I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề ca gam, héc tô gam, quan hệ của đề ca gam, héc tô gam và gam với nhau.
2. Kĩ năng: - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ kẻ sắn các cột như SGK
Toán Bảng đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề ca gam, héc tô gam, quan hệ của đề ca gam, héc tô gam và gam với nhau. 2. Kĩ năng: - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. II. đồ dùng: Bảng phụ kẻ sắn các cột như SGK III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đơn vị đo khối lượng ở tiết trước Giáo viên đánh giá, cho điểm Học sinh nêu và trình bày quan hệ lên bảng: 1 tấn = 10 tạ = 1000kg. 1 tạ = 10 yến = 100kg. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Đề ca gam, Hec tô gam. Học sinh nghe. Giới thiệu: Đề ca gam Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta còn dùng đơn vị đo là đề ca gam. 1 đề ca gam = 10 gam Đề ca gam viết tắt là: dag Học sinh nghe. Học sinh nhắc lại trả trả lời câu hỏi: 10gam = bao nhiêu đề ca gam? Giới thiệu: héc tô gam. Cho học sinh cầm gói chè nặng 1 hg và 1 gói cà phê nặng 20dag - đưa ra nhận xét. Học sinh nhận xét độ lớn của 2 gói. Giáo viên giới thiệu: 1héc tô gam nặng bằng 10 dag và = 100 gam. Hec tô gam viết tắt là: hg. GV viết bảng: 1hg = 10dag = 100g. Học sinh nghe. Học sinh đọc và viết nháp 3 học sinh đọc - nêu nhận xét. Hỏi: Mỗi quả cân nặng 1dag, hỏi bao nhiêu quả cân nặng 1 hg? Cần 10 quả cân nặng 1dag. b) Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng Cho học sinh nêu các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn. 3 học sinh nêu - nhận xét Cho học sinh nêu các đơn vị nhỏ hơn kg,và đơn vị lớn hơn kg Đơn vị đo nhỏ hơn kg là: g, dag, hg. Đơn vị đo lớn hơn kg là: yến, tạ, tấn. Cho học sinh nêu đơn vị đo khối lượng thường dùng. Giáo viên viết kg vào bảng phụ Học sinh nêu kg và 2 học sinh lên viết bảng phụ đơn vị đo lớn kg và bé hơn kg. Cho học sinh nhận xét vị trí các đơn vị bé hơn kg và lớn hơn kg. Các đơn vị bé hơn kg ở bên phải cột kg. Các đơn vị lớn hơn kg ở bên trái cột kg. Cho học sinh nêu mối quan hệ giữ 2 đơn vị đo kế tiếp nhau Học sinh nêu như SGK và viét vào bảng phụ. Cho học sinh đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng Học sinh đọc và quan sát mối quan hệ 2 đơn vị liền nhau - nêu nhận xét: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị đo bé hơn, liền nó. Hỏi: 1 tấn = ..........kg. 1 tạ = ............kg. 1 kg = ...........g. Học sinh trả lời miệng - nhận xét c) Thực hành Bài 1: (cá nhân) Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1 học sinh đọc to - lớp đọc thầm. 1 học sinh lên làm bảng phụ - lớp làm VBT. Cho học sinh giải thích kết quả. Học sinh giải thích: 1dag = 10g 10dag = 1 hg 7kg = 7000g 7dag2g = 72g. Giáo viên động viên học sinh làm đúng. Bài 2 (cá nhân) 1 học sinh đọc yêu cầu, cho học sinh làm vở 1 học sinh đọc bài 2, 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở. 380g + 250g 452hg x 3 928dag - 274dag 768hg : 6 học sinh kiểm tra chéo - đọc kết quả. Hỏi: Khi làm bài 2, cần lưu ý điều gì? Cần viết tên đơn vị đo. Bài 3 (cá nhân) Cho học sinh đọc kết quả - nhận xét Học sinh đọc nội dung - 1 học sinh làm bảng - đọc kết quả. Hỏi: Tại sao biết 8 tấn bé hơn 8100kg Học sinh giải thích - lớp nhận xét 3 tấn 500kg = 3500kg Học sinh nêu: C1: Đổi 3 tấn = 3000kg C2: Tách 3500kg = 3000kg + 500kg = 3 tấn + 500kg. Bài 4 (miệng) Cho học sinh đọc đầu bài. Học sinh đọc đầu bài, nêu bài toán cho biết gì? hỏi gì? Cho học sinh nêu hướng giải -> GV kết luận HS nêu - nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, BTVN: Bài 4, Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: