Giáo án Toán 3, kì I - Trường tiểu học Ngọc Đông 1

Giáo án Toán 3, kì I - Trường tiểu học Ngọc Đông 1

TOÁN

Tiết 1 : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.

I. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh :

 Biết cách đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số

 Vận dụng kiến thức và làm bài tập.

 Giáo dục: HS vui thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bảng phụ ghi nội dung bài tập Bài 1, Bài 2 , Bài 3, Bài 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 121 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 3, kì I - Trường tiểu học Ngọc Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TOÁN
Tiết 1 : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ. 
I. MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh :
Biết cách đọc , viết , so sánh các số có ba chữ số 
Vận dụng kiến thức và làm bài tập.
Giáo dục: HS vui thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi nội dung bài tập Bài 1, Bài 2 , Bài 3, Bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I. Giới thiệu
( 5 phút)
- Giới thiệu chương trình Toán học ở lớp Ba.
- Kiểm tra dụng cụ học tập môn Toán.
- Những qui định chung trong học Toán.
- HS lắng nghe.
II - Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
( 30 phút)
Ôn tập về số thứ tự:
Ôn tập về so sánh số và thứ tự số:
Trò chơi:
 Làm toán tiếp sức
3. Củng cố dặn dò
( 5 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
- Ôn tập về đọc, viết số.
- GV đọc cho HS viết các số sau: 456 (Bốn trăm năm mươi sáu), 227, 134, 506, 609, 780.
- GV viết lên bảng các số có 3 chứ số, khoảng 10 số.
- Gọi HS làm 
Bài 1 ở bảng phụ.
- Lớp làm bài vào vở. 
- Kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập 2.
- Chữa bài: tại sao phần a lại điền 312 vào sau 311 ?
- Tại sao trong phần b lại điền 398 ?
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Gọi HS lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
+ Tại sao điền được 303<330.
- Tương tự đến hết bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 5: Gọi HS đọc đề.
- HS tự làm bài.
- Chấm chữa bài, nhận xét.
- Điền dấu vào chỗ chấm trong các dãy số sau:
a) 162 ... 241 ... 425 ... 519 ... 537.
b) 537 ... 519 ... 425 ... 241 ... 162.
c) 184 ... 481 ... 814 ... 841 ...
d) 720 ... 127 ... 227 ...427 ...
- GV nhận xét trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm.: đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng lớp viết vào vở nháp.
- HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét.
- 2 HS làm.
- HS đổi chéo vở, chữa lỗi.
- HS suy nghĩ tự làm bài.
- Vì: 310+1=311
 311+1=312.
- Vì: 400-1=399.
 399-1=398.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu so sánh các số.
- 3 em lên bảng.
- Vì: Hai số có cùng số trăm là 3. Nhưng 303 có số 0 là chục, còn 330 có 3 chục.
 0 chục 330.
- 2 HS đọc.
- Đối chéo bài chấm.
- 3 HS đọc.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Chia 4 đội để chơi.
- Các tổ tự nhận xét.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
======= ––¯——======
TOÁN 
Tiết 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ).
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) và giải toán có lời văn về , nhiều hơn ,ít hơn 
Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận trong học toán.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết Bài 1 ( cột a , c ) ,Bài 2 ,Bài 3,Bài 4
	HS : Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút)
2. Bài mới:
a) Giới thiệu:
(2 phút)
b) Hướng dẫn TH bài:
Ôn tập về phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số:
(15 phút)
Ôn tập giải toán nhiều hơn, ít hơn:
(15 phút)
3. Củng cố:
(3 phút)
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 1 (3, 4, 5).
- GV đọc: 340, 259, 537. Xếp theo thứ tự tăng dần.
- GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm
- Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng 
Bài 1: Bài yêu cầu làm gì ?
- Gọi HS nhẩm miệng bài a/
 400 + 300 = 
 700 - 300 =
 700 - 400 =
- HS tự làm bài c vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm vào vở.
- Nhận xét bài làm bảng.
- HS tự chữa bài làm của mình.
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
Phân tích: Khối lớp Một có bao nhiêu HS ?
- Số HS của khối lớp Hai như thế nào so với số HS của khối lớp Một ?
- Muốn tính số HS khối Hai ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Giá tiền một tem th như thế nào so với giá tiền 1 phong bì ?
