Giáo án Toán 4 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng

Giáo án Toán 4 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng

TOÁN

Thực hành (tt)

 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước .

 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 - Thước thẳng có vạch chia xăng – ti – mét.

 - Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng” thu nhỏ” trên đó.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới

2.1 Giới thiệu bài.

2.2 Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK).

* GV nêu bài toán:

- GV gợi ý cách thực hiện:

- Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB.

+ Đổi 20m = 2000cm

+ Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5cm.

- Vẽ vào tờ giấy 1 đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm .

 

doc 10 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 4 năm 2009
TOÁN 
Thực hành (tt)
	I. MỤC TIÊU:	Giúp HS: 
- Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Thước thẳng có vạch chia xăng – ti – mét.
	- Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng” thu nhỏ” trên đó.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK).
* GV nêu bài toán: 
- GV gợi ý cách thực hiện:
- Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB.
+ Đổi 20m = 2000cm
+ Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5cm.
Vẽ vào tờ giấy 1 đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm .
2.3 Thực hành:
Bài tập 1: 
- GV giới thiệu chiều dài bảng lớp học là 3m.
- Cho HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ, GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng HS, chẳng hạn:
+ Đổi 3m = 300cm 
+ Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
+ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm.
 6cm
 Tỉ lệ 1 : 50 
Bài tập 2: Hướng dẫn HS tương tự như bài tập 1 .
 3cm
 4cm
 Tỉ lệ 1 : 200
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc lại bài toán.
- HS thực hiện.
- HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ
HS làm tương tự như bài tập 1 .
Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2010
TOÁN 
Ôn tập về số tự nhiên
	I. MỤC TIÊU:	Giúp HS ôn tập về: 
	- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
Hàng và lớp: giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2..
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài (1’)
2.2 Ôn tập: (30’)
Bài tập 1: 
- Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số .
- GV hướng dẫn HS làm một câu mẫu trên lớp, sau đó cho HS tự làm tiếp các phần còn lại và chữa bài.
Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ phần mẫu trong SGK để biết được yêu cầu của bài. Yêu cầu HS làm các bài còn lại.
Bài tập 3: 
- GV củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
- GV gọi HS nhắc lại: “Lớp đơn vị gồm các hàng nào, lớp nghìn gồm các hàng nào? Lớp triệu gồm các hàng nào?
- Cho HS tự làm bài rồi đọc kết quả.
Bài tập 4: 
- GV cho HS nêu lại dãy số tự nhiên, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi trong bài.
Bài tập 5: 
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị?
+ Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS thảo luận rồi trả lời.
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết ôn tập .
2 HS lên bảng làm
- HS tự làm tiếp các phần còn lại và chữa bài.
- HS quan sát kĩ phần mẫu trong SGK và làm bài 
5794 = 5000+700+ 9+4
20292 = 20000+200+90+2
190909=100000+90000+900+9
- Lớp đơn vị gồm các hàng: đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Lớp nghìn gồm các hàng:Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăn nghìn.
- Lớp triệu gồm các hàng: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- HS trả lời
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị .
- Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị .
HS thảo luận rồi trả lời
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư ngày 07 tháng 04 năm 2010
TOÁN 
Ôn tập về số tự nhiên (tt)
	I. MỤC TIÊU:
	- Giúp HS ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS đọc các số và nêu lớp đơn vị, lớp trăm, lớp nghìn của các số đó: 
450 345 ; 12 406 092; 1 234 305; 490 990 909.
GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài (1’) 
* Thực hành: (30’)
Bài tập 1: GV nhắc HS về cách so sánh số: hai số có số chữ số khác nhau và hai số có số chữ số bằng nhau ( ở hàng nào có số lớn hơn thì số đó lớn hơn) 
 + 34 579 và số 34 601 có số 6 ở hàng trăm lớn hơn thì số 34 610 lớn hơn.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
- GV gọi HS nêu kết quả và cách so sánh 2 số 
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS so sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài tập 3: 
- Làm tương tự bài 2.
Bài tập 4: 
- GV hỏi HS trước khi cho HS làm bài :
+ Số bé nhất có một chữ số là số nào? 
+ Số lẻ bé nhất có một chữ số là số nào ?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào ?
+ Số chẵn lớn nhất có một chữ số là số nào 
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài tập 5: 
Hướng dẫn HS giải như sau, chẳng hạn:
a) Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là: 58; 60.
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc số 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
- HS nêu kết quả và cách so sánh 2 số 
- HS so sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài, chữa bài.
- 0
- 1
- 9
- 8
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS làm bài, chữa bài.
Rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 08 tháng 04 năm 2010
TOÁN 
Ôn tập về số tự nhiên (tt)
	I. MỤC TIÊU:
	- Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 5.
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài (1’)
* Thực hành ôn tập (30’)
Bài tập 1: 
- GV cho HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
+ Dấu hiệu chia hết cho 2; 5 : xét chữ só tận cùng .
+ Dấu hiệu chia hết cho 9 ; 3 xét tổng các chữ số đã ch.
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
Bài tập 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn cách làm :
- Trước tiên, viết chữ số thích hợp vào ô y=trên để được số chia hết cho 5 (250; 255). Trong hai số này, khi thử lại ta thấy chỉ số 255 chia hết cho 3. Vậy chữ số thích hợp cần viết vào ô trống là chữ số 5.
- Cho HS làm bài rồi chữa bài .
Bài tập 3:
- GV hướng dẫn cách làm :
- X chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là sốlẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5
Vì 23 < x < 31 nên x là 25.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
Bài tập 4: 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài tập 5: 
- GV hướng dẫn để HS nêu cách làm bài này: Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết. Vậy số cam là 1 số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy tìm xem số cam là một số nào bé hơn 20 mà chia hết cho 3 và 5 .
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
GV nhận xét tiết học 
- HS lên bảng làm 
- HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, chữa bài 
- HS làm bài, chữa bài.
- HS làm bài, chữa bài.
- HS nêu cách làm bài:
+ Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là 1 số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả 
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 09 tháng 04 năm 2010
TOÁN 
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
	I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,  giải các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS lên bảng làm bài 4.
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (1’)
* Thực hành: (30’)
Bài tập 1: 
- ủng cố kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính)
 - Cho HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Bài tập 2: 
- GV hỏi HS về quy tắc “Tìm một số hạng chưa biết”, “Tìm số bị trừ chưa biết”.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
Bài tập 3: 
- CuÛng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức chứa chữ. 
- Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất;
a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501)
 = 1268 + 600 = 1868
Bài tập 5: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng giải .
- Cho cả lớp giải vào vở.
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học
- HS lên bảng làm bài 4.
- HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
- HS nêu: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết; tìm số bị trừ; tìm số trừ
- HS làm bài và chữa bài
- HS nêu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp , cộng với 0 , trừ đi 0
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất;
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng giải .
- Cả lớp giải vaò vở.
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là :
 1475 - 184 = 1291(quyển)
Cả hai trường quyên góp được số quyển vở là:
1475 + 1291 = 2766.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4 T31.doc