Tập đọc
Tiết 29 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Theo Hà Đình Cẩn
I. Mục tiêu:
1) Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y Hoa, già Rók (Rốc).
Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo.
2) Hiểu nội dung bài: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
3) KNS: HS biết quý trọng thầy cô giáo và quan tâm đến HS vùng Tây Nguyên.
II. Thiết bị - ĐDDH:
-GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
-HS :SGK
Tuần 15 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 Tập đọc Tiết 29 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Theo Hà Đình Cẩn I. Mục tiêu: 1) Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y Hoa, già Rók (Rốc). Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo. 2) Hiểu nội dung bài: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. 3) KNS: HS biết quý trọng thầy cô giáo và quan tâm đến HS vùng Tây Nguyên. II. Thiết bị - ĐDDH: -GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc -HS :SGK III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 1’ - KT đồ dùng HS 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ -Kiểm tra 2 học sinh - Đọc khổ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì (TB) - Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?(K) - GV nhận xét và ghi điểm . 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:1’ Tuổi thơ luôn khao khát được cắp sách tới trường. Những bạn nhỏ ở hải đảo xa xôi hay ở núi rừng hẻo lánh, được đi học là một hạnh phúc lớn lao. Được biết cái chữ không chỉ là niềm vui của con trẻ mà còn là niềm vui của ông bà cha mẹ. Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo phần nào giúp các em hiểu được tình cảm của người dân Tây nguyên đối với cô giáo. b. Bài mới: T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 12’ 8’ *Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá(giỏi) đọc cả bài GV chia đoạn : 4 đoạn. Cho HS đọc đoạn nối tiếp - Luyện đọc những từ ngữ : Y Hoa, già Rok - HS đọc nối tiếp ,đọc chú giải và giải nghĩa từ GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: Đoạn1 :HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi -Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?(HSTB) Đoạn2 : HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi - Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào ?(HSK) Ý :Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. Đoạn 3-4 : HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi - Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí “cái chữ”( HSTB) - Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?(HSK) Ý : Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo * Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ GV đọc mẫu đoạn 3 -Cho HS thi đọc diễn cảm theo cặp -Cho HS thi đọc diễn cảm bài văn ,đoạn văn . -GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương. - Cả lớp đọc thầm - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn HS nối tiếp đọc đoạn. 1 HS đọc chú giải – giải nghĩa từ -HS theo dõi - HS đọcthầm lướt và trả lời câu hỏi - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi - Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột. HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi - Các chi tiết: + mọi người im phăng phắt + mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ. - Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ. HS tìm ra cách đọc của bài, luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc diễn cảm theo cặp 4) Củng cố, dặn dò:4’ -Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo với cái chữ nói lên điều gì ?(HSKG) - Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc + về nhà đọc trước bài Về ngôi nhà đang xây VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 71: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố Qtắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân. - KNS: Giáo dục HS tính chính xác cẩn thận khi làm bài tập . II. Thiết bị - ĐDDH: 1 – GV : SGK . 2 – HS : VBT . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổ định tổ chức: 1’ - KT đồ dùng HS 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ -Nêu qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân (TB) -Gọi 2 HS(TB,K) lên bảng đặt tính rồi tính 82,12 : 5,2 99,3472 : 32,68 - Nhận xét,sửa chữa . 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’Luyện tập b. Bài mới: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 30’ 7’ 8’ 7’ 8’ Hướng dẫn luyện tập : Bài 1:Đặt tính rồi tính : -GV viết 2 phép tính lên bảng và gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép chia ,cả lớp làm vào vở . -GV theo dõi giúp đỡ HS yếu . -Nhận xét ,sửa chữa . *Làm tương tự với 2 phép tính còn lại . Bài 2:Tìm X: -Gọi 3 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở . -Nhận xét ,sửa chữa . Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề . Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả . -Nhận xét ,sửa chữa Bài 4: Để tìm được số dư của phép chia ta làm thế nào ? Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia ,cả lớp làm vào vở - HS nghe . -HS làm bài vào vở , 2 HS lên bảng -HS làm bài . - 3 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở a) X x 1,8 = 72 X =72:1,8 X =40 b)X x 0,34 =1,19 x 1,02 X x 0,34 = 1,2138 X=1,2138 : 0,34 X=3,57 c) X x 1,36 = 4,76 x 4,08 X x 1,36 = 19,4208 X = 19,4208 : 1,36 X = 14,28 -HS đọc đề . -HS làm bài vào vở .1 HS nêu miệng trước lớp Kết quả :7 lít dầu . - Thực hiện phép chia lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương. - Số dư của phép chia trên là 0,033. 4. Củng cố, dặn dò :4’ - Nêu qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 STP . - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Lịch sử Tiết 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950 I. Mục tiêu: Học sinh biết: - Tại sao ta quyết mở chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950. - Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu – đông 1950. - Rèn sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới để trình bày diễn biến. - KNS: Giáo dục học sinh về tinh thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ . II. Thiết bị - ĐDDH: + GV: -Bản đồ hành chính Việt Nam. (chỉ biên giới Việt-Trung) -Lược đồ chiến dịch biên giới.Sưu tầm tư liệu về chiến dịch biên giới. + HS: SGK, sưu tầm tư liệu chiến dịch biên giới. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp. -Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?(HSK) -Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?(HSTB) -Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: 1’Chiến thắng biên giới thu đông 1950. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 13’ 17’ Hoạt động1 Nguyên nhân địch bao vây biên giới. -Giáo viên sử dụng bản đồ, chỉ đường biên giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khóa chặt biên giới nhằm bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Lưu ý chỉ cho học sinh thấy con đường số 4. -Giáo viên cho học sinh xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ. -Hoạt động nhóm đôi: Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khóa biên giới tại đường số 4. Giáo viên treo lược đồ bảng lớp để học sinh xác định. Sau đó nêu câu hỏi: + Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? Giáo viên nhận xét Hoạt động 2:Tạo biểu tượng về chiến dịch Biên Giới. Mục tiêu: Học sinh nắm thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa chiến dịch. Biên Giới thu đông 1950. -Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì? -Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy kể lại một số sự kiện về trận đánh ấy? Giáo viên nhận xét + nêu lại trận đánh (có chỉ lược đồ). -Kết quả của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950? -Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Làm theo 4 nhóm. + Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950? + Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu? + Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gợi cho em suy nghĩ gì? + Việc bộ đội ta nhường cơm cho tù binh địch trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 giúp em liên tưởng đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt nam Học sinh lắng nghe và quan sát bản đồ. 3 em học sinh xác định trên bản đồ. Học sinh thảo luận theo nhóm đôi. 1 số đại diện nhóm xác định lược đồ trên bảng lớp. - Cuộc kháng của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại. Hoạt động lớp, nhóm. Học sinh thảo luận nhóm đôi. Đại diện 1 vài nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung. Học sinh thảo luận nhóm bàn. Gọi 1 vài đại diện nhóm kể lại. Các nhóm khác bổ sung. Học sinh nêuÝ nghĩa: + Chiến dịch đã phá tan kế hoạch “khóa cửa biên giới” của giặc. + Giải phóng 1 vùng rộng lớn. + Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng. + Tình thế giữa ta và địch thay đổi: ta chủ động, địch bị động. - Học sinh bốc thăm làm phần câu hỏi bài tập theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét lẫn nhau. 4. Củng cố,dặn dò. 4’ - Thi đua 2 dãy chỉ lược đồ, thuật lại chiến dịch Biên Giới thu đông 1950. - Em hãy nêu sự khác ... Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,.. HS làm việc cá nhân,trả lời câu hỏi HS trả lời - 2 HS lên bảng chỉ . HS thực hiện theo nhóm,cử đại diện trình bày những nội dung thảo luận được + Nhiều lễ hội truyền thống ; nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử , di tích lịch sử ; có các di sản thế giới + Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng ; có các vườn quốc gia ; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện . + Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vũng Tàu, 4. Củng cố,dặn dò :4’ + Thương mại gồm những hoạt động nào . Thương mại có vai trò gì ? + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta ,ở tỉnh ta. - Nhận xét tiết học . -Bài sau : “ Ôn tập “ VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Mĩ thuật VẼ TRANH ĐỀ TÀI: QUÂN ĐỘI I. Mục tiêu - Hs tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. -HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài quân đội theo cảm nhận riêng. - KNS: Hs yêu quý và kính trọng các cô các chú bộ đội II. Thiết bị - ĐDDH: - GV: SGK,SGV -1 số tranh ảnh về quân đội - HS: SGK, vở ghi, giấy vẽ,vở thực hành III. các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp:1’ Ổn định KT đồ dùng HS 2. Kiểm tra bài cũ:4’ - Kiểm tra đồ dùng học sinh. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : - Cho HS hát tập thể 1 bài có nội dung về đề tài Quân đội - GV giới thiệu 1 vài bức tranh, ảnh đã chuẩn bị b. Bài mới: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài GV: giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội Tranh vẽ về đề tài Quân đội có các cô các chú là hình ảnh chính + Trang phục( mũ, quần, áo) + Đề tài về Quân đội rất phong phú Hs quan sát GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về hoạt độnh của chú bộ đội như: gặt lúa, chống bão lũ, đứng gác - Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắcvà không gian cụ thể. Hs chú ý và nhớ lại các hình ảnh về các cô chú bộ đội 5’ Hoạt động 2: cách vẽ tranh GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung HS lắng nghe và thực hiện +Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau. + Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. + Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt. 15’ Hoạt động 3: thực hành GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành Hs thực hiện GV: đến từng bàn quan sát hs vẽ HS vẽ bài 5’ Hoạt động 4: nhận xét đánh giá GV nhận xét chung tiết học Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài Nhắc hs sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ trên sách báo. Hs lắng nghe 4. Củng cố, dặn dò :4’ - Nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn thiện bài vẽ. VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012 Tập làm văn Tiết 30 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động ) I. Mục tiêu: 1 . Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của 1bạn nhỏ hoặc 1 em bé ở tuổi tập đi tập nói . 2.Biết chuyển 1 phần của dàn ý đã lập lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé . 3. KNS: Giáo dục HS yêu quý người thân trong gia đình. II. Thiết bị - ĐDDH: GV: Một số tranh ảnh về những người bạn , những em bé2 tờ giấy khổ tocho HS lập dàn ý làm mẫu HS :Chuẩn bị dàn ý ở nhà III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức: 1’Ổn định, KT sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ GV chấm đoạn văn tả hoạt động của 1 người đã được viết lại . 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài :1’ - Hôm nay các em sẽ làm 1 dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi , tập nói . b. Bài mới: T/g Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15’ 15’ Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài tập 1 : -GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1. -GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS ngoài tả hành động là trọng tâm , các em có thể tả thêm về ngoại hình . -GV đưa tranh ảnh sưu tầm được về em bé , về những người bạn . -Cho HS chuẩn bị dàn ý vào vở . -Cho HS trình bày dàn ý trước lớp . -GV nhận xét , bổ sung hoàn thiện dàn ý . * Bài tập 2 : -GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. -GV nhắc lại yêu cầu . -Cho HS làm bài và trình bày kết quả . -GV cho HS làm bài . -Cho HS đọc lại đoạn văn . -GV nhận xét , khen học sinh viết tốt . -GV đọc cho HS nghe bài Em Trunng của tôi để các bạn tham khảo .Nhắc HS chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của em bé Trung trong bài văn . -1 HS đọc , cả lớp đọc thầm . -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh ảnh . - HS chuẩn bị dàn ý vào vở (2 HS trình bày giấy khổ to ). -HS trình bày trước lớp . -Lớp nhận xét . -02 HS trình bày trên giấy khổ to . -1HS đọc . cả lớp đọc thầm SGK . -HS để vở ra đầu bàn . -HS lần lượt giới thiệu . -HS làm bài và trình bày kết quả. -HS lần lượt đoạn văn. -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe. 4 / Củng cố dặn dò:4’ -Nhận xét tiết học . -Về nhà viết lại đoạn văn . -Tiết sau kiểm tra viết : ( Tả người ) VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 75 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác. 3. KNS: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.. II. Thiết bị - ĐDDH: + GV: Phấn màu, bảng phụ. + HS: Bảng con, SGK, VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: 1’Ổn định KT đồ dùng HS 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1 (SGK). 2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1 1 HS lên bảng giải bài 3 /74 = = 12% Lớp nhận xét. Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3 /74 -Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: 1’ Giải toán về tỉ số phần trăm b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 14’ 16’ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. • Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ – Phân tích. · Đề bài yêu cầu điều gì? *Đề cho biết những dữ kiện nào? • Giáo viên chốt lại: thực hiện phép chia: 303 : 600 = 0,505 Nhân 100 và chia 100. (0,505 ´ 100 : 100 = 50, 5 : 100) Tạo mẫu số 100 • Giáo viên giải thích. + Học sinh nữ chiếm cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh . + Đổi ký hiệu: 50,5 : 100 = 50,5% Ta có thể viết gọn: 03 : 600 = 0,505 = 50,5% · Thực hành: Áp dụng vào giải toán nội dung tỉ số phần trăm. · Giáo viên chốt lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng giải thích các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. Bài 1: Gọi HS đọc đề bài GV làm mẫu : 0,57 = 57 % Gọi 3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở - Bài 2: Gọi HS đọc đề bài - Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. -45 và 61 1,2 và 26 - Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở · Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2 - Bài 3 Gọi HS đọc đề bài GV cho HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải Học sinh đọc đề. Học sinh tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nữ và học sinh toàn trường. - Học sinh toàn trường: 600. - Học sinh nữ: 303. - Học sinh làm bài theo nhóm. - Học sinh nêu cách làm của từng nhóm -Các nhóm khác nhận xét. - Học sinh nêu quy tắc qua bài tập. + Chia 303 cho 600. + Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương. -Học sinh đọc bài toán – Nêu tóm tắt. + Tiền lương: 640.000 đồng. + Tiền ăn: 246.000 đồng. + Chi hết: ? % lương. -Học sinh lần lượt trình bày và giải thích. 246.0 00 : 600.000 = 0,385 ´ 100 = 3,85 : 100 = 38,5% Học sinh đọc đề: Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu 3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở 0,3 = 30 % 0,234 = 23,4 % - Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm - Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở - Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. - HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải - Học sinh sửa bài. - Cả lớp nhận xét. 4-Củng cố,dặn dò:4’ - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số. - Làm bài nhà 4/ 80. Chuẩn bị: Luyện tập. - Nhận xét tiết học VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: