Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu

A. Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra.

B. Bài mới :

 1.Giới thiệu :

 2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông :

- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, vùng biển .) và nêu vấn đề : Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng ?

- GV : 1km x 1km = 1km2. Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km.

- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông.

 + Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m ?

- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ?

 3. Luyện tập :

 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

 Bài 2: Bài tập y/c làm gì?

- Y/C HS làm bài.

- Chữa bài và hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?

 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

 Bài 4 b:( 4a HS khá, giỏi)

 Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án môn: Toán . Tiết 1 . Tuần 19( thứ hai /11/1/2010) 
Tên bài dạy : Ki- lô - mét vuông 
 I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết ki-lo-mét vuômg là đơn vị đo diện tích 
- Đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-met vuông
Biết 1km2=10000002
 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại 
 II. Đồ dùng dạy học : - Bảng con
 III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
A. Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra.
B. Bài mới :
 1.Giới thiệu : 
 2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông :
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, vùng biển ...) và nêu vấn đề : Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng ?
- GV : 1km x 1km = 1km2. Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông.
 + Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m ?
- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2 ?
 3. Luyện tập :
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 Bài 2: Bài tập y/c làm gì?
- Y/C HS làm bài.
- Chữa bài và hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4 b:( 4a HS khá, giỏi) 
 Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
C.Củng cố , dặn dò :
Bài sau : Luyện tập
- HS quan sát hình vẽ và tính.
1km x 1km = 1km2
- HS nhìn bảng đọc.
- 1 000 000 m2
- 1km2 = 1 000 000 m2
- Lớp làm bài vào SGK
- HSTL
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm BC
- HSTL
- 1 HS đọc.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài .
- HS phát biểu, HS làm vào PBT
Giáo án môn 	: Toán . Tiết 2. Tuần 19 (Thứ ba: 12/1/2010)
Tên bài dạy	: Luyện tập 
 I.Mục tiêu : Giúp HS :
 - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc được các thông tin trên các biểu đồ cột
 II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
A. Bài cũ : 
 + Ki-lô-mét vuông là gì?
- HSTL
 + 2 km2 =  m2 /16 m2 35 dm2 = dm2
- HS làm BC
B. Bài mới :
 1. Giới thiệu: 
 2. Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 + Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HSTL
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Bài 2(HS khá,giỏ)i
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nêu : Khi tính diện tích của hình chữ nhật b có bạn học sinh tính như sau : 8000 x 2 = 16000m. Theo em bạn đó làm đúng hay sai ? Nếu sai vì sao ?
- Bạn đó làm sai, không thể lấy 8000 x 2 vì hai số đo này có hai đơn vị khác nhau là 8000m và 2km. Phải đổi 8000m = 8km trước khi tính.
 + Như vậy khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo.
 Bài 3b(3a HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
- HS đọc và tìm thành phố có diện tích lớn nhất và diện tích bé nhất .
 Bàì4 (HS khá,giỏ)i
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 5
- Yêu cầu HS đọc biểu đồ SGK/101.
- Yêu cầu HS tự trả lời hai câu hỏi của bài.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở
- HS thảo luận nhóm đôi
C. Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập
Bài sau : Hình bình hành. Mang theo Bộ đồ dùng học toán.
 Giáo án môn 	: Toán . Tiết 3. Tuần 19(Thứ tư:13/1/2010)
Tên bài dạy	: Hình bình hành 
 I. Mục tiêu : Giúp HS 
 - Nhận biếthình bình hành và một số đặc điểm của hình bình hành
 II. Đồ dùng dạy học : - Bộ đồ dùng học toán
 III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:Về hình học, các em đã học các loại hình gì kể ra?5ph
B.Bài mới: 32ph
 - GV gắn 1 hình vuông (trong bộ đồ dùng học toán) lên bảng cho HS quan sát rồi cho HS lấy hình giống hình trên bảng có trong bộ TBDH của HS và hỏi : Hình các em lấy ra là hình gì?
- GV làm và hỏi tương tự đối với hình chữ nhật.
- GV cũng làm tương tự đối với HBH và giới thiệu hình mới này có tên gọi là hình bình hành.
- GV ghi đề bài
 GV cho HS xem hình bình hành
-Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.
- HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành 
+Vậy trong hình bình hành có các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?
- Tìm trong thực tế đồ vật có mặt là hình bình hành.
 3. Luyện tập :
 Bài 1: YC HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.
 - Hãy nêu tên các hình là hình bình hành ?
 Bài 2: Gọi HS đọc đề.
 - Y/C HS làm bài
 Bài 3:( HSkhá, giỏi) Bài tập y/c làm gì?
- YCHSq/s kĩ hình trong SGK và vẽ vào vở.
-YC HS vẽ thêm vào mỗi hình 2 đoạn thẳng để được 2 hình bình hành.
C. Củng cố, dặn dò:3ph
Bài sau : Diện tích hình bình hành. 
- HS nêu
-HS làm theo hướng dẫn và TLCH.
a-Giới thiệu hình bình hành.
HS quan sát 
b-Đặc điểm của hình bình hành.
 AB// DC, AD//BC.
 AB= CD, AD = BC.
- Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
-HS nêu ( kể cả HV và HCN).
- Quan sát và tìm hình.
- HS nêu : Hình 1,2,5
- 1 HS đọc
- HS làm miệng
- HSTL
- Vẽ hình vào vở 
- HS vẽ, đổi chéo vở để kiểm tra bài của 
Giáo án môn : Toán . Tiết 4. Tuần 19 (Thứ năm :14/1/2001 )
Tên bài dạy	: Diện tích hình bình hành 
 I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Biết cách tính diện tích HBH 
 II. Đồ dùng dạy học : - Bộ đồ dùng học toán
 III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
A. Bài cũ :5ph+ Nêu đặc điểm hình bình hành?
- GV vẽ 1 số hình lên bảng, y/c HS lên đo, nhận dạng HBH
B. Bài mới :30ph
 1. Giới thiệu : 
 2. Hình thành công thức tính diện tích HBH: 
- GV đặt 2 HBH chồng khít lên nhau (hình nguyên đặt trước, hình rời đặt chồng lên), giới thiệu đáy và chiều cao của HBH.
- Y/C HS lấy hình trong bộ đồ dùng học toán làm theo mẫu trên bảng của GV
- HSTL
-1 HS làm
- HS quan sát
- HS làm theo mẫu
- GV làm động tác cắt 1 HBH theo đường cao và ghép thành HCN (như SGK), đặt cạnh HBH còn lại để HS liên hệ và so sánh diện tích 2 hình. GV y/c HS làm theo mẫu trên bảng
- HS làm theo mẫu
 + Em hãy so sánh diện tích HCN vừa ghép với diện tích HBH ban đầu
- HS nêu
 + Từ công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra công thức tính diện tích HBH?
- HS nêu
 + Nêu cách tính diện tích HBH?
- HS nêu
- GV : Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích của hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là : S = a x h
 3. Luyện tập :
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 Bài 2( HS khá,giỏi):YCHStự tính diện tích của HCN và HBH,sauđó so sánh diện tích của 2 hình với nhau.
 Bài 3 :( 3b, HS khá,giỏi)- Gọi HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS làm bài.
C. Củng cố, dặn dò : 5ph
 + Nêu cách tính diện tích HBH? Viết công thức tính diện tích HBH?
Bài sau : Luyện tập.Bài sau : Luyện tập.
- HS nêu
- HS làm vở
- HS tính và rút ra nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm 
Giáo án môn : Toán . Tiết 5. Tuần 19 (Thứ sáu :15/1/2010 )
Tên bài dạy	: Luyện tập 
 I. Mục tiêu : Giúp HS :
 Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích chu vi của hình bình hành
 II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 A.Bài cũ : Bài 3/1045ph
 + Nêu qui tắc và công thức tính diện tích HBH?
- 2 HS nêu
 B. Bài mới :32ph
 1. Giới thiệu : 
 2. Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
 + Những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
- Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ.
 + Nói hình chữ nhật cũng là hình bình hành, theo em câu nói đó đúng hay sai ? Vì sao ?
- Đúng, vì hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song và bằng nhau.
 Bài 2:
 + Bài tập y/c làm gì?
 + Hãy nêu cách tính diện tích HBH
 - Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 3: ( 3b, HS khá,giỏi)
 + Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
 + Em hãy tính chu vi của HBH ABCD ?
 + Gọi chu vi của hình bình hành là P, đọc công thức tính chu vi của HBH ?
 - Yêu cầu HS áp dụng công thức để tính chu vi của hình bình hành 
 Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS làm bài.
C. Củng cố, dặn dò :3ph
 - Yêu cầu HS về nhà làm lại bài 2.
Bài sau : Phân số. Mang theo bộ đồ dùng học toán
- HSTL
- HS nêu.
-HS lên bảng làm bài, cả lớplàm VBT
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- HS tính 
a + b + a + b
(a + b) x 2
- HS đọc : P = (a + b) x 2
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở 
Giáo án môn : Luyện từ và câu . Tiết 1 . Tuần 19.( thứ ba /14/1/2010) 
Tên bài dạy : Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
 I. Mục tiêu :
 1. HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?( ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu,( BT1 mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn bằng gợi ý hoặc trnh vẽ(BT2,BT3) .	
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1.
 III. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ:2ph Nhận xét bài kiểm tra HKI 
B.Bài mới :30ph
 1. Tìm hiểu ví dụ: 
 - Yêu cầu HS đọc phần Nhận xét SGK/6.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét 
 + Những chủ ngữ trong các câu kể theo kiểu Ai làm gì ? vừa tìm được trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì ?
 + Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành ? 
 + Trong câu kể Ai làm gì ? những sự vật nào có thể làm chủ ngữ ?
 + Chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì ? do loại từ ngữ nào tạo thành ?
 2. Ghi nhớ :
 - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 - Yêu cầu HS đặt câu và phân tích câu vừa đặt 
 3. Luyện tập: 
 Bài 1- Gọi HS đọc đoạn văn. 
 + Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài.
 Bài 3: - Gọi HS đọc đề.
Y/C HS quan sát bức tranh và nêu hoạt động của mỗi người,vật trong tranh.
 C. Củng cố -Dặn dò :5ph- Về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- 1 HS đọc 
- HS làm bảng, lớp làm vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài.
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- 2 HS đọc 
- 3 HS lên bảng 
- 1 HS đọc.
- HSTL
- Thảo luận, làm bài
- 1 HS đọc, làm vở 2.
- 1 HS đọc.
- Qu ... hanh,quay chậm?
- Tổ chức HS chơi ngoài sân .
- Tổ chức báo cáo kết quả .
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ng/ nhân gây ra gió.
- GV chia nhóm và lấy đồ dùng làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 74 SGK để biết cách làm .
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của KK trong tự nhiên.
- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75SGK và giải thích : Tại sao ban ngày gió thổi vào đất liền và ban đem gió từ đất liền thổi ra biển ? 
C. Củng cố -Dặn dò :3ph
- Tại sao có gió?
Bài sau : Gió nhẹ,gió mạnh -Phòng chống bão
- Hoạt động nhóm 
- Thực hiện theo yêu cầu .
-Thực hiện theo yêu cầu.
- HS báo cáo kết quả .
- Các nhóm HS làm TN .
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Ban ngày KK ở đất liền nóng, KK ngoài biển lạnh. Do đó làm cho KK chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền .
+ Ban đêm KK trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn KK ngoài biển .Vì thế KK chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển .
 (Thứ năm/14/1/2010) 
Giáo án môn: Khoa học. Tiết 2. Tuần 17 
Tên bài dạy : Gió mạnh,gió nhẹ.Phòng chống bão.
 I. Mục tiêu : 
Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của .
 Nêu cách phòng chống :
+ theo dõi bản tin thời tiết .
+ Cắt điện, tàu,thuyền không ra khơi .
+ Đến trú ẩn nơi toàn
 II.Đồ dùng dạy học :
 - Các hình minh họa SGK/76. - Phiếu học tập.
 III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
A. Bài cũ :5ph
 + Tại sao có gió ?
B. Bài mới :32ph
 Hoạt động 1 : Một số cấp độ của gió.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK/76.
 + Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK/76 và phát phiếu học tập cho HS.
 * Kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.
 Hoạt động 2 : Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão.
 + Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông ?
 + Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão ?
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK/ 77 
 + Tác hại do bão gây ra.
 + Một số cách phòng chống bão mà em biết.
 Hoạt động 3 : Trò chơi “Ghép chữ vào hình và thuyết minh”
- GV dán 4 hình minh họa SGK/76 lên bảng. Gọi HS tham gia thi lên bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh họa. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó.
- Gọi HS lên tham gia trò chơi.
 C. Củng cố -Dặn dò :2ph
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
Bài sau : Không khí bị ô nhiễm.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc.
- HSTL
- Hoạt động nhóm 4
- Lắng nghe.
- Khi có gío mạnh kèm mưa to là dấu hiệu của trời có dông.
- Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy.
- HS đọc, thảo luận nhóm, ghi ý chính ra nháp.
 - Nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia chơi.
Giáo án môn: Đạo đức. Tuần 19 
Tên bài dạy : Kính trọng, biết ơn người lao động (t1)
 I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng :
 1.Nhận thức vai trò của người lao động.
 2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.
 II. Đồ dùng daỵ học :
 - Tranh minh hoạ
 III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:
 + Nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về ý nghĩa và tác dụng của lao động.
B. Bài mới: :
 Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- HS nêu
- GV hoặc một HS đọc truyện (hoặc KC)
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi SGK (Bỏ từ Vì sao /Câu 2).
- HS trình bày 
 * Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là người lao động bình thường nhất.
- Lắng nghe.
 Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi (BT1)
- GV nêu yêu cầu BT (ý i thay kẻ bằng người, bỏ ý k)
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT2).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh (Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại ích lợi gì cho xã hội ? )
- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột 
SST
Người lao động
Ích lợi mang lại cho XH
 Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (BT3)
- GV nêu yêu cầu BT (thay chế giễu bằng coi thường)
* GV kết luận: - Các việc làm (a),(c), (d), (đ), (e), (g), là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động .
- Các việc (b), (h), là thiếu kính trọng người lao động . 
* GV mời 1 -2 HS đọc Ghi nhớ SGK.
Hoạt động tiếp nối :
Chuẩn bị bài tập 5, 6 SGK
 - Các nhóm thảo luận 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả .
 - Các nhóm làm việc
- Đại diện từng nhóm lên trình bày . 
- Cả lớp trao đổi nhận xét .
- HS làm bài tập.
- HS trình bày ý kiến , cả lớp trao đổi, bổ sung . 
Giáo án môn : An toàn giao thông . Lớp 4.	 Tuần 19
Tên bài dạy : Lựa chọn đường đi an toàn (tt) 
 I.Mục tiêu : 
 1.Kiến thức: 
 - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
 - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ 
 2. Kĩ năng : 
 - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường .
 - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn .
 3. Thái độ: 
 Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn .
 II .Đồ dùng dạy học :
 - Hai sơ đồ trên giấy khổ lớn.
 III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 A.Bài cũ : 
 Nêu các quy định đối với người đi xe đạp ?
 B.Bài mới: 
 1.Giới thiệu: 
 2. Tìm hiểu con đường đi an toàn :
- GV chia nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ghi ý kiến thảo luận của nhóm .
+ Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện ntn là an toàn, ntn là không an toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp (nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 3) 
 - GV kẻ bảng thành cột , ghi lại ý kiến HS.
ĐK con đường an toàn 
ĐK con đường kém an toàn 
1
2
3
 - GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng của HS. 
C.Củng cố:Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn (Chỉ cần nêu những đặc điểm cần thiết phù hợp ở địa phương , nơi trường đóng) ?
D. Dặn dò: - Chuẩn bị bài Lựa chọn đường đi an toàn (tt)
- Đại diện nhóm trình bày , lớp bổ sung kết quả thảo luận của nhóm . 
- Từng nhóm trình bày, cả lớp bổ sung
Giáo án môn 	: Luyện Tiếng Việt . Tuần 19
Tên bài dạy	: Luyện viết chính tả bài : Bốn anh tài 
 I .Mục tiêu : 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài . 
 II Luyện viết :
 - GV đọc đoạn từ “ Đến một cánh đồng khô cạn  lên đường ”.
 - HS đọc lại . 
 - HS viết từ khó.
 - GV đọc từng đoạn, câu.
 - HS viết bài .
 - Chấm chữa bài .
 ********************************************
 SINH HOẠT LỚP 
 I. Đánh giá công tác tuần qua:
 1.Tổ trưởng đánh giá :
 2. Lớp trưởng đánh giá :
 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình chung :
 - Ổn định được nề nếp lớp 
 - Duy trì được sĩ số 
 - Vệ sinh lớp học, sân trường trực nhật sạch sẽ 
 - Vở sách HS tương đối đầy đủ .
 - Điểm thi của một số em còn thấp : Ánh , Tuấn, Sương , Minh, Thuận, Linh, Châu .
 - Một số em chuẩn bị bài chưa đầy đủ khi đến lớp: Thuận, Ánh .
 - Việc nộp tiền đầu năm còn chậm .
 - Hoàn thành việc kiểm tra các bài hát múa 
 - Tổng kết việc thực hiện nội dung công tác tháng 12.
 - Tiếp tục kiểm tra tiểu sử chi đội và tiểu sử Trần Tống.
 - Thực hiện tốt việc mua báo. 
 II.Công tác đến : 
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
 - Duy trì sĩ số lớp học .
 - Tiếp tục kiểm tra sách vở của HS. 
 - Tiếp tục triển khai các bài hát múa .
 - Tiếp tục kế hoạch phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi .
 - Tiếp tục thu các khoản tiền đầu năm .
 - Chuẩn bị tiết văn nghệ tham gia hội thi của trường . 
 - Tiếp tục tham gia mua báo Đội .
 - Lập kế hoạch học kì II
Giáo án môn : Giáo dục ngoài giờ lên lớp . Lớp 4 . Tuần 19
Tên bài dạy : Giừ gìn truyền thống văn hoá dân tộc ( Tìm hiểu về truyền thống văn hoá quê hương ) 
 I. Mục tiêu :
 - HS biết những truyền thống văn hoá quê hương của mình . 
 II.Nội dung và hình thức hoạt động
 1-Nội dung
 Giáo dục HS biết những truyền thống văn hoá quê hương của mình 
 2- Hình thức: 
 Tham quan, tìm hiểu qua sách báo .
 III.Tiến hành hoạt động
 *HĐ1: Cả lớp hát bài : Quê hương 
 - Tuyên bố lí do
 - Giới thiệu chương trình
 *HĐ2: 
 GV yêu cầu HS nêu nội dung các em đã tự tìm hiểu .
 * HĐ3:
 HS tham gia buổi giao lưu .
 IV.Đánh giá rút kinh nghiệm:
 1.Chuẩn bị :
 - GV đánh giá việc tổ chuẩn bị của HS .
 2.Kết quả việc làm :
 - Từng tổ tự nhận xét việc làm của tổ .
 - GV nhận xét chung 
Hoạt động tập thể: ÔN CHỦ ĐIỂM ( thứ hai :5/1/2009 )
 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN 
 - Triển khai và thực hiện các nội dung thi tháng 1 
 - Ôn nghi thức Đội và múa hát tập thể các bài đã triển khai 
 - Thực hiện các nội dung của sổ tay đội viên và phiếu CTRLĐV.
 - Kiểm tra nội dung tiểu sử Trần Tống , tiểu sử chi đội Nguyễn Chí Thanh 
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng ngày 9/1 .
 - Chuẩn bị các tiết mục tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân .
Giáo án môn: Luyện Toán. Tuần 19.(Thứ 6/15/1/2010)
Tên bài dạy : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo km2 - m2 - dm2 - cm2 , so sánh các sô đo diện tích. 
 I Mục tiêu: Luyện tập rèn kĩ năng đổi đơn vị đo km2 - m2 - dm2 - cm2 , so sánh các số đo diện tích. 
 II. Luyện tập 
 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
 9m2 = . dm2 600m2 = m2
4m2 25 dm2 =  dm2 524 m2 = dm2
 Bài 2: >, < , = 
 10 km2  9km2 100m2 3m2 45dm2  dm2 
 2dm2  2m2 45dm2 9000 0000km2  9 km2
 Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật , dùng để xây khu công nghiệp , có chiều dài 5 km và chiều rộng 2 km .Hỏi diện tích của khucông nghiệp đó bằng bao nhiêu mét vuông ? 
 Bài 4 (HS giỏi) : Hai khu đất hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau .Khu A có diện tích 112 564 m2 và chiều rộng 263m . Khu B có chiều rộng 362m.Tính diện tích khu B ?
 *******************************
Giáo án môn: Luyện Đọc, viết Tuần 19(Thứba/12/1/2010)
Tên bài dạy : Luyện các bài Tập đọc đã học trong 2 tuần 
 I. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS về cách đọc : đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng bài .
 II.Luyện tập :
 Bài 1: Bốn anh tài 
 - HS luyện đọc từng câu .
 - HS đọc lần lượt từng đoạn 
 - HS đọc cả bài 
 - HS luyện đọc diễn cảm .
 Giáo án môn 	: Luyện Tiếng Việt . Tuần 19(Thứ 5/14/1/2010)
Tên bài dạy	: Luyện viết chính tả bài : Bốn anh tài 
 I .Mục tiêu : 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài . 
 II Luyện viết :
 - GV đọc đoạn từ “ Đến một cánh đồng khô cạn  lên đường ”.
 - HS đọc lại . 
 - HS viết từ khó.
 - GV đọc từng đoạn, câu.
 - HS viết bài .
 - Chấm chữa bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docH114GA TUAN 19.doc