- HS lên bảng giải.
- Lớp làm vào vở.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS làm vào vở. 
- Chấm bài. Nhận xét.
- Khi thay đổi vị trí của các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Lấy tổng trừ đi một số hạng thì được kết quả là số nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện tập nhiều về Cộng trừ các số có ba chữ số.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS lên bảng tự xếp.
- HS đọc đề. 
- Yêu cầu tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhẩm.
- 2 em lên bảng.
- HS tự chấm.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng.
- 2 HS đọc.
- Khối lớp Một: 245 HS.
- Khối Hai ít hơn khối Một 32 HS.
- Ta phải thực hiện: 
245 + 32 =
- 1 HS làm bài bảng.
- Lớp làm vở bài tập.
- 3 HS đọc.
- Bài toán hỏi giá tiền tem thư ?
- Giá tiền một tem thư nhiều hơn giá tiền một phong bì là 200 đồng. 
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số tiền một tem thư :
200+600 = 800 đồng.
Đáp án: 800 đồng.
- 3 HS đọc.
- Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì kết quả là số hạng còn lại.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
======= ––¯——======
TOÁN
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
Biết cộng , và trừ các số có ba chữ số ( không nhớ )
Biết giải bài toán về “ Tìm X ” giải toán có lời văn ( có một phép trừ ) 
Củng cố ôn tập về toán tìm x, giải bài toán có lời văn và xếp ghép hình.
Giáo dục: thói quen sử dụng đồ dùng học toán.
II- Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị bảng phụ cho bài tập Bài 1 .Bài 2 .Bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút)
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu:
b. HD luyện tập:
(30 phút)
3. Củng cố - dặn dò
(5 phút)
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà: Với ba số: 372, 136, 508 và các dấu +, - = em hãy lập các phép tính đùng.
- GV nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Chữa bài bảng, vở HS.
+ Cần đặt tính như thế nào ? 
+ Thực hiện phép tính từ đâu đến đâu? 
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
a) x - 125 = 344.
- Để tìm x ta thực hiện phép tính gì ? Vì sao ?
b) x + 125 = 266.
- x là thành phần nào của phép tính?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ? 
- Gọi HS lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Chấm bài bảng, nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu người ?
- Trong đó có bao nhiêu nam ?
- Vậy muốn tính nữ ta phải làm gì ?
- Gọi HS làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Chữa bài, chấm điểm cho HS.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập trên.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
 372 + 136 = 508
 508 - 136 = 372
 508 - 372 = 136
- 2 HS đọc đề.
- 3 HS lên bảng.
- Mỗi HS thực hiện 2 phần.
- 2 HS đọc.
- x là số bị trừ. Tìm số bị trừ lấy hiệu cộng với số trừ.
- Số hạng chưa biết.
- Lấy tổng trừ cho số hạng đã biết.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài.
- 2 HS đọc.
- Có tất cả: 285 người.
- Có 140 nam.
- Thực hiện phép tính.
 285 - 140 
Giải: 
Số nữ có trong đội đồng diễn là:
 285 - 140 = 145 (người).
 Đáp số: 145 người
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======= ––¯——======
TOÁN
Tiết 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Biết cách thực hiện các phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm 
Tính được độ dài đường gấp khúc 
Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam.
Giáo dục tính kiên nhẫn trong học Toán.
II. Đồ dùng
	GV : nội dung Bài 1 ( Cột 1,2,3 ),Bài 2 ( Cột 1,2,3 ),Bài 3,Bài 4
	HS : Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
322
153
+
126
342
+
233
185
+
(5 phút)
2. Bài ... hình vuông.
Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút)
2. BaÌi mới:
a. Giới thiệu:
b. HD TH bài:
(15 phút)
c. Luyện tập - thực hành:
(15 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
(5 phút)
- Kiểm tra học thuộc lòng các quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và các bài tập đã giao về nhà của tiết 86.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
*Xây dựng công thức tính chu vi hình vuông.
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và yêu cầu HS tính chu vi hình vuông đó.
- Yêu cầu HS tính theo cách khác bằng cách chuyển phép cộng thành phép nhân tương ứng.
