Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết vai trò của máy tính

- Nhớ lại các dạng của thông tin trong đời sống.

- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.

2. Kỹ năng

- Biết phân loại các dạng thông tin cơ bản.

- Biết nhận biết các bộ phận của máy tính.

3. Thái độ

- Hào hứng trong việc học

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, SGK.

- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 114 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 22/08/2015
Tiết 1	Ngày dạy: 24-26/08/2015
CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết vai trò của máy tính 
- Nhớ lại các dạng của thông tin trong đời sống.
- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
2. Kỹ năng
- Biết phân loại các dạng thông tin cơ bản.
- Biết nhận biết các bộ phận của máy tính.
3. Thái độ
- Hào hứng trong việc học 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số.
2. Bài mới:
- Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua.
a. Hoạt động 1:
 Cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
 + Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
 + Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào?
 + Máy tính giúp con người làm những gì?
 + Máy tính thường có mấy bộ phận chính?
 - GV nhận xét.
b. Hoạt động 2:
B1. Hãy kể tên năm thiết bị dùng trong gia đình cần điện để hoạt động.
 B2. Hãy kể tên các thiết bị dùng ở lớp học khi hoạt động phải dùng điện.
3. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức cho học sinh 
- Nhận xét tiết học.
- Kiểm tra bút, vở.
- Lắng nghe.
1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
+ Nhanh, chính xác, liên tục...
+ 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
+ Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc
+ Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím.
- Làm bài tập.
-1-3 HS liệt kê, nhận xét
+ Tivi, đèn, quạt, tủ lạnh, máy vi tính.
-1-3 HS kể tên, nhận xét.
+ Đèn, quạt.
- Lắng nghe.
_______________________________________________________________________
Tuần 1	Ngày soạn: 22/08/2015
Tiết 2	Ngày dạy: 24-28/08/2015
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Nhớ lại cách khởi động một chương trình có biểu tượng trên màn hình nền.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột.
- Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen.
3. Thái độ:
- Hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Máy tính thường có mấy bộ phận chính?
- Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
3. Bài mới:
 Tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các em nhớ lại một số kiến thức cũ ở năm trước. Đến tiết này, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại tiếp một số kiến thức đã học ở năm trước.
a. Hoạt động 1:
 Hỏi: Các hình vẽ nhỏ trên màn hình nền được gọi là gì?
 - GV nhận xét.
 Hỏi: Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm (1 trò chơi) từ màn hình nền.
 - GV nhận xét.
b. Hoạt động 2:
 Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận.
 B3. Điền Đ/S vào các câu sau:
 + MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người?
 + Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.
 + Có thể học tốt môn ngoại ngữ nhờ máy tính?
 + Máy điều hoà chạy bằng xăng?
 + Âm thanh là một dạng thông tin?
 + Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin?
 + Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?
- GV nhận xét, bổ sung.
 c. Hoạt động 3: Thực hành với các phần mềm đã học (Tidy Up, Paint, Blocks,...)
4. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức cho học sinh 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin.
- Kiểm tra vở, bút.
- Trả lời, nhận xét.
- Trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
-1-2 HS trả lời, nhận xét.
 + Được gọi là biểu tượng 
-1-2 HS trả lời
 + Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm đó trên màn hình nền.
1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. 
+ Đ.
 + Đ.
 + Đ.
 + S.
 + Đ.
 + S.
 + Đ.
- Lắng nghe + ghi nhớ.
- Cả lớp thực hành
- Lắng nghe + ghi nhớ
- Thu thập từ sách báo, truyện
_________________________________________________________________
Tuần 2	Ngày soạn: 29/08/2015
Tiết 3	Ngày dạy: 31/08-02/09/2015
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.
- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
2. Kỹ năng:
- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
3. Thái độ:
- Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Để khởi động một chương trình em thực hiện như thế nào? Lên thao tác mở một phần mềm Mario?
3. Bài mới:
 Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó.
a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay:
- GV cho các em xem tranh và giới thiệu về chiếc máy tính đầu tiên
 + Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945
 + Có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 
- Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
- Cho HS so sánh máy tính xưa và nay và rút ra nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Hoạt động 2: 
- Ngoài máy tính để bàn, em còn có thể thấy những loại máy tính nào khác?
- GV nhận xét, bổ sung:
 + Tuy có nhiều hình dạng và kích thướt khác nhau nhưng nó cùng điểm chung là có khả năng tự động thực hiện các chương trình.
- Theo em hiểu, chương trình là gì? Kể các chương trình mà em đã được làm quen.
4. Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Ổn định, kiểm tra vở, bút.
-1-2 HS trả lời, thực hiện
- Lắng nghe.
- Quan sát, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, giá rẻ hơn, thân thiện với con người hơn.
- Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
- Lắng nghe.
- Chương trình máy tính là những lệnh do con người viết, để chỉ dẫn máy thực hiện các việc cụ thể. Ví dụ: chương trình vẽ hình đơn giản Paint, luyện gõ chữ Mario
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung bài.
______________________________________________________________________
Tuần 2	Ngày soạn: 29/08/2015
Tiết 4	Ngày dạy: 31/08-04/09/2015
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.
2. Kỹ năng
- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
3. Thái độ:
- Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Em biết gì về chiếc máy tính đầu tiên ENIAC?
- Em biết gì về chiếc máy tính ngày nay?
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: 
Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không?
- GV nhận xét, bổ sung
- GV giải thích sơ đồ hoạt động của máy tính. Đưa ví dụ: tính tổng 15 và 26, thông tin vào là 15 và 26, thông tin ra là 41.
b. Hoạt động 2: Bài tập
- Tính tổng của 15, 21, 9 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- Khi em tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng đã biết, thông tin vào và thông tin ra là gì? 
- GV nhận xét 2 bài làm, bổ sung, sửa sai.
4. Củng cố - dặn dò:
 - Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
 - Nhận xét tiết học
- Ổn định.
- Trả lời, nhận xét.
-Trả lời, nhận xét.
- HS thảo luận đưa ý kiến, nhận xét.
- Lắng nghe + ghi nhớ.
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi.
+ Thông tin vào là: 15, 21, 9
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=45)
+ Thông tin vào là: chiều dài, chiều rộng
+ Thông tin ra là: diện tích
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tuần 3	Ngày soạn: 05/09/2015
Tiết 5	Ngày dạy: 07-09/09/2015
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU ? (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
- Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu.
2. Kỹ năng.
- Nhận diện được các thiết bi lưu trữ.
3. Thái độ:
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, logic.
- Yêu thích làm việc với máy tính, say sưa học hỏi, ham muốn tìm tòi trên máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh nhắc lại cách khởi động một phần mềm ứng dụng hoặc một trò chơi.
- Gọi học sinh nhắc và chỉ lại các bộ phận của máy tính ở trước mặt.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
 - Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp.
- Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm thế nào?. Người ta dùng các thiết bị lưu trữ dưới đây.
a. Hoạt động 1: 
Giới thiệu đĩa cứng:
- Dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân.
- Cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng.
b. Hoạt động 2:
Giới thiệu đĩa mềm, đĩa CD, và các thiết bị nhớ Flash:
- Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash.
- Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng.
- Cho học sinh xem một số hình ảnh về các thiết bị trên.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- TH1: Quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa CD.
- TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
- GV chốt lại.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng.
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Ổn định.
- Trả lời + nhận xét.
- Trả lời + nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nghe – ghi nhớ
- Quan sát ảnh.
- Nghe – ghi nhớ
- Quan sát, nhận diện các vị trí.
- Lắng nghe.
Tuần 3	Ngày soạn: 05/09/2015
Tiết 6	Ngày d ... ần bài tập trang 108, 109.
- GV nhận xét, góp ý.
b. Hoạt động 2: Sử dụng lệnh WAIT:
- Muốn Rùa thực hiện các lệnh lặp chậm lại để tiện theo dõi, chúng ta sử dụng lệnh WAIT.
- GV thực hiện mẫu vẽ hình lục giác và đưa lệnh WAIT vào ta có lệnh sau:
REPEAT 6 [FD 100 RT 60 WAIT 120]
- Đơn vị của WAIT là tíc. 60 tíc bằng 1 giây.
- GV nhờ HS nhắc lại lệnh WAIT được sử dụng nhằm mục đích gì?
c. Hoạt động 3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập B4, B5, B6.
- GV hướng dẫn HS đặt lệnh WAIT tại các vị trí của dòng lệnh và thay đổi giá trị của lệnh WAIT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS xem lại tất cả các lệnh đã học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1-2 HS trả lời và thực hiện, 1-2 HS nhận xét.
- B1: 1, 3, 6 đúng.
- B2: Các câu lệnh sau khi chỉnh sửa.
REPEAT 4 [FD 100 RT 90]
- B3: Điền vào chỗ trống
 a) Vẽ hình vuông.
 REPEAT 4 [FD 100 RT 90]
b) Vẽ hình chữ nhật.
 REPEAT 2 [FD 100 RT 90 FD 50 RT 90]
 c) Vẽ hình tam giác.
 REPEAT 3 [FD 100 RT 120]
- HS nhận xét.
- HS ghi nhận.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét.
- Ghi nhớ
- 1-2 HS nhắc lại.
- HS thực hành và giải thích các hành động của Rùa.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tuần 31	Ngày soạn: 01/04/2016
Tiết 61 	Ngày dạy: 04-06/04/2016
BÀI 4: ÔN TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
- Ôn tập lại các lệnh vẽ của phần mềm Logo.
2. Kĩ năng
- Thực hành sử dụng các lệnh của Logo để vẽ các hình theo mẫu
- Biết cách sử dụng kết hợp các lệnh để vẽ hình nhanh hơn.
3. Thái độ
- Ham học hỏi, sáng tạo, rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 - Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu cú pháp của lệnh Repeat và tác dụng của lệnh WAIT?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Lý thuyết: 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại các lệnh cơ bản của Logo. – GV bổ sung các lệnh còn thiếu.
 - GV để Rùa làm đúng việc mà em mong muốn, em phải tưởng tượng được việc Rùa làm sẽ làm khi ra lệnh. 
 b. Hoạt động 2: Bài tập
 - Yêu cầu HS làm bài T1, T3, T5.
 - GV quan sát HS làm bài rút ra nhận xét.
- GV nhấn mạnh điểm khác nhau của lệnh Home và CS.
 - GV sửa sai cho HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Khắc sâu kiến thức đã học.
- Về nhà học thuộc các lệnh. 
- Vận dụng thực hành vẽ các hình tương tự.
- Thực hành tập vẽ các hình hoa văn khác
- Lớp ổn định.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- 1-2 HS nhắc lại, nhận xét.
- Lắng nghe.
- T1: Nối cột A và cột B
- T3: Điền vào chỗ trống lần lượt theo thứ tự các từ: Home, CS, hình tam giác, ẩn mình, vẽ.
- T5: Thay thế dấu chấm hỏi (?) lần lượt như sau:
+ Rùa tiến về trước n bước.
+ RT k
+ Back n
+ LT k
+ PD
+ Rùa hiện mình
+ Rùa tạm dừng
+ Thoát khỏi phần mềm
Tuần 31	Ngày soạn: 01/04/2016
Tiết 62	Ngày dạy: 04-08/04/2016
BÀI 4: ÔN TẬP ( TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Ôn tập lại các lệnh vẽ của phần mềm Logo.
2. Kĩ năng
- Thực hành sử dụng các lệnh của Logo để vẽ các hình theo mẫu
- Biết cách sử dụng kết hợp các lệnh để vẽ hình nhanh hơn.
3. Thái độ
- Ham học hỏi, sáng tạo, rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
 - Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hành động của Rùa khi thực hiện lệnh sau?
 FD 100 RT 120
 - Điều gì xảy ra khi lặp lại lệnh trên 2 lần nữa?
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thực hành T2
 - GV hướng dẫn vẽ các hình
 + Hình chữ nhật:
 + Hình tam giác
+ Hình vuông chứa hình vuông:
 + Hình chữ nhật khuyến gốc vuông:
b. Hoạt động 2: Thực hành T4.
- Sử dụng câu lệnh REPEAT để vẽ các hình:
 (a) (b)
- GV hướng dẫn các thao tác được lặp lại.
- GV quan sát HS thực hành, sửa sai cho HS kịp thời.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc các lệnh. 
- Lớp ổn định.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1-2 HS trả lời, nhận xét.
- 1-2 HS trả lời, nhận xét.
- Vẽ hình chữ nhật:
+ Cách 1:
FD 50 RT 90 FD 100 RT 90
FD 50 RT 90 FD 100 RT 90
+ Cách 2:
REPEAT 2[FD 50 RT 90 FD 100 RT 90]
- Vẽ hình tam giác
RT 30 REPEAT 3 [FD 100 RT 120]
- Hình vuông chứa hình vuông:
REPEAT 4 [FD 50 RT 90] 
PU
BK 25	LT 90 FD 25 RT 90
PD
REPEAT 4 [FD 100 RT 90]
- Hình chữ nhật khuyến gốc vuông:
FD 50 RT 90 FD 50 LT 90 FD 50 RT 90
FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 150
- Lắng nghe và dựa vào đó áp dụng câu lệnh lặp sau:
(a) REPEAT 3 [FD 40 RT 90 FD 40 LT 90]
(b) REPEAT 3 [FD 40 RT 90 FD 40 Lt 90]
RT 90
REPEAT 3 [FD 40 RT 90 FD 40 LT 90]
- Lắng nghe
__________________________________________________________________
Tuần 32	Ngày soạn: 08/04/2016
Tiết 63	Ngày dạy: 11-13/04/2016	 
ÔN TẬP HỌC KỲ II ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức.
- Nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình học kỳ II.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài ôn tập.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính chăm chỉ, thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 - Báo cáo sĩ số.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại em tập soạn thảo:
- Ôn lại những khái niệm ban đầu về soạn thảo.
+ Biểu tượng của phần mềm soạn thảo.
+ Giao diện của phần mềm soạn thảo.
- Cách căn lề đoạn văn bản.
- Cách trình bày cỡ chữ và phông chữ, thay đổi cỡ chữ và phông chữ.
- Cách sao chép văn bản.
b. Hoạt động 2: Thực hành
- GV cho bài tập HS thực hành.
+ Chú ý cho HS trình bày chữ và chọn phông chữ, cỡ chữ.
- Quan sát, hướng dẫn kịp thời các thắc mắc của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung.
- Lớp ổn định.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
+ 1-2 HS trả lời, 1-2 HS nhận xét.
+ 1-2 HS trả lời, 1-2 HS nhận xét.
- 1-2 HS nêu các bước thực hiện, 1-2 HS nhận xét.
- 2-3 HS nêu lần lượt các bước thực hiện và nhận xét.
- 1-2 HS nêu lại các nút lệnh để sao chép văn bản, nêu các bước sao chép văn bản và 1-2 HS nhận xét.
- Nội dung bài thực hành
- Lắng nghe và sửa sai kịp thời.
- Lắng nghe.
Tuần 32	 Ngày soạn: 08/04/2016
Tiết 64	Ngày dạy: 11-15/04/2016
ÔN TẬP HỌC KỲ II (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức.
- Nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình học kỳ II.
	2. Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài ôn tập.
	3. Thái độ.
	- Rèn luyện tính chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- Báo cáo sĩ số.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại em tập soạn thảo:
- Trình bày chữ đậm, nghiêng? thực hiện?
- Cách lưu và mở văn bản? thực hiện?
b. Hoạt động 2: Nhắc lại những gì đã học về Logo:
- Làm quen với phần mềm Logo
- Thêm một số lệnh của Logo.
- Sử dụng câu lệnh lặp.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Soạn thảo văn bản và lưu vào ổ đĩa H:\ với tên Lớp_STT.
- GV quan sát và hướng dẫn các em HS trong quá trình làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thi cho thật tốt.
- 1-2 HS trả lời, 1-2 HS nhận xét.
- 1-2 HS trả lời, 1-2 HS nhận xét.
- HS nhắc lại biểu tượng, giao diện phần mềm Logo.
- HS nhắc lại các câu lệnh đã học.
- HS nhắc lại cấu trúc của câu lệnh lặp.
- HS xem kỹ đề bài và cùng nhau thực hiện:
- Lắng nghe.
__________________________________________________________________
Tuần 33, 34	Ngày soạn: 12/04/2016
Tiết 65, 66, 67, 68	Ngày dạy: 18-29/04/2016
KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh khắc sâu lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì II.
 2. Kĩ năng: 
- Thực hiện được thao tác soạn thảo theo yêu cầu.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ trong môn học, phát huy tính độc lập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đề kiểm tra, phòng máy.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp:
 - Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quy định làm bài
 - Chia lớp ra làm 2 đợt thi.
 - Dặn dò cách làm bài.
 - Giải quyết các câu hỏi thắc mắc.
b. Hoạt động 2: Phát đề kiểm tra.
 3. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét ưu, nhược điểm tiết kiểm tra. 
- Lớp ổn định
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nêu các thắc mắc, lắng nghe giải đáp.
- HS làm bài nghiêm túc.
- Lắng nghe.
Tuần 35	Ngày soạn: 28/04/2016
Tiết 69	Ngày dạy: 02-04/05/2016
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ.
 3. Thái độ:
	- Nghiêm túc, chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bài kiểm tra đã chấm.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
*Giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ sửa bài thi cho các em.
a. Hoạt động 1:Sửa bài thi.
 Sửa bài thi trước lớp, nhấn mạnh những chỗ sai của học sinh.
b. Hoạt động 2: Đọc điểm thi.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe 
- Quan sát.
- Lắng nghe.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã học.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Tuần 35	Ngày soạn: 28/04/2016
Tiết 70	Ngày dạy: 02-06/05/2016
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II.
2. Kĩ năng:
 - Khắc sâu kĩ năng thao tác văn bản.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, chăm chỉ học tập. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bài thực hành.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp
- Lớp trưởng kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
*Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ thực hành lại đề thi để hoàn chỉnh các sai xót trong quá trình làm bài.
a. Hoạt động 1: Thực hành
GV phát giấy bài thực hành. Y/c HS thực hiện như hướng dẫn.
b. Hoạt động 2: Nhận xét bài thực hành.
GV nhận xét các bài thực hành sai các lỗi tiêu biểu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã học.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2015_2016.doc