Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 24

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 24

Tuần 24:

Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2012

TẬP ĐỌC

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.

3. Thái độ: - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.

II. Thiết bị - ĐDDH:

+ GV: Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.

+ HS: Tranh sưu tầm, SGK.

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.
3. Thái độ:	- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV: Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.
+ HS: Tranh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’“Chú đi tuần.”
Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ “Luật tục xưa của người Ê-đê.”
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
12’
8’
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên chia bài thành đoạn ngắn để luyện đọc.
  Đoạn 1 : Về các hình phạt.
  Đoạn 2 : Về các tang chứng.
  Đoạn 3 : Về các tội trạng.
  Đoạn 4 : Tội ăn cắp.
  Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải.
Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi:
  Người xưa đặt luật để làm gì?
Giáo viên chốt: 
Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.
Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi.
Kể tên 1 số luật mà em biết?
Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật.
vHoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn.
Học sinh luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động nhóm lớp.
Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày:
  Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo.
  Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên.
  Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc.
Học sinh chia nhóm, thảo luận.
a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng:
	- Chuyện nhỏ xử nhẹ
	- Chuyện lớn xử nặng
  Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc.
c) Tội trạng phân thành loại.
Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy.
Dán kết quả lên bảng lớp.
Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Cả nhóm đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm đôi trao đổi, thảo luận tìm nội dung chính.
Lớp nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: “Hộp thư mật”.
 Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV:	Phấn màu.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
“Thể tích hình lập phương”
Giáo viên nhận xét và chấm điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ Luyện tập.
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
10’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Bài 1:
Giáo viên chốt lại: chiều dài, chiều rộng, chiều cao phải cùng đơn vị đo.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu công thức tình diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương và thể tích hình lập phương.
v	Hoạt động 2: Ôn lại các qui tắc, công thức tính hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Phương pháp: Đàm thoại.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh nhận xét mối quan hệ giưã hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
GV nêu nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu ( là HHCN có a= 9 cm; b= 6 cm; c = 5 cm) trừ đi thể tích của khối gỗ HLP đã cắt 
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc đề bài 1a.
Nêu tóm tắt – Giải.
Nêu lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Nêu mối liên quan giữa các đơn vị đo của chiều dài, rộng, cao.
Học sinh đọc đề bài 1b.
Nêu tóm tắt – Giải.
Học sinh sửa bài.
Nhận xét về các đơn vị đo của 3 chiều.
Học sinh đọc đề bài 2.
Nêu tóm tắt – Giải.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề, quan sát hình.
Khối gỗ có dạng hình hộp chữ nhật gồm có các khối hình lập phương xếp lại.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Làm bài 2 / 123
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
2. Kĩ năng: 	- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
- Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ,
 - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
 - Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Lắp mạch điện đơn giản.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ “Lắp mạch điện đơn giàn (tiết 2).
3.2. Dạy bài mới:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
20’
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Luyện tập, quan sát, thảo luận.
Giáo viên cho chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
v Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Dò tìm mạch điện”.
Phương pháp: Trò chơi, thảo luận.
Giáo viên chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại xép thành 2 hàng đánh số như hình 7 trang 89 SGK (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong một số cặp khuy nối với nhau bởi dây dẫn 2 với 5, 3 với 2, 3 với 10,).
Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử). Chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Học sinh thảo luận về vai tro của cái ngắt điện.
Học sinh làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái gim giấy).
Hoạt động nhóm.
Mỗi nhóm được phát 1 hộp kín (việc nối dây có thể do giáo viên hoặc do nhóm khác thực hiện).
Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau.
Vẽ kết quả dự đoán vào một tờ giấy cùng thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra, mỗi cặp khuy vẽ đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm.
 4. Củng cố - dặn dò: 4’
Đọc lại nội dung ghi nhớ.
Tổng kết thi đua.
- Chuẩn bị: An toàn và tránh lãng phí khi dùng điện.
- Nhận xét tiết học .
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hướng dẫn học sinh củng cố về tính tỉ số % của một số, ứng dụng tính nhẩm và giải toán.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng giải toán nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	- Yêu thích môn học.
II. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV:SGK, phấn màu.
+ HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ “Luyện tập chung”
Học sinh sửa bài 2/ 123
Lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ “ Luyện tập chung “
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
