Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 13 năm 2010

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 13 năm 2010

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:

- Đọc hiểu được một số bài tập đọc trong tuần.

- Nắm được cách kết bài cho bài văn kể chuyện.

II. Các hoạt động dạy học:

1.Thực hành. (33)

 * Gv ra hệ thống bài tập rồi hướng dẫn hs làm bài.(8)

 ** HS làm bài rồi chữa bài. (25)

Câu1: Trong bài tập đọc “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (SGK Tiếng Việt 4), Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

a) Mất cha từ nhỏ.

b) Xuất thân trong gia đình nghèo khó.

c) Xuất thân trong gia đình giàu có, nhờ làm con nuôi.

d) Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ đi bán hàng rong, làm con nuôi cho gia đình họ Bạch.

 

doc 17 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần13 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 
 tiếng việt+
 ôn luyện chung
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
- Đọc hiểu được một số bài tập đọc trong tuần.
- Nắm được cách kết bài cho bài văn kể chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Thực hành. (33’)
 * Gv ra hệ thống bài tập rồi hướng dẫn hs làm bài.(8’)
 ** HS làm bài rồi chữa bài. (25’)
Câu1: Trong bài tập đọc “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (SGK Tiếng Việt 4), Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Mất cha từ nhỏ.
Xuất thân trong gia đình nghèo khó.
Xuất thân trong gia đình giàu có, nhờ làm con nuôi.
 Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ đi bán hàng rong, làm con nuôi cho gia đình họ Bạch.
Câu2: Những chi tiết chứng tỏ anh là người rất có ý chí.
Anh làm đủ mọi nghề.
Làm thư kí cho hãng buôn.
Có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.
Cả a, b, c
 Câu3: Bạch Thái Bưởi mở công ty đường thuỷ vào thời điểm nào?
Vào lúc các con tàu người Hoa độc chiến các đường sông ở miền Bắc.
Vào lúc Bạch Thái Bưởi vừa mất trắng tay.
Vào lúc người ta thích đi tàu nước ngoài.
Vào lúc mọi ngươig thích đi tàu ta.
Câu4: Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
Là bậc anh hùng, nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường.
Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh.
Là người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu5: Đọc đoạn văn dưới đây vào cho biết đó là kết bài nào?
 (Kết bài của chuyện Rùa và Thỏ)
 “Cho đến bây giờ, mỗi lần nhớ lại câu chuyện chạy thi với Rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh nhơ thỏ tôi ngày nào”
 a, Kết bài mở rộng.
 b, Kết bài không mở rộng.
 c, Sự kết hợp giữa kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
 d, Không có trường hợp nào nêu trên.
Câu6: Kết bài nào dưới đây là kết bài không mở rộng?
 (Kết bài của chuyện Rùa và Thỏ)
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Câu chuyện Rùa và Thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác.
Đó là toàn bộ câu chuyện chú Thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
 Kết quả đúng: 
 Câu1: (ý d); Câu2: (ý c) ; Câu3: (ý a); Câu4: (ý d); Câu5: (ý a); Câu6: (ý a)
2. Củng cố, dặn dò: (2’) Gv nhận xét tiết học tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 - Dặn HS về nhà đọc ôn lại các bài tập đọc vừa học.
 .
chính tả (Tuần 13)
 Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh:
1- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao.
2- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm chính: i / iê.
II. Chuẩn bị: 
- GV : tờ phiếu to viết nội dung BT 2b.2tờ phiếu - BT3b .
III. Các hoạt động trên lớp:
HĐ của Gv
HĐ của Hs
1/KTBC:(5’) Viết đúng chính tả các từ: châu báu , trâu bò , chân thành, trân trọng. .GV nhận xét cho điển HS.
2/Dạy bài mới:(28’)
*GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1:(15’) HD HS nghe viết.
-GV đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao.
+ Y/C nêu nội dung đoạn viết.
+ Chú ý các tiếng dễ viết sai, cách trình bày.
- GV đọc từng câu để HS viết.
+ GV đọc lại bài.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
HĐ2:(12’) HD HS làm bài tập chính tả.
Bài2b: Y/C đọc đề bài và thảo luận cách làm.
+ GV nhận xét chung. 
Bài3b: Tìm các từ có âm chính : i / iê 
- GV chốt lời giải đúng.
3/. Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS viết lên bảng
+ HS khác viết vào nháp, nhận xét.
+ HS theo dõi và ghi đầu bàivà vở.
- HS theo dõi vào SGK.
+ Đọc thầm lại bài chính tả và nêu nội dung bài viết. 
+ Chú ý cách viết tên riêng: Xi-ôn - cốp -xki.
 Từ dễ viết sai: nhảy, rủi ro, non nớt, quả bóng
- HS gấp sách, viết bài, trình bày bài cẩn thận.
+ HS rà soát bài.
+ HS sữa lỗi. (nếu có).
- HS đọc và làm bài :
+ HS trao đổi theo cặp, làm bài vào phiếu.
+ Dán KQ lên bảng: nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiêm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm. 
- HS làm vào vở, 2HS làm vào phiếu. 
 KQ: kim khâu, tiết kiệm, tim.
 * H: Luyện viết bài
 Chuẩn bị bài sau.
 ...................................................................................................................
 Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
toán+
 ôn tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thực hiện được nhân một số với một tổng, vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức.
- Vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học.
- Cho hs chữa bài tập của tiết học trước.
- 2 HS lên bảng chữa bài. hs khác theo dõi nhận xét bổ sung.
2. Thực hành:
 - Gv ra hệ thống bài tập hd cho hs làm bài sau đó chữa bài trước lớp.
 Bài1: Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống:
a
2
3
4
5
6
7
123473 x a
+ HS làm bài sau đó một số hs lên bảng điền kết quả và nêu cách điền đúng.
+ GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
a
2
3
4
5
6
7
123473 x a
246946
370419
493792
617365
740628
864311
Bài2: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
 a, 3 x 201384 1. 1230 x (5 x 8)
 b, (1230 x 5) x 8 2. 201384 x 3
 c, (4200 + 30) x 7 3. 11427 x 15
 d, (8 + 7) x (1687 + 9560) 4. 7 x (4200 + 30)
+ Gv gợi ý cách làm: Có thể tính giá trị biểu thức sau đó so sánh kết quả để tìm ra biểu thức có giá trị bằng nhau. Hoặc xét các tích có thừa số giống nhau.
KQ: a và 2; b và 1; c và 4; d và 3
Bài3: Tính nhẩm:
 125 x 10 2730 : 10 37 x 100 25000 : 1000
 68 x 1000 42000 : 1000 428 x 1000 138000 : 100
+ Gv cho hs nêu miệng kết quả. Chú ý hs yếu như em: Tâm, Hòa.
Bài4: Đặt tính rồi tính:
 a, 1325 x 50 b, 5731 x 200 c, 2150 x 30 d, 10278 x 40.
+ 4hs lên bảng đặt tính rồi tính, hs khác làm vào vở sau đó đối chiếu nhận xét và nêu cáh thực hiện. Chú ý kém hs TB-yếu.
Bài5 : Một hình vuông có cạnh là 8cm.
 a. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
b, Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh hình vuông. Chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
+ GV HD cho hs phân tích đề bài toán rồi tự giải.
- 2HS nêu lại công thức tính chu vi và diện tích hình vuông.
- b, Dựa và chu vi hình vuông vừa tìm để tìm nửa chu vi hình CN.
 Vẽ sơ đồ biểu thị số đo chiều dài, số đo chiều rộng.
 Tìm chiều dài, chiều rộng HCN.
 Tính chu vi, diện tích HCN.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chốt lại nội dung bài tập và nhận xét giờ học. 
......................................................................................
 toán
ôn tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích: từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại. 
- Rèn kĩ năng suy nghĩ và tính toán khi làm toán khi làm bài và trình bày bài trong vở.
II Các hoạt động trên lớp:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Dạy bài ôn luyện
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
- Gv ra hệ thống bài tập hướng dẫn cho hs làm bài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a, 31dm2= ... cm2 b, 100 cm2 = ... dm2 
 405 dm2= ... cm2 41000 cm2 = ... dm2
 c, 210 cm2 = ... dm2 ...cm2 
 70500 cm2 = .m2... dm2
 * HD cho HS làm: 
 - 2 đơn vị diện tích liền nhau gấp, kém nhau mấy lần?
 - GV lấy VD đổi từ đơn vị lớn về đơn vị nhỏ và lấy VD đổi từ đơn vị nhỏ về đơn vị lớn .Sau đó y/c HS làm BT trên.
 Bài2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 36 x 2 + 36 x 3 + 36 x 5 ; 
b, 201 + 201 x 2 + 201 x 3 + 201 x 4 ; 
c, 35 x 49 + 51 x 35
 * HD cho HS làm:
 Vận dụng các tính chất phân phối giữa phép cộng và phép nhân để thựa hiện.
 Bài3: Tổng số học sinh của lớp 4A và lớp 4B là 67 bạn, tổng số học sinh của lớp 4B và lớp 4C là 68 bạn, tổng số học sinh của lớp 4C và lớp 4A là 65 bạn. Tính số học sinh của mỗi lớp.
* HD cho HS làm:
- Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài.
- Xác định đề toán đã cho biết gì? Y/c tính gì?
- Muốn tính được số HS mỗi lớp phải biết gì?
Bài4: Trung bình cộng của tuổi bà, tuổi mẹ, tuổi chàu là 36 tuổi. Trung bình cộng của tuổi mẹ và tuổi cháu là 23 tuổi, bà hơn cháu 54 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?
 HD cho HS: 
 - Y/C HS đọc kĩ đề bài toán.
 - Đề bài toán cho biết gì ? Y/C tìm gì ?
 - Muốn tính tuổi của mối người ta làm thế nào? 
- Gv chấm chữa bài cho HS. (5’)
3/Củng cố, dặn dò: (2’)
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học. 
- Ra bài tập về nhà cho các em thực hiện. 
- HS chú ý theo dõi nắm nội dung bài.
- HS làm bài và ghi bài vào vở. 
- 2HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài trước lớp.
- KQ: 
 a, 31dm2= 3100cm2 b,100 cm2 = 1 dm2 
 405dm2= 40500cm2 41000cm2 = 410dm2
 c, 210 cm2 = 2dm2 10cm2 
 70500 cm2 = 7.m25dm2
- HS nêu cách tính thuận tiện. Sau đó tự làm bài vào vở.
- VD: a, 36 x (2 + 3 + 5) 
 = 36 x 10 = 360 
b, 201 x (1 + 2 + 3 + 4) = 201 x 100 = 20100
+ Tìm 2 lần tổng số hs của 3 lớp. 67 + 68 + 65 = 200 (bạn)
 + Tìm tổng số hs của 3 lớp. 200 ; 2 = 100 (bạn)
 + Tìm số HS của mỗi lớp. 4A: 32hs; 4B: 35hs ; 4C: 33hs
- Đọc đề bài, sau đó phân tích bài toán.
 B1: Tìm tổng tuổi của 3 người.
 B2: Tìm tổng số tuổi của mẹ và cháu.
 B3 Tìm tuổi của bà, cháu, mẹ
 Bài giải
 Tổng số tuổi của ba người là:
 36 x 3 = 108(tuổi)
 Tổng số tuổi của mẹ và cháu là:
 23 x 2 = 46(tuổi)
 Tuổi của bà là: 108 – 46 = 62(tuổi) 
 Tuổi của cháu là : 62 – 54 = 8(tuổi)
 Tuổi của mẹ là: 46 – 8 = 38(tuổi) 
 Đáp số: bà: 62tuổi; mẹ: 38 tuổi ; 
 cháu: 8 tuổi 
- VN: Làm các bài tập trong vở BTT.
 Địa lí và Lịch sử +
 ôn tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm vững một số kiến thức tiêu biểu về giai đoạn lịch sử “nước Đại Việt thời Lý”.
 - Hệ thống một số kiến thức Địa Lí từ đầu năm đến giờ.
 - Luyện kĩ năng trả lời nhanh trước các câu hỏi của GV.
II. Các hoạt động trên lớp:
 1.Giới thiệu bài:(2’) 
 - GV nêu mục tiêu bài dạy.
 2.Nội dung bài ôn luyện: (32’)
 Cách tiến hành: Gv đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cả Lịch sử và Địa lí, HS thi trả lời nhanh. (ghi KQ vào bảng con)
 Câu1: Lê Đại Hành mất năm nào ?
 a. Năm 1003
 b. Năm 1004
 c. Năm 1005 
 Đ/A : c
 - Năm 1005, Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng dân oán hận. Nên khi LLĐ mất. ND đã tôn Lý Công Uẩn –một người thông minh, có tài lên làm vua. 
 Câu2: Lý Công Uẩn lên làm vua lấy tên là gì? 
 a. Lý Thái ... àng tiếp sức cho chủ tầu từng hào từng xu một. .
c, BTB đã thành công trong việc mở công ty Vận tải đường thủy do nhiều nguyện nhân, nhiều yếu tố, những yếu tố chính, nguyên nhân chính là: có chí lớn, có đầu óc toỏ chức giỏi và có tài kinh doanh, có tinh thần dân tộc và có ý thức tự cường
HĐ2: (14’) Luyện viết.
1. Luyện viết bài: Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
1.GV HD HS luyện viết bài.
+ GV nêu y/c bài luyện viết : Viết theo kiểu chữ mới.
 Viết đúng chính tả.
 Luyện cho chữ đẹp ,trình bày bài đẹp.
+ GV đọc bài, HS viết bài vào vở cẩn thận.
2. Bài tập chính tả : Điền vào chỗ trống ch/tr.
 Những ánh ớp bạc phếch ói loà. Mưa rơi lác đác rồi út ào xuống, ..ắng núi,ắng rừng. Khe suối ơ lòng đá cuội đã ở thành một dòng ảy mỗi lúc một mau.Bỗng ốc ,con khe nước dềnh ra như một con sông rộng.
 * KQ: Những ánh chớp bạc phếch chói loà. Mưa rơi lác đác rồi trút ào xuống, trắng núi, trắng rừng. Khe suối chơ lòng đá cuội đã trở thành một dòng chảy mỗi lúc một mau. Bỗng chốc, con khe nước dềnh ra như một con sông rộng.
* HS làm bài vào vở,rồi chữa bài.(Trong khi HS làm bài , GV bao quát hd hs tb- yếu).
3/Củng cố, dặn dò: (1’)
Chốt lại nội dung bài tập và nhận xét giờ học. 
 Địa lí và Lịch sử+
 ôn tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững một số kiến thức tiêu biểu của bài lịch sử :Chùa thời Lý .
 - Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về đồng bằng Bắc Bộ .
 - Luyện kĩ năng trả lời nhanh trước các câu hỏi của GV.
II.Chuẩn bị:
 GV : Bản đồ ĐLTN VN.
IIi Các hoạt động trên lớp :
 1.Giới thiệu bài: (2’)
 - GV nêu mục tiêu bài dạy.
 2.Nội dung bài ôn luyện: (32’)
 Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cả Lịch sử và Địa lí, HS thi trả lời nhanh.(ghi KQ ra bảng con hoặc trả lời miệng)
 Câu1: Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất ”?
 (Nhiều vua đã từng theo đạo phật, ND theo đạo phật rất đông, kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.)
 Câu2: Điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng:
 ă Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
 ă Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.
 ă Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.
 ă Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
 Câu3: Nêu tên một số ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý.
 Câu4: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ? 
 (Sông Hồng và sông Thái Bình )
 Câu5: ĐBBB có hình dạng gì ? ( tam giác )
 Câu6: Địa hình của ĐBBB có đặc điểm gì ? 
 ( Địa hình thấp,bằng phẳng ,sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co .Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân )
 * Treo bản đồ: HS nêu và lên bảng chỉ trên bản đồ địa lý TNVN.
 * GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi, động viên, khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu.
3/Củng cố – dặn dò: (1’)
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
...
 Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2009
thể dục
 .
 toán+ 
 ôn tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đổi đơn vị đo diện tích.
- Rèn kỹ năng tính với bốn phép tính. Tính được giá trị của biểu thức theo hai cách.
- Luyện giả toán có lời văn với dạng nhân một số với một tổng(hiệu).
II. Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: (5’)Gọi hs lên bảng chữa bài tập 2,4 của tiết học trước.
 - 2HS lên bảng chữa bài, hs khác theo dõi nhận xét, chữa bài.
2/ Thực hành: (28’)
 - Gv ra hệ thống bài tập rồi HD cho học sinh làm bài.
Bài1: Viết số thích hợp và chỗ trống:
 5 dm2 = .. cm2 8975 cm2 = . dm2. cm2 
 600 cm2 = . dm2 905 cm2 = .. dm2.. cm2 
 65 dm2 = . cm2 7800 cm2 = .. dm2
 67000cm2 = .dm2 610000 cm2 = .. dm2
Bài2: Tính theo hai cách:
 a, 2005 x (3 + 7) b, 18735 x ( 4 + 6) c, 6538 x (8 – 3) d, 2075 x (9 – 4)
Bài3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 1500cm, chiều rộng 700cm. Hỏi thửa ruộng đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
Bài4: Một cửa hàng có 25 bao gạo, mỗi bao nặng 50kg. Cửa hàng đã bán được 7 bao gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo ? (giải bằng hai cách)
Bài5: Tích của hai số là 32700. Nếu gấp thừa số thứ nhất lên 2 lần và thừa số thứ hai lên 3 lần thì tích mới là bao nhiêu?
- Gv cho hs chữa bài trước lớp.
 Bài1: Viết số thích hợp và chỗ trống:
 5 dm2 = 500 cm2 8975 cm2 = 89 dm275 cm2 
 600 cm2 = 6 dm2 905 cm2 = 9 dm2 5 cm2 
 65 dm2 = 65 00 cm2 7800 cm2 = 78 dm2
Bài2: Tính theo hai cách: HS nêu cách tính và tính (4hs lên bảng chữa bài)
 a, 2005 x (3 + 7) b, 18735 x ( 4 + 6) c, 6538 x (8 – 3) d, 2075 x (9 – 4)
c1: = 2005 x 10 = 18735 x 10 = 6538 x 5 = 2075 x 5
 = 20050 = 187350 = 32690 = 10357
c2: 
= 2005 x 3 + 2005 x 7 = 6538 x 8 – 6538 – 3
= 6015 + 14035 = 52304 – 19614
= 20050 = 32690
Bài3: HS đọc đề toán phân tích bài toán rồi giải.
 Bài giải
 Diên tích thửa ruộng đó là:
 1500 x 700 = 1050000 (cm2)
 Đổi: 1050000 cm2 = 105 m2
 Đáp số: 105 m2 
 Bài4, 5: Gv hD cho hs làm tương tự. HS vân dụng cách tính của bài tập2 để giải bài toán theo hai cách.
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
 - Gv nhận xét tiết học tuyên dương hs làm bài tốt. Dặn hs về nhà học ôn lại các bài tập vừa làm và làm thêm bài tập trong vở BT và vở bổ trợ và nâng cao.
hoạt đông tập thể
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Có tiết hoạt động vui tươi, sôi nổi thể hiện được tinh tần đoàn kết thể hiện được một số bài hát, bài múa nói về chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11.
II. Các hoạt động trên lớp.
 1, Tập hợp HS ổn định nề nếp.
- HS hợp thành 2 hàng ngang vận động nhẹ.
 2, Giới thiệu nội dung tiết học: Gv nêu mục tiêu của tiết học.
 Hs chú ý theo dõi.
 3, Thực hành:
 - HS lần lượt xung phong lên bảng hát các bài hát nói về trường lớp, ca ngợi về thầy, cô giáo.
- Gv cùng HS theo dõi chấm điểm động viên HS thực hiện tốt.
- Một số học sinh lên biểu diễn các bài hát chúc mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo VN.
 4, Tổng kết: Gv nhận xét tuyên dương những học sinh hát hay múa dẻo, đẹp có ý thức tự giác trong các tiết học.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2008.
 tiếng anh
 .
 thể dục
 ..
 âm nhạc
 Học hát bài : cò lả 
 Dân ca đồng bằng Bắc bộ.
I . Mục tiêu:
 - Hs cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả (dân ca Đồng bằng Bắc bộ) và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
 - Hs hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong BH.
 - Giáo dục tinh thần yêu quí dân ca và trân trọng người lao động.
II. Gv chuẩn bị:
 - Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. Phần mở đầu: (3’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học.
 2. Phần hoạt động:
 Nội dung : Dạy bài hát Cò lả. 
 Giáo viên
Học sinh 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Cò lả (20’)
 - Giới thiệu bài. 
 - Hát mẫu.
 - Cho hs đọc lời ca. 
 - Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài.
 - Tập xong cho hs hát luyện theo tổ nhóm, cá nhân.
 - Kiểm tra một số nhóm.
- Nhận xét - Đánh giá.
Hoạt động 2: Nghe bài hát Trống cơm. (DC Đồng bằng Bắc Bộ)( 10’)
 - Hát cho hs nghe BH Trống cơm. - Gv giải thích:
 Trống cơm là tên một loại nhạc cụ đã
 có ở nước ta từ thời nhà Lý (TK X ). Trước khi đánh trông người ta thường lấy cơm nóng nghiền nát miết vào giữa mặt trống để định âm, vì thế có tên là trống cơm.
 Nhạc cụ này thường dùng trong dàn nhạc chèo, tuồng và tang lễ.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Đọc lời ca đồng thanh.
- Học hát theo hướng dẫn.
+ HS tập hát từng câu theo tập thể(hát cả lớp)
+ HS luyện hát theonhóm, tổ, cá nhân.
+ Một số nhóm đứng hát trước lớp.
 - Chú ý lắng nghe.
 3. Phần kết thúc: (2’)
 - Cho hs hát lại BH Trống cơm. 
 - Dặn các em về học thuộc lời BH và làm phần câu hỏi và bài tập trang 21.
 Sinh hoạt lớp
 (Tuần 12)
I.Mục tiêu : Giúp HS: 
 - Đánh giá lại các mặt hoạt động của tuần12: Về học tập (tổng hợp số lượng điểm 10 của HS trong lớp), đạo đức, đội – sao và các mặt hoạt động khác.
 - Biết tự nhìn nhận lại quá trình rèn luyện của bản thân để tiến bộ.
 - Phương hướng hoạt động của tuần 13.
II.Nội dung buổi sinh hoạt :
 1.Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục tiêu buổi sinh hoạt.
 2. HS tự nhận xét , đánh giá về các mặt hoạt động trong tuần.
 - GV y/c HS tự nhận xét về: Đạo đức, học tập, hoạt động Đội – Sao, Lao động, trực nhật và các mặt hoạt động khác.
 + Từng HS nối tiếp đứng dậy tự nhận xét về mình.
 + Gv gợi ý để HS nhận xét được đầy đủ các mặt. Tuyên dương những HS dám đề cao tính tự phê cho bản thân.
 3. Nhận xét chung. 
- Nhìn chung qua nhận xét của các tổ gv tổng hợp và xếp loại hs theo thứ tự trong lớp. Tổng hợp số điểm 10 của hs để khen thưởng và động viên kịp thời các em học tập tốt, đã có nhiều điểm 10 trong đợt phát động vừa qua.
4. Phương hướng hoạt động của tuần 13.
 - Tiếp tục phong trào thi đua học tập trong tháng 11 các em thực hiện tốt nội quy lớp học. Có ý thức tự giác vươn lên trong học tập, lao động và sinh hoạt đội- sao.
.
kĩ thuật
 thêu móc xích (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
- HS có hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Hộp đồ dùng khâu thêu.
III. Các hoạt đọng dạy học:
HĐ của gv
HĐ của hs
1, Giới thiệu bài: (2’)
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
a. HĐ1: (13’)HDQS và nhận xét.
- Gv giới thiệu mẫu: hd học sinh quan sát hai mặt thêu móc xích mẫu với quan sát H1(SGK), nêu nhận xét về mặt phải và mặt trái của hình thêu.
- Thế nào là thêu móc xích?
- Gv giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích.
b. HĐ2: (18’)HD thao tác kỹ thuật:
- Treo tranh quy trình hướng dẫn quan sát trả lời câu hỏi về các bước thêu móc xích.
- Gv hd nhanh hai lần các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
3. Củng cố, dặn dò: (2’) 
 - Nhận xét tiết học nhắc hs thu dọn và cb đồ dùng cho tiết học sau.
- HS theo dõi và ghi đầu bài vào vở.
- HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 1 tronh sách giáo khoa trả lời câu hỏi, nhận xét.
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau.
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau nối tiếp nhau
- Thêu móc xích là cách thêu để tạo thành những đường chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
- HS quan sát h3a,3b, 3c sgk và tranh quy trình trên bảng để nêu các bước thao tác.
+ B1: Vạch dấu đường thêu.
+ B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
-Thêu từ phải sang trái.
- Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo vòng tròn chỉ qua đường dấu.
- HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- HS tập thêu móc xích.
* VN: Ôn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGATangbuoilop4t12.doc