Giáo án Toán & Tiếng Việt 4 Tuần 18 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước

Giáo án Toán & Tiếng Việt 4 Tuần 18 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước

TOÁN

Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9. Bài tập 1, 2

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong tình huống đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 1, 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt 4 Tuần 18 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 24 - 12 - 2012
TOÁN
Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9. Bài tập 1, 2
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong tình huống đơn giản. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 1, 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
13’
9’
8’
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
2. Bài mới:
HD tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:
a) GV đặt vấn đề:
b) Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- Giao nhiệm vụ cho HS: Tìm vài số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9
c) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- Y/c HS viết các số chia hết cho 9 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 9 vào cột bên phải.
- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 9.
Hướng dẫn VD như: 36 : 9; 18 : 9; 27 : 9 ; 
- GV nhận xét gộp: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
* Kết luận: Muốn biết một số chia hết cho 2, cho 5 ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải; Muốn biết một số chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó
Bài 1: Y/c HS nêu cách làm, HS tự tìm 
Chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9 
Bài 2: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- GV y/c HS tự làm bài 
- HS làm tương tự như bài 1 vào bảng con
 Bài 3; Bài 4: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9
2, 3 em đọc
- HS tìm :
 18 : 9 ; 27 : 9 ; 
- Một số HS lên bảng viết kết quả 
- Nhận xét 
- HS làm bài vào VBT: 99, 108, 5643, 29385. 
- Bảng con: 
95; 7853; 5554; 1097
- HSG làm bài 3, 4
3’
2’
 3. Củng cố: 967 Chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1, 2 và chuẩn bị bài sau.
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 25 - 12 - 2012
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
- Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng như Tiết 1.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
2’
13’
17’
1. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
Bài 1: Kiểm tra đọc : 
- Tiến hành tương tự như Tiết 1.
Bài 2: Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện :
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông Trạng thả diều.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
- Cho HS đọc.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày - Nhận xét.
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
- HS nghe.
- HS tiến hành như Tiết 1
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS tự làm việc cá nhân viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về Ông Nguyễn Hiền.
- 3 đến 5 HS trình bày - lớp nhận xét: Vào đời vua Trần Nhân Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc bé chú đã biết thả diều để chơi.
Câu chuyện về ông Trạng thả diều là một tấm gương về lòng hiếu học, chúng em thế hệ trẻ ngày nay mãi mãi noi gương Nguyễn Hiền để học tốt và thành người có ích cho xã hội.
- HS theo dõi.
- HS nghe.
3’
2’
2. Củng cố: Đọc bài văn hay
3. Dặn dò: Về viết lại bài tập 2 vào VBT.
Tuần 18 Ngày soạn: 24 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 25 - 12 - 2012
TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong tình huống đơn giản. BT 1, 2) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
7’
6’
9’
8’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9 và bài 2/ 97 SGK.
2. Bài mới:
a) Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3
b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- Chúng ta vừa học xong dấu hiệu chia hết cho 9, HS nghĩ ngay đến việc xét tổng các chữ số 
VD: Số 27 có tổng là 2 + 7 = 9
Vậy 9 chia hết cho 3 
+ Số 15 có tổng là 1 + 5 = 6 
Vậy 6 chia hết cho 3 
* Vậy dấu hiệu chia hết cho 3 đều có tống các chữ số chia hết cho 3 
* Vậy dấu hiệu không chia hết cho 3 đều có tống các chữ số không chia hết cho 3 
Bài 1/ 7 VBTTH:
- Y/c HS đọc đề bài và nêu cách làm 
- Y/c HS tự làm bài
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một vài số 
Bài 2/ 7 VBTTH: 
- GV y/c HS tự làm bài vào vở 
- GV chữa bài, nhận xét 
Bài 3, Bài 4/ 8 VBTTH:
* Yêu cầu HSG tự làm
- 2 em nêu cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm :
15 : 3 ; 21 : 3 ; 27 : 3 ; 
20 : 3 ; 16 : 3 ; 22 : 3; 
- Lắng nghe
- Lắng nghe, HSY nhắc lại
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài:
Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 
- HS cả lớp làm bài vào vở BT. Nhận xét, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
* HSG 
3’
2’
3. Củng cố: Trong các số 72; 313; 567; 2379, số không chia hết cho 3 là:
A. 72 	B. 313 	C. 567 D. 2379
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1, 2 trang 98 và chuẩn bị bài sau . 
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 25 - 12 - 2012
CHÍNH TẢ 
 Tiết 38: ÔN TẬP (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi qua đan). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
13’
15’
3’
1. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như ở tiết 1
Bài 2. Nghe viết: Đôi que nan
Giáo viên đọc mẫu toàn bài Đôi que nan
- Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Nêu một vài chữ khó viết
Nhắc nhở học sinh viết: 
- Viết đúng các chữ hoa: Đôi, Khăn, Áo, Từ, Dần, Ôi, Sao, Sợi, Mà, Ngón, Dẻo, . 
- Viết liền mạch bé, đẹp, chị, que, mũi, 
- Viết đúng độ cao, khoảng cách, liền nét, liền mạch, trình bày bài sạch đẹp.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
- Đọc cho học sinh viết bài
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. HD Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- HD chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
- HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chú ý nghe
- Nêu: Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị của em, những mũ, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần hiện ra.
- HS nêu
- Chú ý nghe và viết bài
 - Soát lỗi
3’
2’
3. Củng cố: Thi đọc hay
4. Dặn dò: Đọc thuộc bài thơ, viết lại các từ sai và đọc các bài tập đọc nhiều lần.
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 26 - 12 - 2012
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
13’
17’
1. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1. Kiểm tra Tập đọc và HTL
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
- Gọi HS trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại.
a) Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn.
b) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- Thực hiện.
- Đọc.
- Trả lời.
- Đọc.
- Tìm và đặt câu hỏi.
- Trình bày cá nhân:	
+ Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
+ Động từ: dừng lại, chơi đùa.
+ Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
+ Buổi chiều, xe làm gì ?
+ Nắng phố huyện thế nào ?
+ Ai đang chơi đùa trước sân ?
- HSY nhắc lại
3’
2’
3. Củng cố: Truyền điện các danh từ, động từ mà em biết.
4. Dặn dò: Về ôn tập đọc, Tập làm văn, Từ câu để thi học kì.
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 26 - 12 - 2012
TOÁN
Tiết 88: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Bước đầu vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa trong một số tình huống đơn giản. Bài 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
12’
8’
10’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho ví dụ minh hoạ. Dấu hiệu chia hết cho 5 chia hết cho 9 chia hết cho 3 
2. Bài mới:
Bài tập dành cho hs giỏi:
Tìm số có hai chữ số chia 2 dư 1, chia 5 dư 2 và chia hết cho 9
Hãy viết thêm vào bên phải và bên trái số 15 mỗi bên một chữ số khác 0 để được số mới vừa chia hết cho 9 vừa chia hết cho 5.
Bài 1/ 8 VBTTH:
- Y/c HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét 
Bài 2/ VBTTH: Y/c HS tự làm bài 
- Một số em nêu cách tính
Bài 3: Câu nào đúng câu nào sai ?
- Y/c HS tthảo luận nhóm 2 rồi làm bài
- GV chữa bài 
Bài 4: Y/c HS đọc đề bài và nêu cách làm 
Với 4 chữ số 0; 6; 1; 2 viết ít nhất 3 số:
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HSG tự làm: Các số có 2 chữ số chia hết cho 9 là: 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90. Trong đó số chia 2 dư 1, chia 5 dư 2 là: 72
- HS tự làm và lần lượt nêu: 
a) Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563 ; 66816
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229, 3576.
- Bảng con 
- Nhóm 2 nhận xét:
Câu a đúng, câu b sai. 
Câu c sai, câu d đúng
- HSG làm bài:
 Chia hết cho 9 là: 612; 216; 162 
Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 120; 201; 102 
3’
2’
3. Củng cố: Ai nhanh ai đúng: 
- Thi viết số có 3 chữ số chia hết cho 9.
4. Dặn dò: Về nhà hoàn thành bài tập.
 Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 26 - 12 - 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 39: ÔN TẬP (TIẾT 6) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
2’
13’
17’
1. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b) Luyện tập:
Bài 1: Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
 Bài 2: Luyện về văn miêu tả:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Cho HS tự làm bài.
 * GV nhắc HS:
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
+ Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.
- Cho HS trình bày.
 - Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- HS nghe.
- HS thực hành như tiết 1.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- HS tự làm bài.
- HS nghe theo dõi.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- 3 đến 4 HS trình bày.
MB: Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em cây bút máy. Ôi ! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!
KB: Hàng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết của em. Em giữ gìn bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong công việc của mình là cây bút được nằm gọn trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.
3’
2’
4. Củng cố: Đọc bài văn hoàn chỉnh
5. Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút. Ôn các bài văn đã học để thi học kì II.
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 27 - 12 - 2012
TOÁN:
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 trong tình huống dơn giản. Bài 1,2,3 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
13’
9’
8’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và cho 9 cho 3 và cho ví dụ minh hoạ
2. Bài mới:
Bài tập dành cho học sinh giỏi:
- Tìm số tự nhiên bé nhất chia 2 dư 1, chia 3 dư 2, chia 4 dư 3
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề và nêu cách làm 
- Y/c HS tự làm bài 
Bài 3:
- Y/c HS tự làm bài
- GV chữa bài 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- HSG làm bài và làm bài 4, 5/ 99 SGK
- Tính giá trị của từng biểu thức sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5 
- HS lần lượt làm từng phần 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35766
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.
c) Các số chia hết cho 9 là: 35766
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT 
Số chia hết cho 2 và 5 là: 64620; 5270; 
Số chia hết cho 2 và 3 là 57234; 5270; 64620.
Số chia hết cho 2, 3 và 5 là 5270; 64620.
- Làm bảng con và nêu cách làm:
5 cộng 8 = 13 như vậy thiếu 2 thì mới chia hết cho 3 vậy ta điền số 2:
Tương tự 2 + 4 = 6 chia hết cho 3 do vậy ta điền số 0 để vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
3’
2’
3. Củng cố: 
- Truyền điện các số chia hết cho 2; 3; 5; 9
4. Dặn dò: Về ôn các dạng toán để giờ sau kiểm tra.
Tuần 18 Ngày soạn: 23 - 12 - 2012 
 Ngày giảng: 28 - 12 - 2012
Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Tuần 18 Ngày soạn: 18 - 12 - 2011 
 Ngày giảng: 22 - 12 - 2011
Từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Toan Tieng viet tuan 18.doc