I / Mục tiêu:
Hs đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cám, 2 khổ thơ giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
Trả lời được câu hỏi trong bài và thuộc được 1 khổ thơ trong bài.
II Chuẩn bị:
Dự kiến: Hỗ trợ học sinh yếu đọc bài.
III/ Các hoạt động dạy học
NS: 18/ 8/09 Tiết 1 : Tập đọc (2) ND: 19/8/09 MẸ ỐM I / Mục tiêu: Hs đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cám, 2 khổ thơ giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm . Trả lời được câu hỏi trong bài và thuộc được 1 khổ thơ trong bài. II Chuẩn bị: Dự kiến: Hỗ trợ học sinh yếu đọc bài. III/ Các hoạt động dạy học 1/ Kiểm tra: 2 HS đọc nối tiếp toàn bài và trả lời nội dung bài đọc. Tìm những hình ảnh cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt? Nội dung bài nói lean điều gì? 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Luyện đọc: Gv đọc mẫu toàn bài à Kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ sách giáo khoa. GV giải thích từ khó: à Gv hỗ trợ hoc sinh yếu đọc bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Những câu thơ sau muốn nói điều gì? Lá trầu khô giữa khơi trầu Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Giáo dục môi trường: Biết thong yêu chăm sóc ông bà cha mẹ lúc ôm đau à Nội dung bài nó lên điều gì? * Hoạt động 3: luyện đọc diễn cảm - GV đọc mẫu bài thơ giong diễn cảm à GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. à Giáo dục một trường: yêu thương vâng lời và chăm sóc cha mẹ . HS nối tiếp nhau đọc toàn bài HS đọc phần chú giải. Cơi trầu, y sĩ HS luyện đọc cách ngắt nhịp thơ Khắp người đau buốt / nóng ran Mẹ ơi!/ Cô bác xóm giềng đến thăm Người cho trứng/ người cho cam Và anh y sĩ /đã mang thuốc vào. HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. HS trả lời câu hỏi Khi mẹ bị ốm, lá trầu khô nằm giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ. HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào. (Xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa, Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan, Cả đời đi gió đi sương, Bây giờ mẹ lại lần giường mà đi, Vì con mẹ khổ đủ điều, Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần Không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có sướng gì, Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca. Mẹ có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ: Mẹ là đất nước tháng ngày cho con.) Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm . - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. à Nhận xét 3. Củng cố: HS nêu ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.) 4. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ. Chuẩn bị phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đọc bài trả lời câu hỏi và tìm nội dung bài. _____________________ Tiết 3: Toán (3)ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 I.Mục tiêu -Giúp HS: HS tính nhẩm thực hiện phép cộng, phép trừ các số đến 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Tính giá trị của biểu thức số , tìm thành phần chưa biết của phép tính . HS giỏi làm thêm bài 4, 5 II.Chuẩn bị: Dự kiến: Hỗ trợ học sinh yếu làm bài tập III.Các hoạt động dạy – học 1/ Kiểm tra: HS tính các bài tập sau: 2356 x 4; 7684: 4 2/ Bài mới: *Bài 1: Tính nhẩm à GV hỗ trợ học sinh yếu cách tính nhẩm và ghi kết quả vào sách giáo khoa. *Bài 2 : Đặt tính rồi tính à GV hỗ trợ học sinh yếu cách đặt tính và thực hiện tính. Bài 3: Tính giá trị biểu thức GV hướng dẫn học sinh yếu thứ tự thực hiện giá trị biểu thức. Bài 4: Tìm X (HS giỏi) Bài 5: Giải toán (HSgiỏi) -HS nhẩm và ghi kết quả vào sách giáo khoa. a/ 4000 ;40000 ; 0 ; 2000 b/ 7000 ; 10000 ; 10000 ; 6000 HS làm vào bảng con. a/ 6083 2378 8461 5404 ; 12850 ; 5725 b/ Dành cho học sinh giỏi 59200 ; 21692 ; 52260 ; 13008 HS làm vào vở a/ 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300 = 6616 b/ 6000 – 1300 x2 = 6000 – 2600 = 3400 HS làm vào vở: a/ X + 875 = 9936 X = 9936 - 875 X = 9061 b/ X x 2 = 4826 X = 4826 : 2 X = 2413 HS làm vào vở Số ti vi nhà máy sản xuất 1 ngày: 680 : 4 = 170 ( ti vi) Số ti vi nhà máy sn3 xuất 7 ngày là: 170 x 4 = 1190 (tivi) Đáp số: 1190 tivi. 3/Củng cố HS thực hiện: 45687 + 12536 ; 78945 - 14527 4/ Dặn dò:về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị bài : Biểu thức có chứa một chữ. Thế nào là biểu thức chứa một chữ. _____________________ Tiết 3: Địa lí (1) ÔN TẬP: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I/ Mục tiêu: HS biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. HS biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu. HS giỏi biết tỉ lệ bản đồ. II/ Chuẩn bị: GV bản đồ Việt Nam, Bản đồ thế giới. III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra: 2/ Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bản đồ GV treo bản đồ Việt Nam và bản đồ thế giới GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu sau: Bản đồ là gì? Em hiểu thế nào là bản đồ thế giới, Thế nào bản đồ Việt Nam ? Liên Hệ thực tế: Bản đồ ruộng đất ở gia đình. * Thực hành xem bản đồ. GV treo bàn đồ đã chuẩn bị lên bảng Câu hỏi cho học sinh giỏi: Tỉ lệ bản đồ là gì? à Giáo dục: Xem bản đồ phải chính xác . HS quan sát bản đồ. HS thảo luận nhóm