Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường: Đoàn Thị Điểm

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường: Đoàn Thị Điểm

I. Mục tiêu

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .

- Hệ thống được một số điều cần lưu ý về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.

- HS đọc diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

- Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường: Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 4A Kế hoạch dạy học
 Môn: Tiếng Viêt- phân môn : tập đọc
 Tiết 1 Tuần 10
 ôn tập và kiểm tra
I. Mục tiêu
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .
- Hệ thống được một số điều cần lưu ý về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
HS đọc diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III/Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các họat động dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng
Đồ
dùng
2’
16’
 15’
2’
A- Giới thiệu bài mới: 
 9 tuần học của chúng ta đã qua đi. Trong tuần học này cô sẽ hướng dẫn các con ôn tập lại những bài đọc thuộc những chủ đề đã học. Trong phạm vi giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con ôn lại những bài đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
B- Kiểm tra và hướng dẫn ôn tập:
 1.Kiểm tra TĐ và HTL:
1. Ôn tập :
Bài tập2:
? Theo con những bài tập đọc thế nào là bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân?
? Hãy kể tên các bài đọc đó!
Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc gắn với 1 hay một số nhân vật và nói lên một ý nghĩa nào đó là bài văn kể chuyện .
- Các bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1+ phần 2 ; Người ăn xin.
 + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: 
- Tác giả: Tô Hoài.
- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.
- NV chính: Dế Mèn.
- NV phụ: Nhà Trò; Nhện.
 +Người ăn xin: 
- Tác giả: Tuốc- ghê- nhép.
- ND: Ông lão ăn xin và cậu bé qua đường thông cảm sâu sắc với nhau.
- NV chính: Ông lão ăn xin; cậu bé ( nhân vật tôi ).
Bài tập 3:
* Giọng đọc thiết tha, trìu mến: Người ăn xin đoạn Tôi chẳng biết  hết. 
* Giọng đọc thảm thiết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1- đoạn Năm trước, gặp trời.. ăn thịt em.
* Giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 2- đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện.
4- Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: ôn tập tiết 2.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
* Học sinh mở SGK.
- HS ghi bài.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc .
- GV đánh giá và cho điểm theo hướng dẫn .
( Chỉ kiểm tra 1/3 số HS . Số còn lại để kiểm tra vào 2 tiết sau.)
* Phương pháp vấn đáp 
- HS làm việc cá nhân: ghi lại tên bài, trang vào giấy nháp. Trả lời miệng.
- HS đọc thầm lại các bài TĐ đó và làm việc cá nhân vào phiếu.
- GV treo bảng phụ và phát giấy cho các nhóm HS rồi hướng dẫn cách làm. 
- GV gọi HS trình bày. Các HS khác nêu nhận xét về phần trả lời của bạn và bổ sung .
- GV đọc mẫu.
- Đàm thoại: 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài, ghi lại tên bài tương ứng ra nháp. Sau đó luyện đọc một đoạn con thích nhất.
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 để chữa cho nhau cách đọc. Cử đại diện tiêu biểu của nhóm lên đọc thi, cố gắng đọc đủ cả 3 loại giọng. GV và HS cùng lựa chọn người có giọng đọc hay nhất.
- GVđọc lại diễn cảm 3 đoạn.
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 Kế hoạch dạy học
Lớp 4A Môn: Tiếng Viêt- phân môn : tập đọc
 Tiết 3 Tuần 10
 ôn tập và kiểm tra
I/Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra đánh giá lấy điểm HS như yêu cầu của bài 1
Hệ thống được một số điều cần lưu ý về nội dung chính, nhân vật chính và cách đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Măng mọc thẳng.
HS đọc diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc một số đoạn yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số thăm ghi yêu cầu kiểm tra.
Giấy khổ A2 kẻ sẵn bảng bài 2. Giấy cho nhóm.
Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các họat động dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng
Đồ dùng
 2’
 7’
 20’
10’
 1’
A- Giới thiệu bài mới: 
 Giờ học trước chúng ta đã kiểm tra và ôn tập lại những bài đọc thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập chủ đề Măng mọc thẳng.
B- Bài mới :
 1. Kiểm tra TĐ - HTL:
 2. Ôn tập :
? Theo con trong chủ đề Măng mọc thẳng, chúng ta đã học những truyện kể nào? Hãy kể tên các bài đọc đó.
Những bài tập đọc đó là: .
- Một người chính trực 
- Những hạt thóc giống
- Một nhà thơ chân chính
- Chị em tôi 
Bài tập 2:
 + Một người chính trực: 
- ND: Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên hàng đầu của Tô Hiến Thành.
- NV chính: Tô Hiến Thành
-Giọng đọc: trang nghiêm, khẳng khái.
+ Những hạt thóc giống: 
- ND: Nhờ thật thà, trung thực cầu bé Chôm được nhà vua truyền cho ngôi báu. 
- NV chính: cậu bé Chôm.
- Giọng đọc: khoan thai, đĩnh đạc
+ Nỗi dằn vặt của An - đrây-ca:
- ND Nỗi dằn vặt của An- đrây –ca thể hiện tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với bản thân .
- NV : An - đrây – ca, mẹ An- đrây – ca.
- Giọng đọc : trầm , buồn , xúc động.
+ Chị em tôi: 
- ND: Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi được em gái làm cho tỉnh ngộ. 
- NV chính: người chị
- Giọng đọc: nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
4- Dặn dò:
- Nhắc HS xem trước bài ôn tập 
tiết 4.
* Học sinh mở SGK
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 ( Kiểm tra 1/3 số HS tiếp theo)
- GV cho HS lên bốc thăm câu hỏi và đọc , trả lời câu hỏi theo yêu cầu ghi trong thăm.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá cho điểm .
* Phương pháp vấn đáp:
- HS làm việc cá nhân: ghi lại tên bài, trang vào giấy nháp. Trả lời miệng.GV chốt lại tên các bài ttập đọc là truyện kể thuộc chủ đề này.
* Phương pháp hoạt động nhóm
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ và phát giấy cho các nhóm HS rồi giải thích cách làm. 
- HS làm nhóm. Chú ý thi làm nhanh. Có thể hướng dẫn HS làm nhóm trưởng phân công các bạn trong nhón mỗi người chuẩn bị 1 truyện. Thư kí sẽ ghi lại vào bảng chính những thông tin cần thiết mà nhóm trưởng đã đọc để nhóm tham khảo, góp ý. Sau đó 4 HS đại diện nhóm do nhóm trưởng phân công lên trình bày và đọc thể hiện như đã thống nhất ý trong nhóm. Khi nghe trình bày, mỗi nhóm cử đại diện nêu nhận xét về nhóm bạn.
- HS đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài. Sau đó cho một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn , minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung của truyện .(HS tự lưa chọn đoạn văn mà mình thích thể hiện)
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
 Lớp 4A Kế hoạch dạy học
 Môn: Tiếng Viêt- phân môn : tập đọc
 Tiết 5 Tuần 10
 ôn tập và kiểm tra
I/Mục tiêu:
 - Kiểm tra đánh giá việc đọc và hiểu bài của 1/3 HS còn lại trong lớp.
Hệ thống được một số điều cần lưu ý về thể loại, nội dung chính, nhân vật chính, tính cách các nhân vật và cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ.
HS đọc diễn cảm bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số thăm ghi các yêu cầu kiểm tra 
Phiếu học tập và bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài 1;2.
Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các họat động dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng
Đồ dùng
2p
15’
17’
1’
A- Giới thiệu bài mới: 
 2 Tiết học trước chúng ta đã ôn tập lại những bài đọc thuộc 2 chủ đề Thương người như thể thương thân và Măng mọc thẳng. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập chủ đề Trên đôi cánh ước mơ.
B- Bài mới
1. Kiểm tra:
Bài tập 1:Ôn luyện tập đọc
2. Ôn tập
Bài tập 2:
? Theo con trong chủ đề Trên đôi cánh ước mơ, chúng ta đã học những bài nào? Hãy kể tên các bài đọc đó!
Các bài đó là:
Tuần 7: Trung thu độc lập
 ở vương quốc tương lai
Tuần 8 : 
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Đôi giầy ba ta màu xanh 
Tuần 9:
 Thưa chuyện với mẹ.
 Điều ước củ vua Mi-đát
* Trung thu độc lập:
- Thể loại: văn xuôi
- ND: Trong đêm trung thu độc lập, anh chiến sĩ mơ ước một tương lai tươi đẹp sẽ đến với các em thiếu nhi của đất nước.
- Giọng đọc: phấn khởi, tin tưởng. 
* ở vương quốc tương lại
- Thể loại: kịch.
- ND: Mơ ước của các em nhỏ có nhiều phát minh phục vụ đời sống.
- Giọng đọc: tự tin, tự hào.
* Nếu chúng mình có phép lạ.
- Thể loại: thơ.
- ND: Mơ ước của các em nhỏ được góp phần đem lại những điều tốt lành cho cuộc sống.
- Giọng đọc: hồn nhiên, vui tươi.
* Đôi giày ba ta màu xanh.
- Thể loại: văn.
- ND: Chị phụ trách rất hiểu tâm lí trẻ em đã tặng Lái đôi giày ba ta mà em từng ao ước để động viên em đi học.
-Giọng đọc: dịu dàng, trìu mến.
* Thưa chuyện với mẹ
- Thể loại: văn.
- ND: Cương thuyết phục mẹ cho học nghề thợ rèn.
- Giọng đọc: Cương thì tha thiết; mẹ thì dịu dàng.
* Điều ước của vua Mi- đát.
- Thể loại: văn.
- ND: Vua Mi -đát tham lam đã phải hối hận với mong ước : mọi vật vua chạm vào đều biến thành vàng..
- Giọng đọc: kể khoan thai, hóm hỉnh.
Bài tập 2:
Đôi giày ba ta xanh: 
- NV tôi- chị phụ trách.
- Tính cách: hiểu và thông cảm với mong ước của trẻ thơ.
- NV Lái- tính cách: thích được đi giày đẹp.
Thưa chuyện với mẹ: 
- NV Cương – tính cách: thương mẹ, biết lo tự lập nghiệp giúp mẹ.
Điều ước của vua Mi - đát.
- NV Vua Mi đát- tính cách: tham lam nhưng biết hối hận.
Bài tập 3:
- Các bài tập đọc là văn kể chuyện trong chủ điểm đó là :
Đôi giày ba ta màu xanh , Thưa chuyện với mẹ , Điều ước của vua Mi - đát
*
- Truyện: Đôi giầy ba ta màu xanh
- Nhân vật: “tôi”
- Tính cách:Nhân hậu , muốn giủp trẻ lang thang .Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ 
* 
- Truyện : Thưa chuyện với mẹ 
- Nhân vật:
+ Cương 
 Tính cách: Hiếu thảo , thương mẹ . Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ. 
+ Mẹ Cương 
 Tính cách : Dịu dàng, thương con.
*
- Truyện :Điều ước của vua Vua Mi đát.
- Nhân vật :
 + Vua Mi -đát
 Tính cách : Tham lam nhưng biết hối hận .
 + Thần Đi -ô- ni –dốt
 Tính cách : Thông minh . Biết dạy cho vua Mi - đát một bài học.
C-Dặn dò:
Bài sau : Ôn tập tiết 5
* Học sinh mở SGK.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV cho lần lượt 1/3 số HS còn lại chưa được kiểm tra qua 2 tiết trước lên bốc thăm bài và thực hiện yêu cầu ghi trên thăm.
- HS khác nhận xét , bổ sung.
- GV đánh giá , cho điểm 
* Phương pháp thảo luận  ... ảng phụ như SGV trang 218)
VD : Với tinh thần lá lành đùm lá rách , lớp em đã quyên góp được nhiều sách vở và giấy bút tặng các bạn HS vùng lũ lụt .
Bài 3 :
Mẫu phiếu :
Dấu câu 
Tác dụng 
Ví dụ
Dấu hai chấm
..
..
..
..
..
..
Dấu ngoặc kép 
..
..
..
C. Dặn dò :
- Nhắc HS ôn tập để kiểm tra.
* Phương pháp thuyết trình
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- GV ghi tên bài lên bảng .
- HS mở SGK bài ôn tập .
* Phương pháp thảo luân nhóm .
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- GV ghi tên 5 bài mở rộng vốn từ đã học trong 9 tuần qua.
- HS xem lướt lại các bài đó .
- Nhóm trưởng phân công bạn đọc bài và ghi lại các từ thuộc từng chủ đề đã học ra bảng nhóm .
- Mỗi nhóm cử 1 HS lên gắn bảng của nhóm lên bảng lớp 
- Các nhóm nhận xét , bổ sung bài của nhau .
- GV chốt kiến thức .
*phương pháp luyện tập thực hành 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài tập 2 trong SGK .
- HS tìm và nêu các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm .
- GV mở bảng phụ đã liệt kê sẵn các thành ngữ, tục ngữ 
- HS nhìn bảng đọc lại ( 2 HS đọc)
- GV cho HS đặt câu và làm miệng để các bạn nghe và nhận xét , bổ sung .
* Phương pháp luyện tập thực hành 
HS làm việc theo nhóm .
- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm việc theo nhóm 4.
- GV phát cho mỗi nhóm một phiếu và yêu cầu các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả ra phiếu .
- HS các nhóm trình bày phiếu của nhóm và các nhóm nhận xét, bổ sung .
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức về hai dấu câu này .
- 1HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học 
phấn màu
bảng phụ
phiếu
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Phiếu học tập
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh
ước mơ
Từ cùng nghĩa
............................................................................................................................
..
Từ trái nghĩa
Lớp 4A Kế hoạch dạy học
 Môn: Tiếng Viêt- phân môn : Từ và câu
 Tiết 6- Tuần 10
 ôn tập 
I/ Mục tiêu tiết học :
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học .
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn , từ ghép, từ láy , danh từ , động từ 
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết .
Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 và một số tờ phiếu viết nội dung BT3 , 4 .
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu 
Phương pháp và các hình thức tổ chức 
Đồ dùng
A.Giới thiệu bài :
B. Bài mới :
Bài 1 :
Đoạn văn :
Dưói tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió , là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh . Rồi những cảnh đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thang gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi . Còn trên tầm cao cánh chú là đàn cò đang bay , là trời xanh trong và cao vút .
 Nguyễn Thế Hội .
Bài 2 :
a) Tiếng chỉ có vần và thanh : ao 
b) Tiếng có đủ âm đầu ,vần và thanh : dưới , cánh , chú , dòng , những , xanh 
Bài 3 : 
- 3 từ đơn : tầm , chú , gió 
- 3 từ ghép : bây giờ , xanh trong , cao vút .
- 3 từ láy : rì rào , rung rinh , thung thăng .
* Từ đơn : chỉ gồm 1 tiếng có nghĩa .
 Từ ghép : từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau .
 Từ láy : Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau .
Bài 4 :
- Tìm trong đoạn văn trên 3 danh từ và 3 động từ ;
 + DT : tre, khoai nước , thuyền .
 + ĐT : rì rào , hiện ra , bay .
?. Thế nào là danh từ ?
- DT là những từ chỉ sự vật 
( người , vật , hiện tượng , khái niệm , đơn vị )
?. Thế nào là động từ ?
- ĐT là những từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật .
C. Dặn dò :
- Nhắc HS xem lại bài để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì .
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS mở SGK
* Phương pháp luyện tập thực hành 
- 1 HS đọc đoạn văn trong bài 1 :
- GV nhắc HS đọc to , rõ ràng 
* Phương pháp hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 2 .
 Tìm trong đoạn văn bài 1 những tiếng có mô hình cấu tạo như sau :
a, Tiếng chỉ có và thanh .
b, Tiếng có đủ âm đầu , vần và thanh
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở .
- GV cho một vài HS trình bày và cho HS nhận xét , bổ sung .
- GV chốt và đánh giá , cho điểm .
*Phương pháp luyện tập thực hành 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
 Tìm trong đoạn văn bài 1 3 từ đơn , 3 từ ghép , 3 từ láy .
- HS làm bài vào vở .
- 3 HS lên bảng ( mỗi HS làm một yêu cầu ).
- HS nhận xét.
- GV chấm 3-5 bài và cho HS nhận xét bài trên bảng . 
- GV cho HS nhắc lại kiến thức cơ bản về các kiểu từ đã học .
* Phương pháp luyện tập thực hành .
- 1 HS đọc lại yêu cầu của bài tập 4 trong SGK trang 99 .
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài Danh từ (tr 52) và Động từ (tr93) để thực hiện yêu cầu 
- GV hỏi lại HS về các khái niệm.
- GV chốt lại kiến thức về DT và ĐT.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
phấn
màu
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp 4A Kế hoạch dạy học
 Môn: Tiếng Viêt- phân môn : Tập đọc- Từ và câu
 Tiết 7 - Tuần 10
 Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu 
I/ Mục tiêu tiết học :
Kiểm tra những kiến thức cơ bản mà HS đã học trong chương trình tập đọc , từ và câu trong 9 tuần học từ tuần 1 đến tuần 9 .
Thông qua bài kiểm tra để GV đánh giá về nhận thức của HS , từ đó GV có kế hoạch bồi dưỡng và kèm cặp cụ thể .
II/ Đồ dùng dạy và học :
Phiếu đề bài đủ cho HS trong lớp mỗi HS một phiếu .
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Thời gian 
Các hoạt động dạy và học chủ yếu 
Phương pháp và hình thức tổ chức 
Đồ dùng
30’
Nội dung phiếu ghi đề kiểm tra
 A. Bài đọc : Quê hương 
( HS đọc trong SGK trang 100)
 B . Dựa vào nội dung bài đọc, khoanhvào chữ trước câu trả lời đúng: 
1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?
 a, Ba Thê 
 b, Hòn Đất
 c, Không có tên 
2. Quê hương của chị Sứ là :
 a, Thành phố 
 b, Vùng núi 
 c, Vùng biển 
3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?
 a, Các mái nhà chen chúc 
 b, Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam 
 c, Sóng biển , cửa biển , xóm lưới , làng biển , lưới 
4. Những từ ngữ nào cho thấy núi BA Thê là một ngọn núi cao ?
 a, Xanh lam 
 b, Vòi vọi 
 c, Hiện trắng những cánh cò 
5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
 a, Chỉ có vần 
 b, Chỉ có vần và thanh 
 c, Chỉ có âm đầu và vần 
6. Bài văn trên có 8 từ láy . Theo em , tập hợp nào dưới đây thống kê đr 8 từ láy đó ?
 a, oa oa , da dẻ, vòi vọi , nghiêng nghiêng , chen chúc , phất phơ , trùi trũi , tròn trịa .
 b, vòi vọi , nghiêng nghiêng , phất phơ, vàng óng, sáng loà , trùi trũi , tròn trịa .
 c, oa oa, da dẻ , vòi vọi , chen chúc , phất phơ , trùi trũi , tròn trịa , nhà sàn .
7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác với nghĩa của chữ tiên nào dưới đây ?
 a, Tiên tiến 
 b, Trước tiên 
 c, Thần tiên 
8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
 a, Một từ . Đó là những từ nào ?
 b, Hai từ .Đó là những từ nào ?
 c, Ba từ . Đó là những từ nào ?
C: Củng cố và dặn dò:
Tiết sau kiểm tra chính tả và Tập làm văn.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV phát phiếu đề kiểm tra cho HS .
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ đề và xác định đúng yêu cầu của đề để làm bài cho đúng .
- GV hướng dẫn HS cách giải quyết bài và lưu ý HS trình bày sạch đẹp .
- HS suy nghĩ và làm bài .
- GV quan sát và nhắc nhở HS khi cần thiết .
* Đáp án : 
 Câu 1 : ý b
 Câu 2: ý c
 Câu 3: ý c
 Câu 4 : ý b
 Câu 5 : ý b
 Câu 6 : ý a
 Câu 7 : ý c
 Câu 8 : ý c
- Nhắc HS soát lại bài .
- GV thu bài
- GV nhận xét tiết học
Phiếu đề kiểm trađủ cho mỗi HS một phiếu 
 Rút kinh nghiệm sau tiết kiểm tra :
Lớp 4A Kế hoạch dạy học
 Môn: Tiếng Viêt- phân môn : Chính tả- tập Làm văn
 Tiết 8 - Tuần 10
 Kiểm tra Chính tả- tập Làm văn
I/ Mục tiêu tiết học :
Nghe viết đúng chính tả đoạn văn “ Chiều quê hương ”
Luyện viết đúng những từ ngữ có âm , vần dễ lẫn : l/n ; iêu / êu
Rèn kĩ năng viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của mình .
II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ 
Viết rõ đề bài tập làm văn 
Viết rõ trình tự một bức thư .
Mỗi HS chuẩn bị một bì thư , một tem thư và giấy viết thư .
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Thời gian
Các hoạt động dạy và học chủ yếu 
Phương pháp và các hình thức tổ chức .
Đồ dùng 
1’
15’
24’
 1’
A. Giới thiệu bài :
B. Bài mới :
1. Chính tả:
* Đoạn văn : 
 Chiều trên quê hương .
 ( SGK trang 102)
- ? Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì ?
- Đoạn văn cho biết vẻ đẹp của quê hương vào một buổi chiều .
- Các từ khó :
 Buổi chiều , mây trắng , nền trời , cất lên , khiến , nắng chiều , hương lúa . 
2. Tập làm văn :
Đề bài : 
 Viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
- Thể loại : Văn viết thư 
- Nội dung : Nói về ước mơ của mình .
C. Dặn dò :
- Các em có thể xem lại và hoàn chỉnh bức thư và đưa ra bưu điện gửi 
- GV giới thiệu cho HS nắm được mục đích và yêu cầu của tiết học .
- GV ghi tên bài.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá .
- HS đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 102.
- 1 HS đọc to đoạn văn .
- GV đọc các từ khó viết , dễ sai và cho HS lên bảng viết .
-1 HS nhận xét và GV chốt lại cách viết đúng .
- GV đọc cho HS viết bài .
- HS viết bài theo lời đọc của GV.
- GV đọc lại bài một lượt để HS soát lỗi và sửa lỗi sai nếu có ra lề - HS đổi vở để soát bài cho bạn và chấm bài theo hướng dẫn đánh giá của GV .
- HS đọc yêu cầu của đề TLV .
- GV cho HS xác định yêu cầu của đề về thể loại và nội dung .
- 1 HS nhắc lại cách trình bày một lá thư .
- GV treo bảng phụ ghi sẵn trình tự một bức thư .
- HS viết thư .
- GV cho 1-2 HS đọc và cho các bạn khác góp ý , GV đánh giá , cho điểm và rút kinh nghiệm cho cả lớp .
- HS viết phong bì .
- GV nhắc HS ghi rõ địa chỉ người gửi và người nhận rồi dán tem .
- GV nhận xét tiết học.
phấn màu
SGK
Giấy viết thư và phong bì , tem.
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết kiểm tra :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 10 lop 4.doc