Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ 2

Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ 2

TIẾT 91:DIỆN TÍCH HÌNH THANG

A.MỤC TIÊU

 - Hình thang được công thức tính diện tích hình thang.

 - Có kĩ năng tính đúng diện tích hình thang với số đo cho trước.

 - Bước đầu vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải toán có nội dung thực tế.

B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Hình thang ABCD bằng bìa.

 + Kéo,thước kẻ,phấn màu.

 + Bảng phụ nội dung kiểm tra bài cũ.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán;giấy màu có kẻ ô vuông cắt hai hình thang bằng nhau.

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:Ôn tập về diện tích tam giác và biểu tượng của hình thang

 

doc 244 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Chương trình học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: Ngày dạy; thứ..ngày...tháng...,năm.... 
 Tiết 90:hình thang
A.Mục tiêu 
- Hình thành được biểu tượng về hình thang, nhận biết đựơc một số đặc điểm về hình thang.
- Phân biệt được hình thang với một số hình đã học thông qua hoạt động nhận dạng, vẽ thêm hình.
B. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo , keo dán.
- Giáo viên(GV) chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK ( tr 91,92)
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh( HS) nêu tên các hình đã học( GV ghi tên góc bảng, gọi HS khác nhận xét)
2. Bài mới:
- Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với một hình mới qua bài “Hình thang”
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
1. Hình thang biểu tượng ban đầu về hình thang
- GV treo tranh(ảnh)vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Hỏi:Bức tranh vẽ vật dụng gì?
- Hỏi:Hãy mô tả cấu tạo của cái thang.
- Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
- GV treo tranh hình thang ABCD
- Giới thiệu :Cô có hình thang ABCD.hãy quan sát .
- Hỏi :Hình thang có mấy cạnh ?
- Hỏi :Hình thang có 2 cạnh nào song song với nhau ?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy .Hãy nêu tên 2 cạnh đáy .
- Giới thiệu :Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên .Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn ,cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ .
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện ,song song .
- GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H.
- Giới thiệu:Khi đó AH gọi là đường cao.Độ dài AH là chiều cao của hình thang.
Hỏi: Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
- Xác nhận: đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD. 
-Cái thang.
- Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc. 
 A 	 B
 D C
- có 4 cạnh.
- AB và CD.
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD.
- HS thao tác
 A 	 B
 D H C 
- Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy).
- Hình thang ABCD có: 4 cạnh là các cạnh đáy AB và CD,cạnh bên AD và BC.2 cạnh đáy song song với nhau,đường cao vuông góc với cạnh đáy.
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập:Củng cố biểu tượng hình thang qua hoạt động nhận diện, vẽ hình.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở.
- Yêu cầu HS đọc bài chữa.
- Lớp đổi vở kiểm tra chéo(cặp đôi).
- Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV có thể hỏi thêm: 
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV treo hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.Nêu cách vẽ.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS chỉ ra 2 cạnh đối diện song song trong mỗi trường hợp.
- Hỏi: Các cạnh có nhất thiết bằng nhau không?
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi một HS chữa bài tập,HS dưới lớp theo dõi.
- Giới thiệu: hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy gọi là hình thang vuông.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Bài 1:
- Trong các hình sau hình nào là hình thang?
- Hình 1,hình 2,hình 4,hình 5,hình 6,là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song.
- Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ)
Bài 2:
- Trong 3 hình dưới đây,hình nào có:
+ Bốn cạnh và bốn góc?
+ Hai cặp cạnh đối diện song song?
+ Chỉ có một cặp cạnh đối diện song song?
+ Có 4 góc vuông?
Trả lời: 
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song.
- Chỉ hình một có 4 góc vuông.Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành.
- Hình 3 là hình thang.
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 3:
HS nêu đề bài:
 - Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để dược hình thang.
- HS dưới lớp nhận xét.
Trả lời:- Không nhất thiết vẽ các cạnh bằng nhau.
- Nhất thiết phải vẽ một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 4:
-Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông? Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy?
- Hình thang ABCD có góc A và bgóc D là góc vuông .Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy .
- HS nhắc lại theo yêu cầu.
Hướng dẫn thực hiện:
 	- Trong tiết này hình thành cho HS biểu tượng ban đầu về hình thang; Cần giúp HS mô tả được một số đặc điểm cơ bản của hình: Có 4 đỉnh,4 cạnh,4 góc, có một cặp cạnh đối diện song song.
 	- HS đại trà chỉ cần nhận dạng đúng và mô tả được một số như trên là được.
Chú ý: ở bài tập 2 cũng đã giới thiệu bước đầu mối liên hệ giữa hình thang với các hình đã biết và bài tập 4 giúp HS làm quen với khái niệm hình thang vuông.
- Nếu sau bài 2 có HS cho rằng hình chữ nhật và hình bình hành cũng là dạng đặc biệt của hình thang ta cũng có thể chấp nhận mà không cần đi sâu( không yêu cầu các HS khác phải biết).
 Câu hỏi: “hình nào có đủ đặc diểm của hình thang?” .Nếu trong bài tập 2 là một gợi ý cho HS khá giỏi nhận biết ,không nên đặt ra nếu đối tượng HS còn yếu (non chuẩn về môn toán).
 Yêu cầu HS chuẩn bị 2 hình thang bằng nhau về giấy màu,keo dán,kéo để tiết sau mang đi.
Ngày soạn: Ngày dạy; thứ..ngày...tháng...,năm.... 
Tiết 91:Diện tích hình thang
A.mục tiêu
 - Hình thang được công thức tính diện tích hình thang.
 - Có kĩ năng tính đúng diện tích hình thang với số đo cho trước.
 - Bước đầu vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải toán có nội dung thực tế.
B.Đồ DùNG DạY HọC
- GV: + Hình thang ABCD bằng bìa.
 + Kéo,thước kẻ,phấn màu.
 + Bảng phụ nội dung kiểm tra bài cũ.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán;giấy màu có kẻ ô vuông cắt hai hình thang bằng nhau.
C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:Ôn tập về diện tích tam giác và biểu tượng của hình thang
1. Tính diện tích tam giác có độ dài đáy bằng 12dm,chiều cao 4dm.
 2.Vẽ thêm các đoạn thẳng để được hình thang.
 A B
 D
- GV treo bảng phụ ghi bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp làm ra nháp.
Hỏi:- Nêu công thức diện tích tam giác.
- Nêu các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS nhận xét,GV xác nhận 
HS làm bài trên bảng.
Bài giảng
Bài 1:Diện tam giác là:
12 x 4 = 24 dm2
 2
 Đáp số:24 dm2
Bài 2:
 A B
 D C
- Diện tích tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)rồi chia cho 2.
- Có 4 cạnh,1 cặp cạnh đối diện song song.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn cắt ghép hình:
1.Tổ chức hoạt động cắt ghép hình 
-GV đặt vấn đề :Đã biết cách tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông ,hình tam giác.Vậy có thể tính được diên tích hình thang hay không? 
Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó .
- Yêu cầu HS lấy một hình thang bằng giấy màu đã chuẩn bị để lên bàn 
- GV gắn mô hình hình thang
- Cô(thầy) có hình thang ABCD có đường cao AH như hình thang của GV
- Hãy thảo luận nhóm 4 người tìm cách cắt một hình và ghép để đưa hình thang về dạng hình đã biết cách tìm diện tích 
- Nếu HS không biết cách làm ,GV gợi ý:
+ Xác định trung điểm M của cạnh BC
+ Nối A với M,cắt rời ABMvà ghép vào phần còn lại để tạo hình tam giác.Gọi các nhóm nêu kết quả 
- GV thao tác lại,gắn hình ghép lên bảng
2. Tổ chức hoạt động so sánh hình và trả lời 
- Sau khi cắt ghép ta được hình gì?
-Hỏi : Hãy so sánh diên tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK
-GV viết bảng SABCD=SADK
-Hỏi :Nêu cách tính diện tích tam giác ADK
GV viết bảng SABCD=SADK=DK x AH 
 2
Hỏi : Hãy so sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của tam giác ADK
Hỏi : Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác K và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD
GV viết bảng:
SABCD=SADK=DK x AH =(DC+AB)xAH (1) 
2
Hỏi : Nêu vai trò của AB,CD,AH trong hình thang ABCD
Yêu cầu HS quan sát công thức (1) nêu cách tính công thức hình thang
Nhấn mạnh :Cùng Đơn vị đo
3.GV chính xác hoá ,giới thiệu côgn thức 
- Yêu cầu HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang ở SGK trang 39
- Hình thang ABCD có độ dài đáy lớn là , độ dài đáy bé là b ,chièu cao là h.Hãy viết công thức tính diện tích hình thang (vào nháp )
GV viết bảng S =(a xb) x h 
 2
Yêu ccầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang và ghi vào vở 
-GV :Chú ý các số đo a,b,hcùng đơn vị 
- HS lấy hình thang để lên bàn 
- HS thao tác 
Tam giác ADK
Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK
độ dài đáy DK nhân với chiều cao AH chia 2: DK x AH 
 2
-Bằng nhau (đều bằng AH)
DH=AB+cd
AB,CD:Độ dài 2 đáy ;
AH:Chiều cao
-diện tích hình thang bằng độ dài đáy lớn cộng độ d ài đáy nhỏ ,nhân với chiều cáo rồi chia 2
-Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )rồi chia cho 2 
-HS viết : S =(a xb) x h 
 2
S: là diện tích 
A,b :là độ dài của cạnh đáy 
h:độ dài chiều cao 
(a,b,hcùng đơn vị đo)
Hoạt động 3:Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang dựa vào số đo cho trước
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Gọi 2 HS lên bảng ,HS dưới lớp làm vào vở
-Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét ,bổ sung (nêu sai)
-Nhận xét các đơn vị đo của các số đo trong mỗi trươqngf hợp 
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân với số thập phân 
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS viết quy tắc tính diện tích hình thang 
a) Chỉ ra các số đo của hình thang 
b) Đây là hình thang gì?
-Nêu các đặc điểm của hình thang vuông 
- Khi đó đường cao của hình thang vuông có đặc điểm gì ?
- Nêu các ssố đo của hình thang vuông
-yêu cầu HS làm bài vào vở 
-Gọi 2 HS đọc bài chữa,cả lớp đổi vở kiểm tra chéo (cặp đôi)
Bài 3 :
Yêu cầu HS đọc đề bài,vẽ hình và điền các số đo đã cho vào hình vẽ 
-Hỏi : Bài toán đã cho đủ các yếu tố để thay vàp công thức chưa ?
-Hỏi :Còn thiếu yếu tố nào?
-Hãy nếu cách tính chiều cao 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài .HS dưới lớp làm vào vở 
GV quan sát ,kiểm tra kết quả tính của HS còn yếu (các em có thể tính nhẩm kết quả)
- Yêu cầu HS nhận xét
GV nhận xét ,đánh giá ,chữa bài (nếu cần ) 
Bài 1:
tính diện tích hình thang biết :
a=12cm; b=8cm;h=5cm.
a=9,4m; b=6,6m;h=10,5m
bài giải 
diện tích hình thang là:
(12+8)x5 = 50 (cm2)
 2
 Đáp số :50 cm2
diện tích hình thang là:
 ... .
- HS lắng nghe.
Bài 3;
- 1 HS đọc đề bài.
- HS quan sát.
- Chiều cao của bể nước là bao nhiêu ?
Vnước = 22,5 x 19,2 x h1
- h1 = Vnước : ( 22,5 x 19,2 )
h = m 
Bài giải:
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao 
 của mực nước trong bể là : m 
- Chiều cao của bể bơi là:
 5
 0,96 x = 1,2 (m)
 4
Đáp số: 1,2m
- HS chữa bài.
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Nếu thuyền đi xuôi dòng thi sau 3,5 giờ sẽ đi được bao nhiêu km?
- Bằng vận tốc thực cộng với vận tốc dòng nước.
- HS làm bài.
a) Bài giải:
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
Đáp số: 30,8km
- Bằng vận tốc thực trừ đi vận tốc dòng nước.
- HS làm bài.
- Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8km là:
30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
Đáp số: 5,5giờ
Bài 5:
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
8,75 x x + 1,25 x x = 20
 (8,75 + 1,25) x x = 20 
 10 x x = 20
 x = 20 : 10
 x = 2
- HS chữa bài
- Tính chất nhân một tổng với một số.
Hướng dẫn thực hiện:
GV có thể giới thiệu công thức giải đối với dạng toán chuyển động ở bài tập 2. Giúp HS vận dụng giải nhiều bài khác cùng dạng. Chẳng hạn với sơ đồ:
 Vxuôi
 Vngược 
Ta suy ra công thức liên hệ giữa vận tốc của ca – nô xuôi dòng và ngược dòng với vận tôcs dòng nước: vdn = ( vxuôi – vngược ) : 2
 -------------------------------------
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày...tháng...năm....
Tiết 172: Luyện tập chung
A. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
B. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán, tự giải bài tập vào vở.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; HS dưới lớp đổi vở chữa bài
+ Nhận xét và đánh giá.
- Hỏi: Khi thực hiện tính biểu thức có dấu ngoặc ta cần lưu ý điều gì?
- Lưu ý HS khi thực hiện biểu thức có chứa số đo thời gian, không có gì khác với biểu thức bình thường, chú ý ghi tên các đơn vị kèm theo số đo cho chính xác.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV kiểm tra kết quả một số đối tượng.
- Hỏi: Muốn tính trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- GV: Muốn tìm trung bình cộng của a1, a2an ( gồm n số hạng ) thì ta tính:
 a1 + a2 +..+an
 n
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở; 1 HS almf bảng phụ.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ GV xác nhận.
- Hỏi: Bài toán trên thuộc dạng toán gì đã học?
- Hỏi: Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Tự giải
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ GV xác nhận kết quả.
- GV: Muốn tìm b% của số a ta tính như sau:
a x b : 100
Bài 5: (Nừu có thời gian thì làm ngay tại lớp hoặc có thể chuyển xuống giờ tự học).
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Vận tốc của chuyển động khi xuôi dòng được tính như thế nào?
- Hỏi: Vận tốc của chuyển động khi ngược dòng được tính như thế nào?
- Hỏi: Tính vthực và vd ta đưa về dạng toán nào đã biết?
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt trên bảng; 1 HS làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở.
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ GVnhận xét, chữa bài.
- Hỏi: Hãy so sánh vận tốc thực và vận tốc dòng nước.
- Hãy nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- GV: Vận tốc thực luôn lớn hơn vận tốc dòng nước mới đảm bảo cho tàu thuỷ chuyển động được. Khi đó, vận tốc thực là số lớn, còn vận tốc dòng nước đóng vai trò số bé.
Bài 1;
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
Đáp số: a) 0,08
b) 9giờ 39phút.
- Tính giá trị trong ngoặc trước; sau đó thực hiện tính như các biểu thức không chứa ngoặc; nhân chia trước, cộng trừ sau.
Bài 2:
- HS đọc.
- HS làm bài 
Đáp số: a) 33
b) 3,1
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Bài 3;
- HS đọc
- HS làm bài.
Bài giải:
Số HS gái là:
19 + 2 = 21 (HS)
Lớp học đó có tất cả số HS là:
21 + 19 = 40 (HS)
Số HS trai chiếm số phần trăm là:
19 : 40 = 0,475%
0,475 = 47,5%
Số HS gái chiếm số phần trăm là:
100% - 47,5% = 52,5%
Đáp số: HS trai: 47,5%
HS gái: 52,5%
- Giải toán về tỉ số phần trăm, dạng tìm tỉ số phần trăn của hai số.
- Lấy số này chia cho số kia rồi nhân với 100.
Bài 4:
- HS đọc.
- HS làm bài
Bài giải:
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
6000 x 20 : 100 = 1200( quyển )
Sau năm thứ nhất thư viện có tất cả số sách là:
6000 + 1200 = 7200 ( quyển )
Sau năm thứ hai số sách thư viện tăng thêm là:
7200 x 20 : 100 = 1440 ( quyển )
Sau năm thứ hai số sách của thư viện có là:
7200 + 1440 = 8640 ( quyển ) 
Bài 5;
- HS đọc đề bài
- vxuôi dòng = vthực + vnước
- vngược dòng = vthực – vnước
- vxuôi dòng = vthực + vnước = 28,4
vngược dòng = vthực – vnước = 18,6
- Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- HS làm bài.
Tóm tắt:
 Vthực vd
 vxuôi 
 vngược 
 vd
Hai lần vận tốc dòng nước là:
28,4 – 18,6 = 9,8 (km/giờ)
Vận tốc dòng nước là:
9,8 : 2 = 4,9 (km/giờ)
Vận tốc thực của tàu thuỷ là:
4,9 + 18,6 = 23,5 (km/giờ)
Đáp số: 23,5km/giờ và 4,9km/giờ
- 1 HS trình bày.
- Vận tốc thực phải lớn hơn vận tốc dòng nước 
- Cách 1: Số bé = ( tổng – hiệu ) : 2
- Cách 2: Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày...tháng...năm....
Tiết 173: Luyện tập chung
A. Mục tiêu
 - Giúp HS ôn tập, củng cố về:
+ Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm
+ Tính diện tích và chu vi của hình tròn.
- Phát triển trí tưởng tượng không gian của HS.
B. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập.
Phân 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần 1
- Yêu cầu HS làm vào vở; chỉ ghi kết quả; không cần chép lại đề.
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu từng HS giải thích cách làm của mình.
Phần 2:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV gợi ý:
+ Hỏi: Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mau gà. Vậy tỉ số giữa số tiền mua cá và số tiền mua gà là bao nhiêu?
+ Hỏi: Bài toán bây giờ là dạng toán nào mà ta đã học?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở; 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài:
+ Gọi 1 HS đọc bài làm
+ Yêu cầu HS khác nhận xét .
+ GV nhận xét kết quả.
- Hỏi: Bài toán tổng tỉ số giải qua mấy bước? Là là những bước nào?
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài. Khoanh vào các ý sau trong các bài đã cho:
Bài 1: C
Bài 2: C
Bài 3: D
- HS 1: Khoanh vào đáp sán C vì
 0,8 8
 0,8% = = 
 100 1000
HS 2: Khoanh vào C vì số đó là:
 475 x 100 1
 = 500 và số đó là:
 95 5
500 : 5 = 100
HS 3: Khoanh vào D vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương; khối A và C có 24 hình lập phương, khối D có 28 hình lập phương.
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số: 314cm2 và 62,8cm
- HS nêu lại
C = d x 3,14 = 2 x r x 3,14
S = r x r x 3,14
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài.
 120 6 
- 12% = = 
 100 5
- Tìm hai số khi biết tổng của chúng là 8800 và tỉ số là 6/5.
- HS làm bài.
Bài giải:
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mau gà là nên tỉ số giữa số tiền mua cả và số tiền mua gà là 6/5.
Theo bài ra có sơ đồ:
Số tiền mua gà: 
 8800
Số tiền mua cá: đ
 ? đồng
Theo sơ đồ, tổng số phần trăm bằng nhau là:
5 + 6 = 11 ( phần )
Số tiền mua cá là:
8800 : 11 x 6 = 48000 (đồng)
Đáp số: 48000 đồng
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày...tháng...năm....
Tiết 174: Luyện tập chung
A. Mục tiêu
 Giúp HS ôn tập, củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều vì số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật.và sử dụng máy tính bỏ túi.
B. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ để HS làm bài.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập
Phần 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần 1.
- Yêu cầu HS tự làm; chỉ ghi kết quả; không cần chép lại đề.
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV xác nhận kết quả.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Phần 2:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, khi làm tính trong tưng bước tính của bài này HS được sử dụng máy tính bỏ túi.
- Hỏi: Thế nào là mật độ dân số?
- Yêu cầu về tự học ôn lại các dạng bài toán để giờ sau kiểm tra cuối năm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài. Khoanh vào các kết quả là:
Bài 1: C
Bài 2: A
Bài 3: B
- HS 1: Khoanh vào C vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ; ở đoạn đường thứ hai ô tô đã đi hết 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đã đi cả hai đoạn đường là:
1 + 2 = 3 (giờ)
- HS 2: Khoanh vào A vì thế tích của bể cá là:
60 x 40 x 40 = 96 000 (cm2)
hay 96dm2; thể tích nửa bể cá là:
96 : 2 = 48 (dm2)
Vậy cần đổ vào bể 48 lít nước.
(1 lít = 1 dm3) để nửa bể có nước.
- HS 3: Khoanh vào B vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh được 11 – 5 = 6 (km) thời gian để Vừ đuổi kịp Lềnh là:
 1
 8 : 6 = 1 (giờ) hay 80 phút
 3
Bài 1:
- HS đọc.
- HS làm bài
Tổng số tuổi của con gái và của con trai là:
1 1 9
 + = ( tuổi của mẹ )
4 5 20
Tức là tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:
18 x 20
 = 40 (tuổi)
 9
Đáp số: 40 tuổi
- HS chữa bài.
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài.
Số dân ở Hà Nội năm đó là:
2627 x 921 = 2419467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 x 14210 = 866810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
866810 : 2419467 = 0,3582
0,3582 = 35,82%
b) Nừu mật độ dân số của Sơn La là 100người/km2 thì trung bình mỗi ki – lô - mét vuông sẽ có thêm:
100 – 61 = 39 (người)
Khi đó dân số của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 x 14210 = 55419 (người)
Đáp số: a) Khoảng 35,82%
b) 554190 người.
- Mật độ dân số là số người trên một km2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_chuong_trinh_hoc_ky_2.doc