20’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố về tính tỉ số % của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, bút đàm, đàm thoại.
Bài 1
Giáo viên chốt lại: 
	  Phân tích: 15% = 10% + 5%
Bổ sung thêm ví dụ tính nhẩm 15% của 440
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập
Bài 1a
Nêu yêu cầu.
Bài ... sinh ra nước Việt Nam dân chủ côngh hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta .
+ b) Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Tranh ảnh như cảnh tướng lĩnh Pháp bị bắt, bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.
c) Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam. Ảnh Quân giải phóng chiếm dinh Độc Lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. 
+ d) Sông Bạch Đằng gắn với chín thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên và nhà Lí chống quân Tống. 
+ đ) Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bài hát “Bến Nhà Rồng” .
+ e) Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 - 8 -1945.
Bài 3. Nếu em là hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết ?
+ Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Thư kí ghi các ý kiến, cả nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
Bài 4. Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- VD: Em mong sẽ trở thành kiến trúc sư để xây dựng nhiều biệt thự đẹp, nhiều ngôi nhà đẹp cho đất nước
- Em mong làm ca sĩ nổi tiếng để hát những bài hát hay cho bạn bè các nước nghe, quảng bá về đất nước con người VN
- HS trưng bày tranh vẽ.
4. Củng cố dặn dò: 4’
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Em yêu hoà bình.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố quy tắc, công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Thái độ: 	Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV:Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’“ Luyện tập chung “
® Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ “Luyện tập chung” .
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
20’
v	Hoạt động 1: Ôn tập.
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
Giáo viên cho học sinh 2 dãy thi đua nêu các công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
Bài 1
Giáo viên lưu ý học sinh đổi cùng đơn vị
- GV gợi ý HS tìm :
+ S xq , S đáy , S tp ( S kính )
Bài 2:
Giáo viên sửa bài bảng phụ.
Bài 3
Giáo viên gợi ý cách làm cho học sinh.
+ Stp của hình N và M
Stp M = 9 x Stp N
+ V của hình N và M
V M = 27 x V N
Giáo viên nhận xét. 
Hoạt động nhóm
2 dãy thi đua.
Hoạt động cá nhân , lớp 
Học sinh đọc đề bài.
Học sinh nêu cách làm bài.
Học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh sửa bài bảng lớp.
Lớp sửa bài.
Học sinh đọc đề và nhắc lại cách tính S HLP và V HLP
Thi đua giải nhanh (mỗi dãy 5 người đầu tiên).
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu cách làm.
Làm bài vào vở.
2 học sinh thi đua giải bài bảng lớp (1 em / 1 dãy).
Học sinh sửa bài.
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Học sinh thi đua ghi các công thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Chuẩn bị: “Kiểm tra”
Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn.
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
 I. Mục tiêu:
-Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Thiết bị - ĐDDH:
-Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng.
-Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’.
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
30’
Luyện tập.
-GV giao việc.
. Các em đọc kĩ 5 đề.
.Chọn 1 trong 5 đề.
. Lập dàn ý cho đề đã chọn.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
-Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS.
-GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn, 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết ra giấy nháp.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét bài và bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc:
.Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm.
.Các em tập nói trước lớp.
-Cho HS làm bài và trình bày.
-HS đọc 5 đề bài trong SGK.
-Một số HS nói đề bài em đã chọn.
-1 HS đọc gợi ý trong SGK.
-5 HS viết ra giâý lênn dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày +3 bạn còn lại góp ý.
-Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dài bài đã lập.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
4 Củng cố dặn dò:4’
-GV nhận xét và khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa và dàn ý đã lập.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ 
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập cháy đường dây, cháy nhà.
2. Kĩ năng: 	- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biêt cách giữ an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
Giáo viên: - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin(một số pin tiểu và pin trung).
 - Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm điện và an toàn.
 - Học sinh : - Cầu chì, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2).
® Giáo viên nhận xét sản phẩm lắp của các nhóm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1’ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
10’
10’
v	Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 v Hoạt động 2 : Thực hành 
Phương pháp: Quan sát, Thực hành, thảo luận.
Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
v Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện 
Phương pháp : Thảo luận, giảng giải 
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
Hoạt động nhóm.
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
Các nhóm trình bày kết quả.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dung điện.
Các nhóm giới thiệu kết quả.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
Học sinh đọc mục 99/ SGK và thảo luận.
Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng?
- HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi 
- Hs trình bày việc tiết kiệm điện ở gia đình 
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Tìm hiểu xem ở nhà bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện?
 Có thể để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà bạn?...
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập: vật chất và năng lượng”.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc