Giáo án Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 7

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 7

Tập đọc

Trung thu độc lập

I. Mục tiêu: ( Thép Mới)

- Bước đầu biết đọc rành mạch, lưu loát, diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .(trả lời được các CH trong SGK)

- KNS: Biết xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân)

II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:

1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.

2. Phương pháp: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai ( đọc theo vai)

 

doc 16 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu: ( Thép Mới)
- Bước đầu biết đọc rành mạch, lưu loát, diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .(trả lời được các CH trong SGK)
- KNS: Biết xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.
2. Phương pháp: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai ( đọc theo vai)
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.
3. Dạy bài mới 
*Giới thiệu chủ điểm và bài học:
*HĐ 1: Luyện đọc
MT: Biết đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
- Rèn đọc 
- GV rút ra từ khó 
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Hát 
- HS trả lời 
- HS khá đọc toàn bài.
- HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2lượt).
- Luyện đọc theo cặp.*Lưu ý HSKT
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe 
*HĐ 2: Tìm hiểu bài
MT: Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .(trả lời được các CH trong SGK)
HT: Cá nhân, lớp
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực.
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
HS: Phát biểu ý kiến.
* ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước ..
@Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
- Lắng nghe 
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả ( nhớ - viết )
 Gà Trống và Cáo
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b 
- Rèn HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu, Vở CT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 3. Cả lớp làm ra nháp.
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu – ghi đầu bài:
*HĐ 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết:
MT: Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi.
HT: Cá nhân, lớp
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Hát 
- Thực hiện 
HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần.
- Cho viết từ khó
- Đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
- Viết bảng con
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV chốt lại để HS nhớ cách viết:
+ Ghi tên vào giữa dòng.
+ Chữ đầu dòng viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng 
- Lắng nghe
- GV theo dõi
HS: Gấp sách và viết bài. Lưu ý HS KT viết ½ bài viết
- GV chấm từ 7 đến 10 bài.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
MT: Làm đúng BT (2) a/b
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
+ Bài 2: 
- Nêu nhiệm vụ, yêu cầu học tập
- Giao việc cho từng nhóm 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- GV treo bảng phụ cho HS lên thi tiếp sức.
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
+ Bài 3: 
Dành cho HS Khá, giỏi
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
GV chốt lại ý đúng:
3a) - Ý chí 3b) - Vươn lên
 - Trí tuệ - Tưởng tượng 
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà học và làm bài.
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mụcIII), tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT3) 
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ địa lý Việt Nam, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu – ghi đầu bài:
- Hát 
- HS trả lời 
HS: 2 HS lên bảng làm bài tập.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
MT: vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mụcIII), tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT3) 
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
+ Bài 1:
- Giao nhiệm vụ học tập cho HS
 - Gọi HS nhận xét
VD: Nguyễn Văn Minh xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, 
- Ba HS lên bảng viết. Lớp làm vở.
- Nhận xét bạn viết bảng.
HSKT viết tên của mình 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
HS: Đọc yêu cầu bài tập,
 Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét.
VD: xã Minh Tiến huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Ba HS lên bảng viết. Lớp làm vở.
- Nhận xét bạn viết bảng.
+ Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên và giải thích yêu cầu của bài.
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta. Viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Làm việc trong nhóm
- Các nhóm lên dán kết quả:
+ Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, 
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nước ta và ghi lại các tên đó.
+ Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Xuân Hương, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hang Pắc - Bó, 
- GV nhận xét xem nhóm nào viết được nhiều nhất tên các tỉnh, tổng kết cho điểm nhóm thắng cuộc.
- Lắng nghe 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.	
- Về nhà học bài. 
 Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
I. Mục tiêu:
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK), kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lai niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. 
- HS thấy được vẻ đẹp của ánh trăng để thấy giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người ( đem đến niềm hi vọng tốt đẹp ).
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS kể.
- Nhận xét, cho điểm.
Hát
HS: 1 - 2 em kể câu chuỵên về lòng tự trọng mà em đã được nghe, đọc.
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu – ghi tên bài
*HĐ 1: GV kể chuyện
MT: Nghe, nắm diễn biến câu chuyện
HT: Cả lớp
- GV kể lần 1
HS: Nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Xem tranh minh họa đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- GV kể lần 3
- Lắng nghe 
*HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
MT: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK), kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể). Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
HS: Tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
a. Kể chuyện trong nhóm:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
HS: Kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 em, mỗi em kể theo 1, 2 tranh sau đó kể toàn chuyện. Kể xong HS trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.HSKT nêu ý 1 tranh
b. Thi kể trước lớp:
GV nhận xét, tuyên dương 
HS: 2 - 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - 1 vài HS thi kể cả câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời các câu hỏi a, b, c của yêu cầu 3.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, đúng nhất, hiểu chuyện nhất, 
- Lời giải:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
b) Hành động của cô cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
 - Về nhà tập kể cho mọi người nghe. 
Tập đọc
Ở vương quốc tương lai
I. Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.(trả lời được CH 1,2).
- Giáo dục HS yêu thích văn học nước ngoài 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa .
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, cho điểm.
Hát
HS: 2 em nối nhau đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời câu hỏi 3, 4.
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu và ghi đầu bài:
*HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 1: “Trong công xưởng xanh”
MT: Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn 1 và hiểu được nội dung
HT: Cả lớp, cá nhân, nhóm
a. GV đọc mẫu màn kịch:
HS: Quan sát tranh minh họa màn 1.
b. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: (2 lượt)
HS đọc nối tiếp 
c. HS luyện đọc theo cặp:
- Từng nhóm luyện đọc 
d. 1 - 2 HS đọc cả màn kịch:
- HS đọc 
e. Tìm hiểu nội dung màn kịch:
- Tin - tin và Mi - tin đi đến đâu và gặp những ai?
- đến vương quốc Tương Lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương Lai?
- Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta.
- Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
HSKT nêu 1 ý 
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kỳ lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như 1 con chim.
+ Một cái máy biết rò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì?
- Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục vũ trụ.
g. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai:
HS: 1 em dẫn chuyện.
7 em đọc theo phân vai.
2 tốp thi đọc.
*HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 2: “Trong công xưởng xanh”
MT: Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn 2và hiểu được nội dung
HT: Cả lớp, cá nhân, nhóm
a. GV đọc diễn cảm màn 2:
HS quan sát tranh màn 2.
b. Đọc nối tiếp đoạn:
c. Luyện đọc theo cặp:
d. 1 - 2 HS đọc cả màn:
HS đọc nối tiếp 
Luyện theo nhóm 
e. Tìm hiểu nội dung:
HS trả lời theo câu hỏi của GV
g. GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn 2 theo phân vai: 
@ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
HS thi đua đọc diễn cảm 
HS nhắc lại nội dung bài 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài.
 Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn.(đã cho sẵn cốt truyện)
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, tuyên dương 
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu và ghi đầu bài:
*HĐ 1: Bài tập 1
MT: Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn.(đã cho sẵn cốt truyện)
HT: Cá nhân, lớp
+ Bài tập 1: 
Hát 
HS: 2 em nhìn tranh phát triển ý nêu thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
HS: 1 em đọc cốt truyện “Vào nghề”.
- GV giới thiệu tranh.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS nêu tên các sự việc chính trong cốt truyện trên.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
HS: Phát biểu. HSKT nhắc 1 đoạn 1
1) Va - li - a mơ ước đánh đàn.
2) Va - li - a xin .chuồng ngựa.
3) Va - li - axin làm quen với chú ngựa.
4) Say này Va - li - a trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
HĐ 2: Bài tập 2
MT: HS biết lựa chọn để viết được 1 đoạn văn kể chuyện hoàn chỉnh
HT: lớp, cá nhân
- Giao nhiệm vụ học tập 
- GV theo dõi, nhận xét
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.
- Đọc thầm lại 4 đoạn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết lại vào vở.
- 1 số em làm vào phiếu dán bảng.
- GV gọi 1 số HS đọc kết quả bài làm.
- Thực hiện
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
- Lắng nghe
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hay.
Luyện từ và câu
Cách viết hoa tên người . Tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT 2 
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ địa lý Việt Nam, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét
Hát 
HS nêu
HS: 2 HS lên bảng làm bài tập.
3. Dạy bài mới 
* Giới thiệu và ghi đầu bài:
 *HĐ 1: Bài tập 1
MT: Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam 
HT: Cá nhân, lớp, nhóm
+ Bài 1:
- Nêu yêu cầu 
- Giao nhiệm vụ học tập 
- Theo dõi HS trình bày trước lớp 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, đọc giải nghĩa từ Long Thành (cuối bài).
- Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng và tự sửa lại.HSKT nêu 1 tên viết không đúng
- 3 - 4 em HS làm bài trên phiếu dán bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
VD: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, 
- Lắng nghe, sửa sai
HĐ 2: Bài tập 2
MT: viết đúng một vài tên riêng 
HT: lớp, nhóm, cá nhân
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên và giải thích yêu cầu của bài.
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta. Viết lại các tên đó đúng chính tả.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nghe GV giải thích, chia nhóm và làm bài theo nhóm.
- Các nhóm lên dán kết quả:
+ Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, 
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nước ta và ghi lại các tên đó.
+ Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Xuân Hương, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hang Pắc - Bó, 
- GV nhận xét xem nhóm nào viết được nhiều nhất tên các tỉnh, tổng kết cho điểm nhóm thắng cuộc.
- Lắng nghe
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài. 
 Tập làm văn
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp thứ tự câu chuyện theo trìmh tự thời gian.
- KNS: Biết tư duy sáng tạo; phân tích , phán đoán, thể hiện sự tự tin, hợp tác.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn đề bài và gợi ý.
2. Phương pháp: Làm việc nhóm, trình bày, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét
Hát 
HS: 2 em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”.
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu và ghi đầu bài
*HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
MT: Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp thứ tự câu chuyện theo trìmh tự thời gian.
HT: Cá nhân, lớp
1 em đọc đề bài và các gợi ý.
Cả lớp đọc thầm.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề.
Lắng nghe
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
HS: Đọc thầm gợi ý 3, suy nghĩ trả lời.
HS: Làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Lưu ý HSKT
Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện thi.
- GV và cả lớp nhận xét. VD:
1) Một buổi trưa hè em mơ thấy một bà tiên đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại bà dịu dàng bảo:
- Giữa trưa nắng chang chang mà cháu không đội mũ nón thì sẽ bị cảm đấy !
Vì sao cháu đi mót lúa giữa trưa thế này?
Em đáp:
- Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trưa đi mót lúa cho ngan ăn đỡ cha mẹ. Buổi chiều cháu đi học.
Bà tiên bảo:
- Cháu ngoan lắm, bà sẽ tặng cháu 3 điều ước.
2) Em không dùng phí 1 điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho em trai em bơi thật giỏi vì em thường lo cho em bị ngã xuống sông. Điều ước thứ 2 em ước cho bố em khỏi bệnh hen xuyễn để mẹ đỡ vất vả. Điều ước thứ 3 em ước gia đình em có 1 máy vi tính để chúng em học tin học và trò chơi điện tử. Cả 3 điều ước đều ứng nghiệm ngay.
3) Em đang rất vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là một giấc mơ.
*HĐ 2: Thực hành
MT: Vận dụng kiến thức vừa học tự phát triển 1 câu chuyện.
HT: Cá nhân.
- GV cho HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
- HS làm bài 
- GV nhận xét và chấm điểm cho HS.
Vài em đọc bài viết của mình.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà tập viết lại bài cho hay. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctv4moi 2012.doc