Giáo án Toán – Tiết 32: Biểu thức có chứa hai chữ số

Giáo án Toán – Tiết 32: Biểu thức có chứa hai chữ số

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

-Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.

-Hiểu được dạng toán trên .

-Vận dụng vào giải toán có liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết sẵn VD1 (như SGK) và kể sẵn 1 bảng theo mẫu của SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán – Tiết 32: Biểu thức có chứa hai chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2011
TOÁN – TIẾT 32
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: 
-Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
-Hiểu được dạng toán trên .
-Vận dụng vào giải toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn VD1 (như SGK) và kể sẵn 1 bảng theo mẫu của SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐHT
HDD1. Bài cũ 5’
 Tính giá trị của biểu thức: 
35 + 3 x n với n= 7
168 - m x 5 với m=7
- Nhận xét, chữa bài. 
HĐ2. Bài mới. 28’
Giới thiệu bài. 
Giảng nội dung. 
1. Giới thiệu biểu thức có chức 2 chữ. 
- GV nêu VDvà giải thích VD. 
- GV nêu mẫu, chẳng hạn vừa nói vừa viết vào từng cột của bảng kẻ sẵn ở bảng phụ. 
 + Anh câu được 3 con cá(viết 3 vào cột đầu của bảng)
 + Em câu được 2 con cá(viết 2 vào cột thứ 2 của bảng). 
? Cả 2 anh em câu được bao nhiên con cá ?
- Nếu HS không viết được, GV hướng dẫn HS. 
- Theo mẫu trên, GV hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo để ở dòng cuối cùng sẽ có: 
 + Anh câu được a con cá(viết a vào cột đầu của bảng). 
 + Em câu được b con cá (viết b vào cột thứ hai của bảng)
 + Cả 2 anh em câu được a + b con cá (viết a + b vào cột thứ ba của bảng)
- GV hướng dẫn HS tự nêu: A + b là biểu thức có chứa hai chữ. 
2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ. 
- GV nêu biểu thức có chứa 2 chữ, chẳng hạn a + b, rồi tập cho HS nêu như SGK. 
- GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét: 
3. Thực hành. 
Bài 1: 
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài: 
Bài 2: 
Làm tương tự như bài 1. 
Bài 3: 
GV kẻ bảng (như SGK). 
- GV chữa bài. 
Bài 4: 
- GV chữa bài để chuẩn bị cho bài sau học. 
 HĐ3. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại. 
- 2 HS lên bảng, HS khác nhận xét. 
- Nêu lại VD và nội dung cần giải quyết. 
- 3 - 2 (viết 3 + 2 vào cột thứ ba của bảng). 
- Vài HS nhắc lại. 
- “Nếu a = 3 b = 2 thì a + b = 3 + 2 =5; 5 là giá trị của biểu thức a + b. Tương tự với trường hợp còn lại. 
- “Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b’’. 
 Vài HS nhắc lại. 
- HS tự làm bài: 
b) Nếu c = 15cm, d = 45cm thì
 c + d = 15cm + 45cm = 60cm
- HS làm bài theo mẫu. 
- HS tự làm bài. 
Hs TB
Cả lớp
HS khá
Cả lớp
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
TOÁN –TIẾT 33 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
- Gd học sinh yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số của nội dung bài học (ghi sẵn giá trị của a và b) còn để trống giá trị dòng a+ b; a- b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐHT
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: 
a) Tính giá trị của biểu thức a+ b nếu a = 10 và b = 25. 
b) Tính giá trị của biểu thức c - d nếu 
c = 32 và d = 20. 
- Nhận xét, cho điểm. 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
HĐ2. Bài mới (30)
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung: 
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. 
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức a+ b và b+ a để điền vào bảng. 
- Nhận xét, hoàn thành bảng số như SGK. 
- Hãy nhận xét giá trị của biểu thức a+ b và b+ a khi a = 20 và b = 30 ?
- Tương tự so sánh giá trị của các trường hợp còn lại. 
- Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức 
a + b và b + a ?
- So sánh biểu thức a + b và biểu thức 
b + a ?
- Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ? 
- Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó có thay đổi không?
3) Luyện tập
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tiếp nối nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài. 
- Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874 ?
* Bài tập 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết bảng 48 + 12 = 12 +...
- Em viết gì vào chỗ trống trên ? Vì sao? 
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài. 
- Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
* Bài tập 3- HSKG: 
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu cá nhân. 2 HS đại diện làm phiếu to. 
- Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng vào chỗ chấm của biểu thức: 29975 + 4017.... 4017+ 2975? 
- Tại sao không thực hiện phép tính mà có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của biểu thức: 2975+ 40174017+ 3000 ?
- GV hỏi với các trường hợp bằng trong bài. 
HĐ3. Củng cố - dặn dò (3’) 
- Yêu cầu nhắc lại công thức và tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nếu a = 10 và b = 25 thì a+ b = 10+ 25 = 35. 
- Nếu c = 32 và d = 20 thì c - d = 32 - 20
 = 12. 
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm nháp. 
- Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh bảng số. 
+ Giá trị của biểu thức a+ b và b+ a bằng 50. 
- Đều bằng 600. 
- Đều bằng 3927. 
+ Giá trị của biểu thức a+ b luôn bằng b+ a. 
+ a + b = b + a
-Đọc a + b = b + a. 
+ Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b những thứ tự của các số hạng là khác nhau. 
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng đó không đổi. 
- HS nhắc lại tính chất. 
- Mỗi học sinh nêu kết quả của phép tính. 
+ Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
468 + 379 = 379 + 468. 
- Giải thích tương tự các trường hợp còn lại. 
+ Viết 48 để có 48 + 12 = 12 + 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi 48 + 12 thành 12 + 48. 
- Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
+ Vì dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng. 
+ Vì hai tổng 29975+ 4017 và 
4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017 nhưng số hạng 2975 < 3000 nên ta có: 2975+ 4017< 4017+ 3000. 
- HS giải thích tương tự như trên. 
- HS nhắc lại trước lớp. 
HS khá
HS TB
Cả lớp
HS giỏi
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
TOÁN 
TIẾT 34: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được biểu thứcđơn giản có chứa ba chữ. 
- Biết cách tính giá trị một biểu thức đơn giản chứa ba chữ. 
- Gd học sinh yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
Để bài toán chép sẵn. 
Giáo viên vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
HĐHT
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2a, b (43)
- 1 HS lên bảng ghi công thức tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- Nhận xét, chữa bài tập cho HS và cho điểm. 
HĐ 2. Bài mới (29’)
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài: 
* Ví dụ: 
- Yêu cầu 2 HS đọc bài toán. 
- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào ?
- Treo bảng số. 
- Nếu An câu được 2 con cá. Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Giáo viên viết số cá của An, Bình, Cường và cố cá của cả ba bạn. 
- Làm tương tự với các trường hợp khác. 
 + Ta có thể chọn rất nhiều cá số khác nhau để biểu thị số cá của 3 bạn sau mỗi lần câu được. Vậy bây giờ số cá của 3 bạn câu được cô dùng các chữ khác nhau để biểu thị: A là số cá của An, b là số cá của bình, c là số cá của Cường. 
- Vậy số cá của cả ba bạn câu được là bao nhiêu? 
+ a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. 
- Hãy lấy VD về biểu thức có chứa ba chữ khác và biểu thị bàng các phép tính khác nhau?
- Yêu cầu nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có thêm phần số) 
b. Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ: 
- Hướng dẫn HS lần lượt thay số vào chữ. 
- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a+ b+ c bằng bao nhiêu ?
- 9 được gọi là gì của biểu thức a+ b+ c - 
- Tương tự với các trường hợp khác còn lại. 
- Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c thì muốn tính giá trị của biểu thức a+ b+ c ta làm như thế nào ?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
3) Luyện tập: 
* Bài tập 1: 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc biểu thức trong bài và làm bài
a) Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a+ b+ c là bao nhiêu ?
- Phần b yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng tính. 
- Nhận xét, cho điểm. 
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu đọc đề sau đó yêu cầu tự làm bài. 
- Mỗi lần thay các chữ bằng số ta tính được gì ? 
* Bài tập 3 - HSKG: 
-Yêu cầu 1 HS đọc yêu câu bài tập. 
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
HĐ 3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Mỗi lần thay số vào chữ ta tính được gì?
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- 2 HS
-Lớp theo dõi. 
+ Ta thực hiện phép cộng số cá của cả ba bạn với nhau. 
- HS quan sát. 
+ Cả ba bạn câu được: 2 + 3 + 4 con cá. 
- Nhắc lại. 
+ Số cá của cả 3 bạn câu được là a + b + c. 
- HS nhắc lại. 
- HS lấy VD. 
- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a+ b+ c = 2+ 3 + 4 = 9. 
+ 9 là một giá trị số của biểu thức a+ b+ c
Tìm trong từng trường hợp 
+ Ta thay các chữ a, b và c bằng các số rồi thực hiện tính giá trị biểu thức. 
+ Mỗi lần thay bằng số ta tính được giá một giá trị của biểu thức a + b + c. 
- 4 HS nhắc nối tiếp. 
+ Tính giá trị của biểu thức. 
- Biểu thức a + b + c. 
+ Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì a + b + c = 
5+ 7+ 10 = 22
- 3 học sinh làm bài vào phiếu, Cả lớp làm vào vở bài tập. 
- Nếu a = 9, b = 5, c = 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90. 
- Nếu a = 15, b = 0, c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0. 
 + Tính được giá trị của biểu thức a x b x c. 
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một ý, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
a) m+ n+ p = 10+ 5+ 2 = 17; m+ (n+ p) = 10 + (5+ 2) = 10+ 7 = 17. 
b) m - n - p = 10 - 5 - 2 = 3
m- (n+ p) = 10 - (5+ 2) = 10 - 7 = 3. 
HSTB
Cả lớp
HSTB
Cả lớp
HS khá, giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan lop 4(2).doc