- GV kết luận: Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy độ dài của một cạnh nhân với 4.
Bài 1: 
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Chu vi hình vuông ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là: 3 x 4 = 12 (dm).
- HS đọc quy tắc trong SGK
- HS tự làm bài và kiểm tra bài.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số : 40cm.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số : 160cm.
- HS trình bày bài giải:
Đáp số: 12cm.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
======= ––¯——======
TOÁN
Bài 88: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Giải các bài toán có nội dung hình học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Luyện tập - thực hành:
(30 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
(5 phút)
- Kiểm tra các bài tập về nhà của tiết 87.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo xăng-ti-mét phải đổi ra mét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số, tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông, ... để kiểm tra cuối học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bái tập. 
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
Đáp số: 100m, 46cm.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
Đáp số: 2 m.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập
 - HS điền 69 > 45
Đáp số: 6cm.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số : 40m
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
======= ––¯——======
TOÁN
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
Phép nhân, chia trong bảng; phép nhân, chia các số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số.
Tính giá trị của biểu thức.
Tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật; Giải bài toán về tìm một phần mấy của một số, ...
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút)
2. BaÌi mới:
a. Giới thiệu:
b. Luyện tập - thực hành:
(30 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
(5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 88.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV chấm một số bài của HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 5:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép nhân, chia trong bảng và nhân, chia số có hai, ba chữ số với số có mọt chữ số; ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tự làm bài và kiểm tra bài của bạn.û
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số: 320m.
- 1 HS đọc bài.
- HS trả lời theo các câu hỏi của GV.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số: 54m.
a) 25 x 2 + 30 = 50 + 30
 = 80.
b) 75 + 15 x 2 = 75 + 30
 = 105.
c) 70 + 30 : 2 = 70 + 15
 = 85.
Bổ sung – rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======= ––¯——======
TOÁN
TIẾT 90 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( CUỐI KÌ 1 )
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố lại:
- Nhân chia nhẩm trong bảng nhân và bảng chia đã học..
- Nhân chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức.
 - Tính chu vi hình chữ nhật hình chữ nhật.
 - Xem đồng hồ chính xác.
 - Giải bài toán bằng hai phép tính.
b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Đề kiểm tra.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 1. Tính nhẩm:
7 x 8 = . 16 : 2 =  36 : 6 =  49 : 7 = 
2 x 5 =  72 : 8 =  9 x 3 =  63 : 7 = 
6 x 4 =  25 : 5 =  4 x 8 =  7 x 5 =  
2. Đặt rồi tính.
42 x 6 203 x 4 836 : 2 948 : 7
3. Tính giá trị của biểu thức.
 a) 12 x 4 : 2 =  b) 35 + 15 : 5 = 
 =  =  
4. Một cửa hàng có 84 kg muối, đã bán được 1/6 muối đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg muối?
 Bài giải.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm.
Chu vi hình chữ nhật đó là:
 A. 20cm B. 28cm C. 32cm D. 40c
 Duyệt Ban giám hiệu 	Duyệt Tổ chuyên môn 
..................................................	........................................................
..................................................	..........................................................
..................................................	........................................................
..................................................	..........................................................
Ngày........Tháng.......Năm 20...... 	 Ngày........Tháng.......Năm 20...... 
 Hiệu trưởng 	Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN LOP 3 HK1- DA SUA IN RA- 1.doc