Giáo án Toán 4 - Đỗ Huy Kỳ

Giáo án Toán 4 - Đỗ Huy Kỳ

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 1.- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.

 2.- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

Viết 1km2 = 1000000m2 và ngược lại.

 3.- Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 236 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 - Đỗ Huy Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ ngày tháng năm 
Tíêt 91: KI-LÔ-MÉT VUÔNG.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1.- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
 2.- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. 
Viết 1km2 = 1000000m2 và ngược lại.
 3.- Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông.( 12 phút )
MT: giúp học sinh hình thành biểu tượng về ki-lô-met vuông
- GV treo lân bảng bức tranh vẽ cánh đồng ( khu rừng, vùng biển ) và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
- GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông.
 * 1km bằng bao nhiêu mét ?
 * Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ?
- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng: 1km x 1km = 1km2. 
- HS đọc.
- 1km = 1000m.
- HS tính: 1000m x 1000m = 1000000m2.
- 1km2 = 1000000m2.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.( 20 phút )
 Bài 1/SGK/100
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV đọc cho HS viết vào bảng con và viết cho HS đọc.
- GV có thể đọc cho cả lớp viết các số đo diện tích khác.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 học sinh làm bảng phụ
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
 Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
* Để đo diện tích phòng học người ta dùng đơn vị đo diện tích nào ?
- Em hãy so sánh 81cm2 với 1m2.
- Vây diện tích phòng học có thể là 81cm2 được không ? Vì sao ?
- Em hãy đổi 900dm2 thành mét vuông.
- Hãy hình dung một phòng có diện tích 9m2, theo em có thể làm phòng học được không ? Vì sao ?
- Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu ?
- GV tiến hành tương tự đối với phần b.
- HS viết và đọc đúng các số đo
- HS nắm được giá trị của các đơn vị đo diện tích để thực hiện đổi và ghi số thích hợp vào chỗ trống.
 1km2 =1000000m2
 1000000m2 = 1km2
 1m2 = 100dm2
 5km2 = 5000000m2
 32m249dm2 = 3249dm2
 2000000m2 =2km2
- Hơn kém nhau 100 lần.
- HS phát biểu ý kiến.
- Diện tích phòng học là 40m2.
- Diện tích nước Việt Nam là 330991km2.
- Mét vuông.
- 81cm2 < 1m2.
- Vì quá nhỏ.
- 900dm2 = 9m2.
- Không được, vì nhỏ.
- Diện tích phòng học là 40m2.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3 phút )
- HS nhắc lại cách đọc, viết đơn vị đo diện tích km
-Nhận xét tiết học. 
- HD BTVN: 3/ sgk/100
- HS nêu.	
- HS lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tiết 92: LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Gọi 2 HS lên bảng lài BT 3 /sgk /100
- KT 3-4 vở BTVN.
- NX ghi điểm CN
- 2 HS lên bảng:
 + HS thực hiện đổi đúng các đơn vị diện tích.
 + Bài 3: Giải đúng bài toán có lời văn với đơn vị đo diện tích là km 
- HS NX-sửa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.( 37 phút )
MT: Củng cố về chuyển đổi số do diện tích và đọc thông tin trên biểu đồ
 Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 học sinh làm bảng phụ (HS TB+Y làm 4 ý)
- GV chữa bài, sau đó có thể yêu cầu HS nêu cách đổi đơn vị đo của mình.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số đo đại lượng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. (Với HS kém GV gợi ý cho các em cách tìm chiều rộng: chiều rộng bằng 1 phần 3 chiều dài nghĩa là chiều dài chia thành 3 phần bắng nhau thì chiều rộng bằng 1 phần như thế.)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5: 
- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích km2.
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi:
 + Biểu đồ thể hiện điều gì ?
 + Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
- GV yêu cầu HS tự trả lời hai câu hỏi của bài vào vở.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 530dm2 = 53000cm2
 13dm229cm2 = 1329cm2
 84600cm2 = 846dm2
 300dm2 = 3m2
 10km2 = 10000000m2
 9000000m2 = 9km2
- VD: 530dm2 = 53000cm2
 Ta có 1dm2 = 100cm2.
 Vậy 530dm2 = 53000cm2
- HS đọc số đo diện tích của các thành phố trước lớp, sau đó thực hiện so sánh:
 Diện tích Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng.
 Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
 Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất.
- Đổi về đơn vị đo và so sánh như so sánh các số tự nhiên.
- HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài tập
Chiều rộng của khu đất đó là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích của khu đất đó là:
3 x 1 = 3 (km2)
Đáp số: 3km2
- HS lắng nghe. 
- Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi:
+ Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hà Nội: 2952 người/km2, Hải Phòng: 
1126 người/km2 , thành phố Hồ Chí Minh: 2375 người/km2.
- HS làm bài vào vở.
a). Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b). Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng.
 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị diện tích.
- HD BTVN: 2/sgk/101. Chuẩn bị trước bài Hình bình hành.
- HS nêu. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tíêt 93:HÌNH BÌNH HÀNH.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
 - Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
 - Phân biệt được hình bình hành với các hình đã học.
II.Đồ dùng dạy học:
 - GV vẽ sẵn vào bảng phụ (hoặc giấy khổ to) các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tứ giác, hình bình hành.
 - Một số hình bình hành bằng bìa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Gọi 2 HS lên bảng lài BT 2,sgk /101
- KT 3- 4 vở BTVN.
- NX ghi điểm CN
- 2 HS lên bảng – HS biết đổi các đơn vị diện tích; tính đúng diện tích hình chữ nhật với các số đo cạnh chiều rộng, chiều dài là km, m.
- HS NX-sửa sai bài của bạn
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu hình bình hành. ( 12 phút )
MT:giúp học sinh hình thành biểu tượng về hình bình hành
a).Giới thiêu hình bình hành.
- GV cho HS quan sát càc hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, mỗi lần cho HS xem một hình lại giới thiệu đây là hình bình hành.
 b).Đặc điểm của hình bình hành
- GV yêu cầu HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK Toán 4 trang 102.
 * Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.
- GV yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành.
- GV giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và CD được gọi là hai cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.
 * Vậy trong hình bình hành các cặp đối diện như thế nào với nhau ?
- GV ghi bảng đặc điểm của hình bình hành.
- GV yêu cầu HS tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.
- Nếu HS nêu cả các vật có mặt đều là hình vuông và hình chữ nhật thì GV giới thiệu hình vuông và hình chữ nhật cũng là các hình bình hành vì chúng cũng có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. ( khác góc vuông )
- Quan sát và hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- HS quan sát.
* AB song song với DC, AD song song với BC.
- HS đo và rút ra nhận xét hình bình hành ABCD có 2 cặp cạnh bằng nhau là AB=DC, AD=BC.
* Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS phát biểu ý kiến.
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 15 phút )
 Bài 1
 GV yêu cầu HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.
 * Hãy nêu tên các hình là hbh ?
 * Vì sao em khẳng định H.1, 2,5 là hình bình hành ?
 * Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình bình hành ?
 Bài 2
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ.
- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD, của hình bình hành MNPQ.
 * Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
- GV khẳng định: hình bình hành có các cặp cạnh song song và bằng nhau.
- HS quan sát và tìm hình.
* Hình 1, 2, 5 là hình bình hành.
* Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
* Vì các hình này chỉ có hai cặp cạnh song song với nhau nên chưa đủ điều kiện để thành hình bình hành.
- HS quan sát và nghe giảng.
* Hình bình hành ABCD có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) 
- GV YC HS nêu lại đặc điểm của hình bình hành
- Nhận xét tiết học. 
- HD HS làm BTVN: 3 /sgk/103. chuẩn bị bài Diện tích hình bình hành
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tíêt 94:DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
 - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học toán.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
-YC 2 học sinh lên bảng làm bài 3/sgk/103
- Gọi 2 -3 HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành
- KT 3-4 vở BTVN.
- NX , chốt ý.
-HS vẽ được 2 cạnh của hình bình hành như mẫu
- HS nhắc lại được những đặc điểm của hình bình hành, nêu được những đồ dùng trong cuộc sống thực tế có hình dạng là hình bình hành.
- HS NX-sửa sai bài của bạn
 2. Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích của HBH..( 20 phút )
 + MT: Nắm được công thức tính diện tích hình bình hành.
GV tổ chức trò chơi lắp ghép hình:
 + YC mỗi HS lấy bộ đồ dùng toán 2 hình bình hành
 * Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với diện tích của hình bình hành ban đầu ?
 * Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS lấy hình bình hành bằng hình lúc ... của hai số đó để giải và điền số vào chỗ trống
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS biết vận dụng dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó để giải và điền số vào chỗ trống
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-HS giải đúng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Vì số thóc ở kho thứ nhất bằng số thóc ở kho thứ hai nên nếu biểu thị số thóc ở kho thứ nhất là 4 phần bằng nhau thì số thóc ở kho thứ hai là 5 phần như thế.
- HS giải đúng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+Mẹ hơn con 27 tuổi.
+Mỗi năm mẹ tăng thêm 1 tuổi và con cũng tăng thêm 1 tuổi.
+Số tuổi của mẹ hơn con không thay đổi theo thời gian vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi.
+Sau 3 năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp 4 lần tuổi con.
+Biết sau 3 năm nữa tuổi mẹ vẫn hơn tuổi con 27 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con vậy dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, ta tính được tuổi của mẹ và con sau 4 năm nữa.
+Lấy số tuổi sau 3 năm trừ đi 3.
-HS giải đúng bài toán
Bài giải
Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi của con sau 3 năm nữa là:
27 : 3 = 9 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là:
9 – 3 = 6 (tuổi)
Tuổi của mẹ hiện nay là:
6 + 27 = 33 (tuổi)
Đáp số: Con 6 tuổi ; Mẹ 33 tuổi.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- YC HS nêu lại các bước tính của 2 dạng toán vừa ôn.
-Nhận xét tiết học.
-HD BTVN3,4 / 110, 111/VBT và dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS nêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tiết 172: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 -Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
 -Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
 -Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Gọi 2 HS lên bảng lài BT 3,4 /VBT /110,111
- KT 3-4 vở BTVN.
- NX ghi điểm CN
- 2 HS lên bảng- Biết giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS NX-sửa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập ( 33 phút )
 Bài 1 
-Yêu cầu HS đọc diện tích của các tỉnh được thống kê.
-Yêu cầu HS sắp xếp các số đo diện tích của các tỉnh theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Gọi HS chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
-Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức và rút gọn kết quả nếu phân số chưa tối giản.
a). + - = + - = = 
b). + Í = + = 
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
 Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
a). x – = 
 x = + 
 x = 
-Yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình.
-GV nhận xét và. 
 Bài 4
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là 
mấy ?
-Vậy bài toán thuộc dạng toán gì ?
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
Ta có sơ đồ:
 ?
Số thứ I:
 ? 
Số thứ 	84
II: ? 1 
Số thứ III: 1 
 Bài 5
-Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài.
-Gọi HS chữa bài trước lớp.
-GV nhận xét.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS so sánh các số đo rồi sắp xếp.
+Các số đo có cùng đơn vị đó là km2 nên ta chỉ việc so sánh chúng như so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số.
Ta có:
9615 < 9765 < 15496 < 19599
Vậy: 
9615km2< 9765km2<15496km2 < 19599km2
Tên tỉnh sắp xếp theo số đo diện tích từ bé đến lớn là:
Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc.
-HS biết thực hiện tính giá trị của biểu thức
c). Í: = Í = 
d). -:=-= - = = 
-HS xác định đúng thành phần chưa biết của phép tính và thực hiện tính.
b). x : = 8
 x = 8 Í 
 x = 2
-Tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
-Theo dõi bài chữa của GV, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số là 84.
-Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là 1.
-Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-HS giải đúng bài toán.
Bài giải
Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
Theo sơ đồ, ba lần của số thứ nhất là:
84 – 1 – (1 + 1) = 81
Số thứ nhất là:
81 : 3 = 27
Số thứ hai là:
27 + 1 = 28
Số thứ ba là:
28 + 1 = 29
Đáp số: 27, 28, 29
-HS giải đúng bài toán.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
6 – 1 = 5 (phần)
Tuổi con là:
30 : 5 = 6 (tuổi)
Tuổi bố là:
6 + 30 = 36 (tuổi)
Đáp số: Con 6 tuổi ; Bố 36 tuổi.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
-YC HS nêu lại các bước giải các dạng toán vừa ôn.
-Nhận xét tiết học.
-HD BTVN/ 111,112,113/VBT và dặn HS chuẩn bị bài sau (tt) .
-HS nêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 -Đọc số, xác định giá trị theo vị trí của chữ số trong số.
 -Thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
 -So sánh phân số.
 -Giải bài toán liên quan đến: Tìm phân số của một số, tính diện tích hình chữ nhật, các số đo khối lượng.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Gọi 1HS lên bảng lài BT 2,3,4/VBT /112,113
- KT 3-4 vở BTVN.
- NX ghi điểm CN
- 1HS lên bảng- Biết tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiểu của hai số đó.
- HS NX-sửa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập ( 33 phút )
Bài 1 
 -Yêu cầu HS đọc số đồng thời nêu vị trí và giá trị của chữ số 9 trong mỗi số.
 -GV nhận xét. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
 Bài 3
 -Yêu cầu HS so sánh và điền dấu so sánh, khi chữa bài yêu cầu HS nêu rõ cách so sánh của mình.
 Bài 4
 -Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5
 -Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. ( HS K G )
a). Ta có - = 207
­ Ta nhận thấy b phải khác 0 vì nếu b = 0 thì 0 – 0 = 0 (khác 7).
Lấy 10 – b = 7 ! b = 3. Nhớ 1 sang a thành a + 1 (ở hàng chục)
­ b trừ a + 1 bằng 0 thì a + 1 = 3 , ta tìm được a = 2.
Vậy ta có phép tính 230 – 23 = 207
b). + = 748
­ Ta nhận thấy ở hàng đơn vị: 0 + b = 8 
! b = 8.
­ Ở cột chục b + a bằng 14 (nhớ 1 sang hàng trăm) ! a = 6.
Vậy ta có phép tính: 680 + 68 = 748 
-HS đọc số và nêu được giá trị của các chữ số trong từng số.. Ví dụ:
975368: Đọc là: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám; Chữ số 9 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn, có giá trị là 900000.
-HS biết thực hiện các phép tính với số tự nhiên. Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột và tính đúng kết quả của các phép tính.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS giải đúng bài toán.
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
120 Í = 80 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
120 Í 80 = 9600 (m2)
Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là:
50 Í (9600 : 100) = 4800 (kg)
4800 kg = 48 tạ
Đáp số: 48 tạ
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
-HS biết cách tìm các giá trị của a,b để thay số thích hợp vào các phép tính.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
-Nhận xét tiết học.
-HD BTVN/ 113,114/VBT và dặn HS chuẩn bị bài sau Luyện ậtp chung.
-HS nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 -Viết số tự nhiên.
 -Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 -Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
 -Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 -Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Gọi 2 HS lên bảng lài BT 2,3 /VBT /113,114.
 - KT 3-4 vở BTVN.
- NX ghi điểm CN
- 1 HS lên bảng- biết thực hiện các phép tính với số tự nhiên và tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS NX-sửa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập ( 32 phút )
 Bài 1 
 -GV lần lượt đọc các số (GV có thể đọc các số trong SGK hoặc các số khác.) Yêu cầu HS viết số theo đúng trình tự đọc.
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS vừa chữa bài. 
 Bài 3
 -Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, nhận xét
 Bài 5
 -GV đọc từng câu hỏi trước lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 +Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì ?
 +Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì ?
 -Hỏi thêm:
 +Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có đúng không ? Vì sao ?
 +Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt có đúng không ? Vì sao ?
-GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- Viết đúng các số tự nhiên.
- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo, HS biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
-HS biết tính giá trị của biểu thức với phân số.
-HS giải đúng bài toán.
Bài giải
Nếu biểu thị số học sinh trai là 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái là 4 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái là:
35 : 7 Í 4 = 20 (học sinh)
Đáp số: 20 học sinh
-HS đọc.
+Hình vuông và hình chữ nhật cùng có:
­ 4 góc vuông.
­ Từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
­ Các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau.
+Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có các đặc điểm:
­ Tùng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt là đúng vì hình vuông có tất cả các đặc điểm của hcnvà thêm đặc điểm là có 4 cạnh bằng nhau.
+Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt là đúng vì hình chữ nhật có tất cả các đặc điểm của hình bình hành và có thêm đặc điểm là có 4 góc vuông.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
-Nhận xét tiết học.
-HD BTVN/ /VBT và dặn HS về nhà ôn lại tất ả các dạng toán đã học để tiết sau kiểm tra.
-HS nêu
IV. RÚT KINH NGHIỆM
====================================
Thứ ngày tháng năm 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
RÚT KINH NGHIỆM
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HKII hay.doc