Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

I. MỤC TIÊU

- Cung cấp thêm cho học sinh từ ngữ thuộc chủ điểm “Du lịch – Thám hiểm”.

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho học sinh và giúp học sinh hiểu sâu sắc về du lịchvà thám hiểm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Luyện tập

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập qua các bài tập:

* Bài tập 1.

- Giáo viên nêu yêu cầu : “ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu nêu ý đúng.”

- Một học sinh đọc lại yêu cầu bài tập.

a. Du lịch là đi chơi xa cho biết cảnh sắc và con người nơi đất lạ.

b. Thám hiểm là thăm dò nghe ngóng để điều tra một việc gì đó.

c. Du lịch là đi ngắm cảnh trong những ngày nghỉ.

d. Thám hiểm là đi vào vùng xa lạ, nhiều khó khăn để tìm hiểu khảo sát.

e. Tham quan là đi xem một nơi nào đó để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.

- Cả lớp đọc thầm và làm vào vở.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp quan sát và nhận xét.

- Giáo viên chốt ý đúng.

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU
- Cung cấp thêm cho học sinh từ ngữ thuộc chủ điểm “Du lịch – Thám hiểm”.
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho học sinh và giúp học sinh hiểu sâu sắc về du lịchvà thám hiểm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập qua các bài tập:
* Bài tập 1.
- Giáo viên nêu yêu cầu : “ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu nêu ý đúng.”
- Một học sinh đọc lại yêu cầu bài tập.
a. Du lịch là đi chơi xa cho biết cảnh sắc và con người nơi đất lạ.
b. Thám hiểm là thăm dò nghe ngóng để điều tra một việc gì đó.
c. Du lịch là đi ngắm cảnh trong những ngày nghỉ.
d. Thám hiểm là đi vào vùng xa lạ, nhiều khó khăn để tìm hiểu khảo sát.
e. Tham quan là đi xem một nơi nào đó để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
- Cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- Giáo viên chốt ý đúng.
* Bài tập 2.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng: “ Trong các từ sau, có 3 từ đồng nghĩa và gần nghĩa với từ du lịch, em hãy tìm và ghi từ đó vào vở.”
(Du ngoạn, du kích, du lãm, du canh, du nhập, du hành, du khách, du mục, du hí, du học.)
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở.
- Một vài học sinh nêu trước lớp, các bạn khác nhận xét.
- Giáo viên chốt ýy đúng.
* Bài tập 3.
- Giáo viên viết bài tập lên bảng.
- Một học sinh nêu yêu cầu: “ Hãy đặt 3 câu, mỗi câu có 1 trong những từ vừa tìm được ở bài tập 2?”
- Học sinh làm vào vở.
- Một vài học sinh đọc câu văn của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn câu văn hay nhất.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và sửa chữa.
* Bài tập 4.
“ Hãy đặt 3 câu, mỗi câu có một trong những từ sau: thám hiểm, thám thính, do thám.
Học sinh làm vào vở.
Giáo viên chấm điểm.
2. Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về chữa hoàn chỉnh bài.
*********************************************************************
Thứ bảy ngày 3 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TÌM Ý VÀ LÀM DÀN Ý TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
- Luyện tập và hướng dẫn học sinh biết tìm ý và làm dàn ý tả con vật.
- Rèn kĩ năng quan sát và kĩ năng làm văn tả con vật cho học sinh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng
Đề bài: “ Hãy tả một con vật mà em yêu yêu thích hoặc đã có dịp quan sát.”
Một học sinh đọc đề bài.
Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
? Bài văn thuộc thể loại gì? ( thể loại văn miêu tả)
? Kiểu bài gì? ( tả con vật)
? Đề bài yêu cầu làm gì? ( Tả con vật em yêu yêu thích hoặc đã có dịp quan sát)
- Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
2. Hướng dẫn học sinh tìm ý, làm dàn ý vào vở
a. Mở bài
? Mở bài ta cần làm gì?
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Giới thiệu con vật sẽ tả
+ Đó là con vật gì?
+ Con vật ấy của nhà em hay của người quen?
b. Thân bài
* Tả hình dáng
+ Con vật to hay nhỏ?
+ Màu sắc, hình dáng?
+ Các bộ phận ( đầu, mắt, chân, tai, đuôi, lông,..) như thế nào?
* Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động của con vật.
- Con vật ấy có thói quen gì?
VD: Con mèo có thói quen sưởi nắng, vờn bướm,.
- Con vật ấy thân thiện với người ra sao?
VD: Con chó mỗi khi em đi học về là chú ta ra tận ngõ đón em, nhảy trồm lên người em tỏ vẻ nhớ nhung..
c. Kết bài
- Em chăm sóc con vật đó thế nào? ( nếu là con vật nhà em)
- Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật đó.
3. Cho học sinh nói miệng từng phần rồi cả bài.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Các bạn trong nhóm nói cho nhau nghe.
- Sau đó một số bạn nói miệng trước lớp.
- Các bạn nghe bổ sung
- Giáo viên sủă chữa.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà làm dàn bài chi tiết.
*********************************************************************
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 29 nam2013.doc