HS .
-Nhận xét.
 Bài 3:
a/. –Gọi HS đọc.
-Hỏi: +từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
-Phát giấy và bút dạ cho HS .
-Yâu cầu HS hoạt động trong nhóm (có thể dùng từ điển)
-Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
-Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Ôâng có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
-Hs viết bảng con
-Các từ: ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
-Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
-1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
+Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
-Hoạt động trong nhóm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài.
Viết từ khó nhiều lần vào bc
3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
==========================o0o==========================
v Rút kinh nghiệm:
	Thứ tư, ngày tháng năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – Tiết 11
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng ( ND Ghi nhớ ) .
 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu và ý nghĩa khái quái của chúng ( BT1 , mục III ) nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đĩ vào thực tế ( BT2 )
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi.
 -Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ.
 -Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
1. KTBC: 4 phút
-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì? Cho ví dụ.
-Nhận xét, cho điểm HS .
2. Bài mới: 30 phút
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
 a. Giới thiệu bài: 1phút
-Gv viết 1 câu ngắn có tên riêng, viết hoa.
VD: Bạn Hùng là một học sinh ngoan.
-Hỏi : + Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ vừa tìm được trong câu trên?
-Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 b. Tìm hiểu ví dụ: 10 phút
 Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từ đúng.
-Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam (vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông đặc biệt là sông Cửu Long) và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta.
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
-Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
 c. Ghi nhớ:
-Hỏi : +Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ.
+Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
 d. Luyện tập:15 phút
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
-Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét. Bổ sung.
-Kết luận để có phiếu đúng.
-Hỏi : +Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung?
+Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
-Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
-Hỏi: +Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay da ... làm bài của HS .
+Ưu điểm:
Nêu tên những HS viết bài tốt, số điểm cao nhất.
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
Nhật xét chung về bài cả lớp đã xác định đúng kiểu bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diễn đạt.
+Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS (không nêu tên HS ).
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
*Chú ý: GV cần nhận xét rõ ưu điểm hay sai sót của HS vào bài cụ thể. Tránh lời nói làm HS kém xấu hổ, tự ti. GV nên có những lời động viên khích lệ các em cố gắng hơn nữa ở bài sau. Nếu HS không đạt yêu cầu, GV không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn.
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
-Phát phiếu cho từng HS .
*Lưu ý: GV có thể dùng phiếu họăc cho HS chữa trực tiếp vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn.
-Đến từng bàn hướng , dẫn nhắc nhở từng HS.
-GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
-Gọi HS bổ sung, nhận xét.
-Đọc những đoạn văn hay.
-GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước.
-Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét. 
-Nhận bài và đọc lại.
-Nhận phiếu hoặc chữa vào vở.
+Đọc lời nhận xét củaGV .
+Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu hoặc gạch chân và chữa vào vở.
+Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
-Đọc lỗi và chữa bài.
-Bổ sung, nhận xét.
-Đọc bài.
-Nhận xét, tìm ý hay.
Hướng dẫn HS chữa bài vào vở.
3. hoạt động nói tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau.
v Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: 
 - Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - tự trọng ( BT1 , BT2 ) Bước đầu biết xếp từ hán việt cĩ tiếng “ trung ” theo hai nhĩm nghĩa ( BT3 ) và đặt câu được với một từ trong nhĩm ( BT3) 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng lớp viết sẵn bài tập 1.
 -Thẻ từ ghi:
 -Từ điển -Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
1. KTBC: 4 phút
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1.Viết 5 danh từ chung.
2. Viết 5 danh từ riêng.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 30 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
 a. Giới thiệu bài:
-Trong giờ luyện từ và câu hôm nay, chúng ta cùng mở rộng và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trong.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài
-Gọi HS làm nhanh lên bảng ghép từ ngữ thích hợp. 
-Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 -Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Tổ chức thi giữa 2 nhóm thảo luận xong trước dưới hình thức.
Nhóm 1: Đưa ra từ.
Nhóm 2: tìm nghĩa của từ.
Sau đó đổi lại. Nhóm 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để nhóm 1 tìm từ.
-Nếu nhóm nào nói sai 1 từ, lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm hoạt động sôi nổi, trả lời đúng.
-Kết luận lời giải đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và làm bài.
-Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động theo cặp, dùng bút chì viết vào SGK.
-Làm bài, nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài, nếu sai.
-1 HS đọc bài.
- HS hoạt động trong nhóm
-2 nhóm thi.
-2 HS đọc lại lời giải đúng.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
- nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài (nếu sai)
KKhọc sinh đưa ra một vài từ thuộc chủ đề dựa vào các bài đa học
3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài tập 1, bài tập 4 vào vở và chuẩn bị bài sau.
===============================o0o==============================
v Rút kinh nghiệm:
	Thứ sáu, ngày tháng năm 2009
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
 -Dựa vào 6 tranh minh họa chuyện 3 lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1 )
- Biết phát triển ý nêu dưới 2 , 3 tranh để tạo thành 2 , 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh ).
 -Bảng lớp kẻ sẵn các cột:
Đoạn
Hành động của nhân vật
Lời nói của nhân vật
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu
Vàng, bạc, sắt
III. Hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
-Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ tiết trước (trang 54).
-Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn.
-Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy- học bài mới: 30 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HTĐB
 a. Giới thiệu bài:
-Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+Truyện có những nhân vật nào?
+Câu truyện kể lại chuyện gì?
+Truyện có ý nghĩa gì?
-Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV chữa cho từng HS , nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
-Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
-GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chành trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
-Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
-Lắng nghe.
-5 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
-Lắng nghe.
-Quan sát, đọc thầm.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
-Nhận xét lời kể của bạn.
-Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
-Đọc phần trả lời câu hỏi.
KK HS trả lời các câu hỏi đơn giản
Đọc lai đoạn van sau khicác nhóm kê
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình 
nhân vật
Lưỡi rìu vàng,
Bạc, sắt
1
Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông 
 “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”.
Chàng ở trần, đón khố, người nhễ nhại mồ hôi.
Lưỡi rìu sắt bóng loáng
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn.
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.
3
Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay.
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con.”
Chàng trai vẻ mặt thật thà.
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ : “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở.
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn.
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”.
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng.
3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút
-Hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì?
-Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TV 4 CKT co HTDB.doc