HS trình bày: Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất các cahâu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đật- nước Việt Nam. HS thực hành xem bản đồ à Nêu tỉ lệ bản đồ. (HSG) Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số , là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại. 3/ Củng cố: Bản đồ là gì? 4/ Dặn dò: Về nhà học bài Chuẩn bị: dãy Hoàng liên Sơn Tìm trên lược đồ SGK các dãy núi chính ở Hoàng Liên Sơn. _________________________ Tiết 4: Kĩ thuật (1)VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I. Mục tiêu: -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu , thêu. -Biết các và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ). -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II.Chuẩn bị: -Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: +Một số mẫu vải ( vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng, vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. +Kim khâu, kim thêu các cỡ ( kim khâu len, kim khâu, kim thêu). +Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. +Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may. -Một số sản phẩm may, khâu, thêu. III.Các hoạt động dạy – học 1/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuan bị học tập của học sinh. 2/ Bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu à Gv cho học sinh quan sát các vật liệu và dung cụ đã chuẩn bị. -GV hướng dẫn HS quan sát Lưu ý: GV không nêu đi sâu vào nguồn gốc , đặc điểm , tính chất sử dụng của các loại vải vì HS sẽ được học sâu hơn chương trình lớp 6. -GV hướng dẫn HS chọn loại vải để học khâu, thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô , dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên sử dụng vải lụa, xa tanh, vải ni lông . Vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu. -GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK). -GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu. -Kết luận nội dung b theo sách giáo khoa. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo: -Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) -GV sử dụng kéo cắt vải , kéo cắt chỉ để bổ sung đặc điểm của kéo, so sánh cấu tạo , hình dạng của 2 loại kéo. -GV có thể giới thiệu thêm kéo cắt chỉ ( kéo bấm) trong bộ dụng cụ khâu thêu để mở rộng kiến thức. -GV hướng dẫn HS quan sát tiếp hình 3 (SGK) để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải. -Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải. -GV chỉ định 1 – 2 HS thực hiện thao tác cần kéo cắt vải , HS khác quan sát và nhận xét. *Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. -GV hướng dẫn HS quan sát hình 6 (SGK ) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ , vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng. -GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận : -Lắng nghe, HS quan sát nhận xét về đặc điểm của vải. Kết hợp đọc nội dung a (SGK) với quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải. +Vải: +Chỉ: -GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS kết luận nội dung a theo sách giáo khoa. HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống , khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. HS thực hiện các thao tác. +Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. +Thước dây : được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể. +Khung thêu cầm tay: gồm2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu. +Khung cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. +Phấn may dùng để vạch dấu trên vải. 3/ Củng cố Hs quan sát lại các dung cụ cắt khâu, thêu 4/ Dặn dò: -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ để tiết sau thực hành. _______________________ Tiết 5: Kể chuyện (1) SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I . Mục tiêu HS nghe kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ. HS kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. à Giáo dục: phải biết thương yêu giúp đỡ những người nghèo khó. II . Chuẩn bị: GV: Tranh, ảnh về hồ Ba Bể Dự kiến: Hỗ trợ học sinh yếu kể chuyện III / Các hoạt động dạy – học 1/ Kiểm tra: 2/ Bài mới: *Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện Gv kể toàn câu chuyện -Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện. -Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng. GV giải thích một số từ khó *Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện à GV hỗ trợ những nhóm họcsinh yếu kể theo từng tranh: +Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. +Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Giáo dục môi trường: phải biết thương yêu giúp đỡ những người nghèo khó. HS quan sát tranh minh hoạ Sự tích Hồ Ba Bể -HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK. Giao Long, Bắc Kạn, bà goá, . HS kể chuyện theo nhóm Cho hs kể theo nhóm, cặp. -Cho hs kể thi trước lớp. -Tổ chức cho hs bình chọn bạn kể tốt. 3.Củng cố: HS thi kể chuyện à HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện 4/ Dặn dò: Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe đã đọc. Tìm hiểu câu chuyện về chủ đề: Thương ngườøi như thể thương thân. _____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: