Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32+33 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32+33 - Nguyễn Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phếp chia các số tự nhiên.

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không đến 3 chữ số. - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

- Bồi dưỡng cho H lòng say mê, tính chính xác khi học toán.

II. Các họat động dạy học:

1. Bài cũ:

- 3 H lên bảng thực hiện phép tính

 4 715 + 3 689; 15 206 - 7 678; 470 080 - 9 876

- G nhận xét, ghi điểm

2. Dạy bài mới.

a.Giới thiệu bài

b.Luyện tập

Bài 1(dòng 1,2): Củng cố kiến thức tính nhân, chia

- H làm bài vào vở

- H đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo bài

Bài 2.

- H nêu yêu cầu

- H tự làm bài

? Tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

? Tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?

- 2 H lên bảng thực hịện.

Bài 4(cột 1): Củng cố cho H về nhân (chia) nhẩm với (cho)10,100, nhân nhẩm với 11 và so sánh 2 số tự nhiên.

- G cho H nhẩm một số phép tính.

 35 x 10; 36 x 100; 82 x 1000

 16 x 11; 100: 10; 3600 : 100

- H làm bài vào vở .

3. Củng cố,dặn dò:

- G chấm một số vở, nhận xét

-Nhận xét giờ học.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32+33 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 32
Thứ 2 ngày dạy: 19/4/2010 
Toán: 	
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phếp chia các số tự nhiên. 
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không đến 3 chữ số. - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
- Bồi dưỡng cho H lòng say mê, tính chính xác khi học toán. 
II. Các họat động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 3 H lên bảng thực hiện phép tính
 	 4 715 + 3 689;	15 206 - 7 678; 	 	470 080 - 9 876
- G nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới. 
a.Giới thiệu bài
b.Luyện tập
Bài 1(dòng 1,2): Củng cố kiến thức tính nhân, chia
- H làm bài vào vở 
- H đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo bài
Bài 2. 
- H nêu yêu cầu
- H tự làm bài
? Tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
? Tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?
- 2 H lên bảng thực hịện.
Bài 4(cột 1): Củng cố cho H về nhân (chia) nhẩm với (cho)10,100, nhân nhẩm với 11 và so sánh 2 số tự nhiên.
- G cho H nhẩm một số phép tính.
 35 x 10;	36 x 100;	82 x 1000
 16 x 11;	100: 10;	3600 : 100
- H làm bài vào vở	.
3. Củng cố,dặn dò:
- G chấm một số vở, nhận xét
-Nhận xét giờ học.
 __________________________________
Tập đọc:	
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:	
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp với nội dung diễn tả. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nguy cơ, thân hành, du học .
 *Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. 
- Giáo dục HS luôn sống vui vẻ, yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc (SGK)
- Phiếu ghi đọan 2
III. Các họat động dạy học.
1.Bài cũ: 
- 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước 
 HS1cho biết T/g dùng những h/a’ so sánh nào để tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước?
 HS2 nêu nội dung của bài?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. Chủ điểm Tình yêu cuộc sống	
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 b1) Luyện đọc:
- 1 H đọc toàn bài.
- 3 H đọc 3 đoạn của bài. Luyện đọc từ, câu khó: Tiếng sỏi đá lạo xạo, ỉu xìu, đại thần
- 3 H đọc 3 đoạn của bài (l2), G kết hợp giảng nghĩa từ: Nguy cơ, thân hành, du học.
- 3 H đọc 3 đoạn (l3)
- H luyện đọc theo nhóm 2.
- 1 H đọc toàn bài. GV đọc mẫu.
b2) Tìm hiểu bài:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống của vương quốc nọ rất buồn?
(MT không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt của mọi người rầu rĩ...)
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?(dân cư ở đó không biết cười)
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
(Vua cử viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt).
+ Kết quả ra sao?(Sau 1 năm, viên đại thần trở về, xin chịu tộiK2 triều đình ảo não)
+ Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
(Bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường).
+ Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó? (Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào)
b3) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- 4 H đọc truyện theo cách phân vai, giúp H đọc đúng, diễn cảm lời các nhân vật
	+ở Đ4 đọc giọng nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Lời viên đại thần: (ảo não), viên thị vệ: (hớt hải, vui mừng), Nhà vua:(phấn khởi)
- G dán đoạn 3 lên bảng, cả lớp luyện đọc theo cách phân vai (nhóm 4).
- H thi đọc diễn cảm.
- G nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
* H đọc thầm lại toàn bài, tìm nội dung chính.
- Nêu nội dung bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
- G nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc bài văn và đọc trước bài: Ngắm trăng- Không đề.
____________________________________________________________________ Thứ 3 ngày dạy: /4/2010 
Toán:	 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiết theo)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phếp chia các số tự nhiên. 
- Tính được giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ.
- Thực hiện được 4 phép tính với số tự nhiên.
- Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
- Bồi dương H tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	2 H lên bảng đặ tính rồi tính
	726 x 245 ; 	285 120 : 216
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 	
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài1a:
- H nêu yêu cầu. Muốn tính được giá trị của các biểu thức ta làm thế nào?
- H tự làm bài vào vở.
- H nêu kết quả . H nhận xét, chốt kết quả đúng.
a) Nếu m = 952, n = 28
 Thì m + n = 952 + 28 = 980; 	m - n = 952 - 28 = 924.
Bài 2: 
- H nêu yêu cầu,
- H nêu cách thực hiện: Thứ tự các phép tính trong biểu thức.
- H tự làm bài, sau đó đổi vở để kiểm tra chéo.
Bài 4: 1 H đọc BT.
BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- Hướng dẫn H làm bài vào vở theo các bước:
+ Tìm số vải bán được ở tuần sau.
+ Tìm số vải cả 2 tuần bán được.
+ Tìm số ngày cửa hàng mở trong 2 tuần.
+ Tìm trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải.
3. Củng cố, dặn dò: 
- G chấm một số vở, nhận xét.
- G nhận xét giờ học.
Chính tả: (nghe - viết)
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu: 
 - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Vương quốc vắng nụ cười 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/ x.
 - Giáo dục H có ý thức rèn chữ viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2 H đọc mẫu tin Sa mạc đen, nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp.
	-GV nhận xét- ghi điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn H nghe -viết.
- 1 H đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- H luyện viết từ ngữ khó: rầu rĩ, lạo xạo,..
- G hướng dẫn H cách trình bày.
- G đọc từng cụm từ, câu ngắn. H viết bài.
- G đọc - H dò bài.
- G chấm 7 - 10 bài, chữa bài.
c) Hướng dẫn H làm BT chính tả.
- G nêu yêu cầu BT.
- H đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào VBT.
- G dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- Đại diện các nhóm đọc lại câu chuyện Chúc mừng năm mới sau ... thế kỉ, sau khi đã điền hoàn chỉnh
- Cả lớp và G nhận xét, chốt kết quả đúng.
a) Vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức, xin lỗi, sự chậm trễ.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
- Về kể lại câu chuyện cho ngươì thân nghe.
_________________________________
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu( trả lời cho câu hỏi Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ?)
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu,bước đầu thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho trước vào chổ thích hợp trong câu. 
- HS có ý thức sử dụng trạng ngữ đúng theo mục đích nói.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu to để H làm BT 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 1 H nhắc lại nội dung ghi nhớ ở tiết trước.
- 2 H đặt 2 câu có TN chỉ nơi chốn.
2. Dạy bài mới: 	
a.Giới thiệu bài.
b. Nhận xét:
Bài 1, 2:
- H đọc yêu cầu BT 1, 2, tìm TN trong câu, xác định TN đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
- H phát biểu. G nhận xét, chốt lời giải đúng.
	.Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Bài 3: 
- H đọc yêu cầu của BT3.
- H phát biểu ý kiến. H nhận xét, G kết luận:
	.Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào? (Chú ý cho HS: Nếu đặt khi nào ở đầu câu thì có nghĩa là hớt hải về sự việc chưa diễn ra)
c. Ghi nhớ:
- H nêu ghi nhớ. Yêu cầu HS cho ví dụ (2-3 em)
d. Luyện tập:
Bài 1:
- H đọc yêu cầu BT, suy nghĩ làm bài vào vở.
- G dán 2 băng giấy viết sẵn BT 1 - 2 H lên bảng xác định TN chỉ thời gian.
- G chấm một số vở, nhận xét, KL lời giải đúng:
	a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến,Vừa mới ngày hôm qua, giời hãy còn nắng ấm và hanh, Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc
	b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giaỉ trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía 
Bài 2: (H làm bài tập 2a).
- H đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu H đọc kỹ đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu TN trong đoạn. Sau đó viết lại câu bằng cách thêm vào câu một trong hai TN đã cho sẵn để đoạn văn được mạch lạc.
- H lần lượt đọc 2 câu văn mình đã thực hiện.
- G nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
- VN học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Tự đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
___________________________________________________________________
Thứ 4 ngày dạy: /4/2010 
Toán:	
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ.
- Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ.
- Bồi dưỡng HS óc tư duy linh hoạt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vẽ sẵn BT 1 lên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 2 H lên bảng tính.
	7 368 : 24 ;	1 476 x 209
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2: H đọc thầm yêu cầu BT.
- H trả lời câu a.
- 1 H lên bảng giải ý b.
 Diện tích thành phố Đà Nẵng lớn hơn diện tích thành phố HN là:
 1255 - 921 = 334 (km2)
 Diện tích thành phố Đà Nẵng bé hơn diện tích TP Hồ Chí Minh là:
	 2095 - 1255 = 1840 (km2)
Bài 3: 
- H đọc và tìm hiểu yêu cầu bài toán.
- H trao đổi nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày.
- H + G nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học
-Dặn HS về làm VBT và chuẩn bị bài sau.
_______________________
Kể chuyện 
KHÁT VỌNG SỐNG
I.Mục tiêu
- Dựa vào lời kể GV và tranh minh hoạ , HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện: Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý; bước đầu kể lại nôpí tiếp được câu chuyện.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục mọi trở ngại trong môi trường t]j nhiên.
 II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ
- 1HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. 
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. GV kể chuyện
- GV kể lần 1 -HS nghe
- GV kể lần 2 - kết hợp cho HS xem tranh
c. Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
 + Kể chuyện trong nhóm : 
HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
 + Thi kể chuyện trước lớp
- HS thi kể chuyện từng đoạn và toàn bộ chuyện.
- cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
*Qua câu chuyện giúp các em hiểu được trong cuộc sống mình cần phải có ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục mọi trở ngại trong môi trường thiên nhiên hiện nay như: có ý thức chăm sóc cây xanh, bảo vệ MT TN từ những việc làm hết sức nhỏ...
- GV nhận xét tiết học, yê ... ____
Kể chuyện:	
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý trong sgk chọn và kể lại được câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện(đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS luôn yêu đời, lạc quan trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách truyện đọc 4; truyện, báo...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2 H kể 2 đoạn của chuyện "Khát vọng sống" nêu ý nghĩa câu chuyện.
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn H kể chuyện.
 a. Hướng dẫn H hiểu yêu cầu của BT.
- 1 H đọc đề bài. G gạch chân dưới những TN quan trọng.
 Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- H nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2.
- H tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể.
 b. H thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu câu chuyện.
- G nhắc H nêu kết chuyện theo lối mở rộng để các bạn cùng trao đổi.
- Từng cặp H kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- H thi kể chuyện trước lớp.
+ Mỗi H kể chuyện xong, nói ý nghĩa của câu chuyện .
+ Cả lớp bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất, bạn đặt câu hỏi thông minh nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài (T34)
________________________
Tập đọc:	 	
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm 3 khổ thơ trong bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS yêu đời, yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong bài.
- Phiếu ghi đoạn thơ đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
5 H đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười theo cách phân vai. 1 em nêu ND bài?
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài.
	b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
b1) Luyện đọc:
- 1 H đọc toàn bài.
- 6 H đọc nối tiếp 6 khổ thơ. Luyện đọc từ ngữ khó đọc.
- 6 H đọc nối tiếp 6 khổ thơ (l2), giải nghĩa từ khó.
- 6 H đọc nối tiếp l3.
- H luyện đọc theo nhóm.
- 1 - 2 H đọc toàn bài. G đọc mẫu.
b2) Tìm hiểu bài:
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa kể chuyện thiên nhiên như thế nào? (trên cánh đồng lúa, (... không gian cao rộng).
- Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?( Chim bay lượn rất tự do: lúc sà xuống cánh đồng- chim bay, chim sà: lúa tròn bụng sữa, Lúc vút cao: Bay vút, bay cao, cao vút, cao hoài,)
- Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện.
K1: Khúc hát ngọt ngào.
K2: Tiếng hót long lanh, như cành sương chói.
K3: Chim ơi, chim nói, chuyện chi, chuyên chi?
K4: Tiếng ngọc trong veo, chim gieo từng chuỗi.
K5: Đồng quê chan chứa, những lời chim ca.
K6: Chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời.
- Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?
(cuộc sống thanh bình, hạnh phúc/ yêu cuộc sống, yêu con người ...).
 b3) Hướng dẫn H đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- 3 H tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. G hướng dẫn H tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- G dán phiếu viết khổ thơ 1, 2, 3 lên bảng hướng dẫn H đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm.
- H nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- H thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nội dung bài nói gì?
- G nhận xét chốt ý , ghi bảng.
- G nhận xét giờ học, yêu cầu H về nhà họchtuộc lòng bài thơ.
___________________________________________________________________
Thứ 5 ngày dạy: 29/4/2010 
Toán: 	 
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng .
- Chuyển đổi được số đo khối lượng; Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.
- Bồi dưỡng H say mê học toán.
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
2 H lên bảng tính:
 Tìm x: x X = ; 	 X : = 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chổ chấm 
- Rèn kỹ năng đổi các đơn vị đo khối lượng, chuyển từ đơn vị lớn ® bé.
- H tự làm - H nêu kết quả.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chổ chấm 
- Hướng dẫn H chuyển đổi đơn vị đo.
- H làm bài vào vở.
- H lần lượt nêu kết quả.
Bài 4: H đọc bài toán .
- Yêu cầu H đổi 1 kg 700 g = 1700g rồi tính cá và rau cân nặng bao nhiêu kg.
- H làm bài vào vở.
- 1 H lên bảng thực hiện.
- G nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- G hệ thống nội dung ôn tập .
- G nhận xét giờ học. Dặn H về làm vở bài tập.
_________________________
Tập làm văn:	 
MIÊU TẢ CON VẬT (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức, kỉ năng đã học để thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật. Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đầy đủ 3 phần , diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên chân thực .
- HS có ý thức tự giác làm bài .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa các con vật: chó, mèo, gà, ngan...
- Giấy bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. 1 H nhắc lại dàn ý của bài văn tả con vật.
2. G ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. (Viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp).
- H làm bài.
- Nhắc HS lập dàn ý và làm nháp trước khi viết bài.
- G theo dõi, giúp đỡ H yếu.
3. Nhận xét, dặn dò:
- G thu bài.
- G nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________Thứ 6 ngày dạy: ..../..../2010
Toán:	
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 - Củng cố các đơn vị đo thời gian và bảng đơn vị đo thời gian .
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian; Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
 - Bồi dưỡng H tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	2 H lên bảng thực hiện.
	1032 kg = .... tấn .... kg, 	1 tạ 50 kg = ...... yến
	5890 kg = ...... tạ ...... kg,	 4 tấn 25 kg = ...... kg.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chổ chấm
- H tự làm.
- H nêu kết quả. Cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2:Viết số thích hợp vào chổ chấm 
- Hướng dẫn H chuyển đổi đơn vị đo.
	5 giờ = 60 phút x 5 = 300 phút
	420 giây = 420 : 60 = 7 phút....
- H làm bài vào vở. H lần lượt nêu kết quả.
- G chốt kết quả đúng.
Bài 4: H đọc bảng để biết thời gian diễn ra hoạt động cá nhân.
- H tính khoảng thời gian của các hoạt động.
- H trả lời miệng.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
- Về làm bài tập ở vở bài tập.
 __________________________
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích (Trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? nhằm mục đích gì? vì cái gì?)
- Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. 
- HS có ý thức sử dụng trạng ngữ khi cần thiết .
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 số tờ giấy khổ rộng để H làm BT 2, 3 (nhận xét).
- 1 tờ phiếu viết nội dung BT 1, 2 (LT)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- 2 H làm lại BT 2, 4 (bài MR VT lạc quan, yêu đời).
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a) Nhận xét:
- 1 H đọc nội dung BT 1, 2.
- Cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho, suy nghĩ TL câu hỏi 1,2.
- G chốt lại ý đúng.
b) Ghi nhớ:
- 2 H đọc lại nội dung ghi nhớ.
- 3 - 5 H lần lượt đặt câu có TN chỉ mục đích cho câu.
c) Luyện tập: 
Bài 1: 
- H đọc nội dung BT. H làm bài vào vở.
- H phát biểu ý kiến - G dán tờ phiếu viết 3 câu văn mời 1 H lên bảng gạch dưới bộ phận TN chỉ mục đích trong câu.
- G nhận xét, chốt kết quả.
Bài 2: 
Cách thực hiện tương tự BT 1.
Bài 3: 
- 2 H tiếp nối nhau đọc đọc nội dung BT 3.
- Yêu cầu H đọc kỹ đoạn văn, chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thêm đúng TN chỉ mục đích vào câu in nghiêng.
- H quan sát tranh minh họa 2 đoạn văn trong SGK, đọc thầm từng đoạn văn, suy nghĩ làm bài.
- H phát biểu ý kiến.
a) Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b) Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng...
3. Củng cố, dặn dò:
- G chấm một số vở, nhận xét.
- 1 H nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- G nhận xét giờ học
______________________
Tập làm văn: 	
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
- Biết điền đúng nội dung vào những chổ tróng trong giấy tờ in sẵn: thư chuyển tiền; Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi. 
- HS biết vận kiến thức đã học vào cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thư chuyển tiền đủ dùng cho từng H. (Hoặc VBT)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : Ở tuần 30 các em đã làm quen với giấy tờ in sẵn nào?
? Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng?
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn H làm BT.
Bài 1: 1 H đọc yêu cầu BT.
- G hướng dẫn: H cách viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
- Giải thích một số thuật ngữ: nhận ấn, căn cước, người làm chứng.
- Ghi đầy đủ những nội dung sau:
+ Ngày gửi thư, tháng, năm.
+ Họ tên, địa chỉ người gửi tiền.
+ Số tiền gửi (viết bằng chữ).
+ Họ tên, người nhận ...
- H viết bài.
- H đọc nội dung thư chuyển tiền của mình.
- G nhận xét bài làm của H.
Bài 2: H đọc yêu cầu 
- G hướng dẫn H viết mặt sau thư chuyển tiền.
- Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền.
+ Số chứng minh nhân dân.
+ Ghi rõ tên, địa chỉ của mình.
+ Kiểm tra lại số tiền được lĩnh.
+ Ký nhận.
- Yêu cầu H làm bài.
- Gọi H đọc bài làm của làm của mình. G nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
__________________________
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch tuần tới
- HS có ý thức thực hiện đúng kế hoạch
II. Lên lớp:
1. Lớp trưởng nhận xét:
2. GV bổ sung:
- Đi học chuyên cần , đúng giờ
- Nề nếp tự quản tốt.
- VS lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Các bạn tham gia thi VSCĐ lần hai đầy đủ và nghiêm túc
- Tham gia thi HSG huyện 1 cách nghiêm túc và có cố gắng cao. 
3. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì sĩ số.Tăng cường kiểm tra bài cũ
- Chú trọng học tập, nâng cao chất lượng, tập trung ôn thi cuối kì
- VS trường lớp sạch sẽ.
- Cán bộ lớp kiểm tra cách giải các bài toán điển hình.
- Ôn các trò chơi dân gian và bài hát lý
- Đi thực tế gia đình HS (Linh Hải)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_3233_nguyen_thi_thuy.doc