Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học theo tốc độ quy định(khoãng 75 tiếng/ 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết dược một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.

- Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II.Đồ dùng dạy- học:

-Kẻ sẵn ở bảng phụ BT2 để HS điền vào chỗ trống.

II.Hoạt động dạy - học:

1.Giới thiệu tiết ôn tập:

2.Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng: (Kiểm tra 7 HS trong lớp)

 - HS lên bốc thăm chọn bài và đọc 1 đoạn và cả bài theo chỉ định trong phiếu.

 - GV đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc, HS trả lời.

 GV ghi điểm, nhận xét.

3.Hướng dẫn HS làm tập:

Bài tập 2:

 - HS đọc yêu cầu của đề bài.

? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?

? Hãy kể những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thường thân"

 - HS phát biểu, GV ghi bảng.

 - HS điền vào bảng ở vở BT. Gọi HS đọc nhận xét.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ 2 Ngày dạy: ...../......./ 2009 
Tập đọc:	
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I : TIẾT 1
I. Mục tiêu: 
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học theo tốc độ quy định(khoãng 75 tiếng/ 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết dược một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.
- Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.	
II.Đồ dùng dạy- học:
-Kẻ sẵn ở bảng phụ BT2 để HS điền vào chỗ trống. 
II.Hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu tiết ôn tập:
2.Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng: (Kiểm tra 7 HS trong lớp)
 - HS lên bốc thăm chọn bài và đọc 1 đoạn và cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc, HS trả lời.
 GV ghi điểm, nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm tập: 
Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu của đề bài.
? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
? Hãy kể những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thường thân" 
 - HS phát biểu, GV ghi bảng.
 - HS điền vào bảng ở vở BT. Gọi HS đọc nhận xét.
Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS tìm trong 2 bài tập đọc và nêu đoạn văn tương ứng với giọng đọc.
 - GV nhận xét, kết luận.
 - HS thi đọc diễn cảm thể hiện phân biệt giọng đọc của mỗi đoạn.
 - GV ghi điểm, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng.
 ______________________________________ 
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác	
-Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật
- Giáo dụcHS tính cẩn thận, thích học hình học
II.Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
	1 HS lên bảng thực hành vẽ hình vuông
	GV kiểm tra vở BT
2. Bài mới: HD HS làm bài tập.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu được các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
A
C
B
H
Bài 2: HS giải thích được:
- AH không phải là đường cao của tam giác ABC
 vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
- AB là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông
 góc với cạnh đáy BC.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD
có cạnh AB = 3cm.
Bài 4: HS vẽ được hình chữ nhật có A 6cm B
 AB = 6cm, BC = 4cm theo cách như sgk.
- GV chấm bài, nhận xét. 4cm
3. Củng cố- dăn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Xem bài ôn tập sau. D C
 _____________________________
Thể dục Giáo viên chuyên trách dạy
 _____________________________
Lịch sử: 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được những nét chínhvề cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất(năm 981)do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, thái hâun họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi hoàng đế (nhà tiền Lê) ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi 
II. Đồ dùng dạy -học:
- Hình trong sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS trả lời câu hỏi
? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
? Em biết gì thêm về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?
GV nhận xét ,ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (Năm 981)
b. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 - HS đọc sách giáo khoa , đoạn: “Năm 979,...là nhà Tiền Lê” .Trả lời câu hỏi:
? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?(...Thế nước lâm nguy, triều đình chọn người chỉ huy kháng chiến ...Thái hậu họ Dương đã truyền ngôi cho ông)
? Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?(...hợp với lòng dân)
 - HS thảo luận, nhận xét.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 - GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? (Năm 981)
? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? (Quân thủy tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng; Quân bộ tiến theo đường Lạng Sơn)
? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?(vua Lê trực tiếp chỉ huy...thắng lợi)
? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? (không)
 - Gọi đại diện các nhóm trả lời. GV chốt lại. (chiến thắng Bạch Đằng...của dân tộc ta)
 - GV gọi 1 em thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhât trên lược đồ.. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 + Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân?
3 Củng cố- dặn dò:
- 1 em nêu lại ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
- GV tổng kết giờ học.
 ____________________________________________________________________ 
Thứ 3 Ngày dạy: .../...../ 2009 
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số 
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật
- GD HS tính cẩn thận , chính xác .
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 
	- GV kiểm tra vở BT.
2.Luyện tập:
	- GV tổ chức cho HS làm bài tập rồi chữa bài.
Bài 1(a): Cho HS làm rồi chữa bài.
 HS nêu các bước thực hiện phép cộng, phép trừ.
 GV nhận xét.
Bài 2(a): HS nêu yêu cầu- HS làm bài vào vở.
 2 em lên bảng làm
	VD:	 6257 + 743 + 989
	=	7000 + 989
	= 	7989 A B I
Bài 3(b)Cho HS vẽ hình . HS làm bài rồi chữa bài 
HS nêu các cạnh vuông góc với 
 DH trong hình vuông ABCD.
Bài 4: HS tính được diện tích của hình chữ nhật
- HS làm vào vở ;1HS lên bảng
- GV chữa bài, nhận xét. D C H
3. Củng cố-dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
	 _______________________________
Chính tả:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I : TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả bài : Lời hứa (tốc độ viết 75 chữ / 1phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. nắm được tác dụng dấu ngoặc kép trong bài chính tả
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng(Việt Nam và Nước ngoài); bước đầu biết sữa lỗi chính tả trong bài viết.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở . 
II. Đồ dùng dạy-học:
	Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài:
2. Hướng dẫn nghe -viết:
 - GV đọc bài Lời hứa, giải thích từ trung sĩ.
 - HS đọc thầm bài văn.
 - HS viết từ khó vào bảng con.
 - GV nhắc HS cách viết các lời thoại.
 - GV đọc bài - HS viết vào vở.
 - GV đọc - HS dò bài.
3. Dựa vào bài chính tả Lời hứa trả lời câu hỏi:
 - 1 HS đọc bài tập 2.
? Em bé được giao nhiệm vụ gì?
? Vì sao trời đã tối em không về?
? Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?(dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật)
4. Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết hoa tên riêng:
 - 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS làm vào phiếu.
 - HS trình bày - Lớp nhận xét - GV chữa bài.
 - HS làm vở BTTV.
5. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài tập ôn tập tiết 3.
 _______________________________
Thể dục Giáo viên chuyên trách dạy
 ________________________________
Luyện từ và câu:
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I : TIẾT 3
I.Mục tiêu: 
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học theo tốc độ quy định(khoãng 75 tiếng/ 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng.
- Giáo dục HS luôn trung thực, tự trọng . 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Một số tờ giấy to để làm BT2
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Bài tập:
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu cuả bài: nêu tên bài, nội dung chính, nhân vật,giọng đọc của các bài tập đọc , truyện kể trong chủ đề Măng mọc thẳng
 - Gợi ý cho HS tìm tên bài ở mục lục.
 - HS đọc tên bài GV ghi bảng.
 - HS đọc thầm, trao đổi từng nhóm theo phiếu.
 - Đại diện các nhóm trả lời, lớp bổ sung, GV chốt lại lời giải đúng.
 - HS đọc diễn cảm đoạn văn trên phiếu.
 (tên bài - nội dung chính - nhân vật - giọng đọc).
4. Củng cố-dặn dò:
 - Những chuyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì? (Nhắn nhủ chúng ta cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng)
 - GV tổng kết giờ học. Chuẩn bị ôn tập tiết 4.
 ____________________________________ 
Đạo đức: 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 2)
I.Mục đích:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ. 
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí.
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm thời giờ và ngược lại.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
	Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
2. Bài mới:
*.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- HS làm bài tập 1 sgk.
- Gọi một số HS trình bày, nhận xét.
- GV kết luận: Các hoạt động a, c, d là đúng. Các hoạt động b, đ, e là sai.
*.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2, BT 4 sgk
 - HS thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- Gọi một số HS trình bày.
- Lớp trao đổi chất vấn.
- GV khen những em biết tiết kiệm thời giờ.
*.Hoạt động 3: Trình bày các tranh vẽ sưu tầm được.
- HS sưu tầm những tranh ảnh, tranh vẽ của mình về tiết kiệm thời giờ.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của bức tranh.
- GV khen ngợi các em.
* Kết luận chung:
 Thời gian là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
3. Hoạt động nối tiếp:
 Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt.
_____________________________________________________________________
Thứ 4 Ngày dạy: .4./.11./2009
Âm nhạc Giáo viên chuyên trách dạy
 ________________________________
 Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - GIỮA KÌ I
Phần 1:(4 điểm) Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D.
 Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng
1)Số lớn nhất trong các số :64 831 ; 64 813 ; 63 841 ; 63 814 ; 68 314 ; 68 413 là:
 A.68 314 B.64 831 ; C.68 413 D.63 841
2) 3 tấn 52 kg =.........kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
 A.352 kg B.3520 kg C.3052 kg D.3025 kg
3)Giá trị của chữ số 8 trong số 548 276 là :
 A.8 B.800 C.8 000 D.80 000
4)Trung bình cộng của :23 ; 25 ; 27 ; 29 là:
 A.23 B.25 C.26 D.29
Phần 2: Làm các bài tập sau:
 Bài 1. Đặt tính rồi tính:(2 điểm)
 3925 + 1429 + 535 65102 - 13859
 Bài 2: (1  ... c tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn .
- Tìm được từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ trong đoạn văn ngắn
- HS có kỹ năng sử dụng đúng các loại từ trên.
II. Đồ dùng dạy-học:
`- Bảng phụ ghi mô hình âm tiết.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề:
2. Bài tập:
Bài tập 1+2: Một HS đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2,
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho.
 - HS làm bài tập vào vở.
 - Gọi HS chữa bài, GV dán kết quả đúng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV nhắc HS xem lướt các bài. Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy để thực hiện yêu cầu của bài.
 ? Thế nào là từ đơn?
 ? Thế nào là từ ghép?
 - GV phát phiếu cho HS thảo luận nhóm 2.
 - HS dán kết quả và trình bày.
 - HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - GV cho HS xem lướt các bài: Danh từ, động từ.
 - GV nêu câu hỏi:
 ? Thế nào là danh từ?
 ? Thế nào là động từ?
 - GV phát phiếu cho HS trao đổi, cho HS tìm danh từ và động từ trong đoạn văn.
 - Đại diện HS phát biểu, nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
 + Danh từ: cánh, chú, chuồn chuồn...
 + Động từ: Rì rào, rung rinh, bay...
 - GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học, xem lại bài tiết sau kiểm tra.
 _________________________________ 
Địa lý: 
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu: HS biết :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: 
+ Vị trí :nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông thác nước...
+ Thành phố còn có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nởi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
- Chỉ được Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.	
- HS yêu thích môn học, tự hào về vẽ đẹp của đất nước ta.giáo dục học sinh bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II. Đồ dùng dạy-học:
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
	- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
 - Tây Nguyên có những loại rừng nào?
 - Rừng Tây Nguyên có giá trị gì?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 - GV chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
b. Tìm hiểu bài
b1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: HS đọc mục 1, quan sát hình 1 và trả lời:
? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
? Đà Lạt ở độ cao khoảng ? mét ?
? Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
 - HS chỉ Hồ Xuân Hương - Thác Cam Ly trên lược đồ H3.
- Mô tả vẻ đẹp của Đà Lạt.
Bước 2: HS trả lời, GV hoàn thiện câu hỏi.
b2. Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát:
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và mục 2 hình 3 sgk thảo luận.
? Tại sao Đà Lạt được chọn là nơi du lịch, nghỉ mát?
? Đà lạt có những công trình phụ nào cho việc nghỉ mát, du lịch?
? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
Bước 2: Đại diện cá nhóm trình bày kết quả, trình bày tranh ảnh.
b3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS Quan sát H4 sgk thảo luận:
? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
? Kể tên một số rau quả và hoa ở Đà Lạt?
? Tại sao ở Đà Lạt trồng nhiều loại hoa, quả xứ lạnh?
? Hoa quả Đà Lạt có giá trị như thế nào?
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn- dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- 1 em đọc ghi nhớ, dặn HS xem trước bài ôn tập.
 ______________________________
Kỹ thuật:
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu khâu đột thưa các mũi khâu tương đôí đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được .
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu đường khâu viền 2 mép vải .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : vải, kim, len hoặc chỉ, kéo.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Dạy- học bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV đưa mẫu giới thiệu.
- HS quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu viền 2 mép vải bằng mũi khâu đột . 
- HS quan sát mặt trái và mặt phải của đường khâu
- HS nêu nhận xét . 
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK nêu các bước khâu.
- HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên vải .1 HS khác thực hiện thao tác gấp mép vải.
 GV nhận xét và hướng dẫn các thao tác theo nội dung Sgk . 
 GV cần lưu ý cho HS:
+ Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới .
+ Sau mỗi lần gấp cần miết kĩ đường gấp .
 GV hướng dẫn thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- Lớp thao tác, GV nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết
_____________________________________________________________________
Thứ 6 Ngày dạy: .6./..11./2009
Mỹ thuật: Giáo viên chuyên trách dạy 
____________________________
Toán: 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. 
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán .
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng phần b Sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
 - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính : 
425 701 x 4 365 892 x 6
 - GV kiểm tra vở bài tập . 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: nêu tên bài học
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
b1. So sánh giá trị của 2 biểu thức:
 - GV gọi 3 HS đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả của phép tính
 2 x 6 và 6 x 2 7 x 5 và 5 x 7
 - Gọi HS nhận xét các tích vừa nhân , sau đó nêu được:
 2 x 6 = 6 x 2 7 x 5 = 5 x 7
b2.Viết kết quả vào ô trống:
 - GV treo bảng phụ có ghi giá trị của: 
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Gọi HS tính và điền kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a, b 
- Cho HS so sánh kết quả của a x b và b x a, sau đó khái quát bằng biểu thức:
a x b = b x a
- HS nhận xét về vị trí của các thừa số ... rồi khái quát bằng lời "Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi".
- 2 em nhắc lại.
b3. Thực hành:
Bài 1: Cho HS nhắc lại nhận xét.
Lớp làm vào vở nháp
1HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống
GV nhận xét, chữa bài
Bài 2(a,b): HS nêu yêu cầu bài toán. 
- Gọi HS chuyển các phép tính đã cho thành các phép tính đã học.
 VD:7 x 853 = 853 x 7
- HS làm các bài còn lại vào vở.
- 1số HS lên bảng chữa bài .
- GV nhận xét thống nhất kết quả
3. Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân .
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về làm vở BTT
 ______________________________
Luyện từ và câu:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - GIỮA KÌ I
(Kiểm tra đọc)
I. Đọc thành tiếng:
GV chuẩn bị thăm
Lần lượt HS bốc thăm thực hiện nội dung trong thăm
GV nhận xét, ghi điểm.
II. Đọc hiểu
A.Đọc thầm bài tập đọc:
 Quê hương
 (SGK/100)
B.Dựa vào nội dung bài tập đọc, chọn câu trả lời đúng
1.Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì?
 a)Ba Thê
 b)Hòn Đất
 c)Không có tên
2.Quê hương chị Sứ là:
 a)Thành phố
 b)Vùng núi
 c)Vùng biển
3.Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2
 a)Các mái nhà chen chúc
 b)Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam
 c)Hiện trắng những cánh cò
4.Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao?
 a)Xanh lam
 b)Vòi vọi
 c)Hiện trắng những cánh cò
5.Tiếng yêu gồm những bộ phận nào?
 a)Chỉ có vần
 b)Chỉ có vần và thanh
 c)Chỉ có âm đầu và vần
6.Bài văn trên có 8 từ láy.Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó?
 a)Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
 b)Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng loà, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.
 c)Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn.
7.Nghĩa của từ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây?
 a)Tiên tiến
 b)Trước tiên
 c)Thần tiên
8.Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
 a)Một từ. Đó là từ..................................................................
 b)Hai từ. Đó là từ...................................................................
 c)Ba từ. Đó là từ.........................................................................
 ______________________________
Tập làm văn:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - GIỮA KÌ I
(Kiểm tra viết)
1.Viết chính tả:
 Nghe viết: Chiều trên quê hương
2.Tập làm văn:Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
______________________________
An toàn giao thông
 Bài 3 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dể đi, nhưng phải bảo đảm an toàn.
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới được đi ra đường.
- Biết những quy định về giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- Có thói quen đi sát lề đường bên phải , kiểm tra xe trước khi đi xe.
- Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông.
II.Các hoạt động dạy học.
 HĐ1: Lựa chọn xe dạp an toàn
 HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
 HĐ3: Trò chơi giao thông
III. Củng cố dặn dò
- GV nhấn mạnh một số quy định đối với người đi xe đạp
- Dặn dò
 SINH HOẠT
I. Yêu cầu
-Nhận xét những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần về: học tập, lao động và các hoạt động khác.
-HS có ý thức sửa chữa và phát huy những mặt tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần:
2.GV nhận xét chung:
- HS đã có ý thức thi đua học tập, sôi nổi xây dựng bài hơn những tuần trước
Đăng kí giờ học tốt đạt kết quả cao. 
- Còn một số em quên sách vở và Đồ dùng học tập
- HS viết chữ còn xấu, chưa đúng độ cao con chữ 
- Các hoạt động khác:
Vệ sinh: Vệ sinh lớp còn bẩn.(Ngày thứ 4) 
 Vệ sinh cá nhân tương đối sạch, còn 1 số em móng tay còn dài . 
3.Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục học chương trình tuần 11. Chuẩn bị bài đầy đủ.
- Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng 20 – 11 (Thi đua nhiều điểm tốt,)
- Phụ đạo HS yếu về Thực hiện nhân với số có nhiều chữ số.
- Duy trì lớp bồi 
- LĐvệ sinh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_10_nguyen_thi_thuy.doc