Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU:

 - Học xong bài này, HS có khả năng:

 1. Hiểu được:

 + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.

 + Cách tiết kiệm thời giờ.

 2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Tiết 9 Bài 5 	
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này, HS có khả năng:
 1. Hiểu được:
 + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
 + Cách tiết kiệm thời giờ.
 2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động day
Hoạt động học
A.Ổn định :
- Yêu cầu HS trật tự để chuẩn bị học tập.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”.
+ Hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống sau: Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật
a/. Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.
b/. Dùng cả hai hộp một lúc.
c/. Mang cho hộp cũ dùng hộp mới.
d/. Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.
 -GV ghi điểm.
C.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
2. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ GV kể chuyện “ Một phút” (có tranh minh hoa)ï
- GV cho HS thảo luận theo câu hỏi: +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết ?
+ Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì ?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia ?
- GV cho HS làm việc theo nhóm 
+ Yêu cầu các nhóm lên đóng vai để kể lại câu chuyện, sau đó rút ra bài học.
- GV cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu 2 nhóm lên đóng vaikể chuyện của Michia
+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
Hỏi: Tại sao phải tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì ? không tiết kiệm thời giờ thì dẫn đến hậu quả gì ?
- GV kết luận:
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ của bài 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)
- GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
+ Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
+ Nhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Nhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
- GV kết luận:
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+ Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3-SGK)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) :
a/. Thời giờ là quý nhất.
b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
+ Ý kiến a là đúng.
+ Các ý kiến b, c, d là sai
- GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
+ Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
- Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16)
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- Một số HS thực hiện.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe Gv kể chuyện, theo dõi tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm.
- 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác nhận xét.
- HS nêu
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3 tiết 1- bài 3.
-2 HS đọc.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
TUẦN 9 Bài 7 	
 TIẾT 9 ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN 
I.MỤC TIÊU :
 - HS biết sau khi Ngô Quyền mất ,đất nước bị rơi vào cảnh loạn lạc , nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên .
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình trong SGK phóng to .
 - PHT của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ Ôn tập .
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? 
- Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
 GV nhận xét .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :ghi tựa .
b. Giảng bài:
 GV dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập .
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
- GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
- Sau khi Ngô Quyền mất ,tình hình nước ta như thế nào ?
- GV nhận xét kết luận .
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- GV hỏi :
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất:Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn, Ninh Bình . Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn .
+Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- GV cho HS thảo luận và thống nhất :Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân .năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn 
+Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
 GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua ,lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàn,đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu Thái Bình .
 GV giải thích các từ :
+Hoàng :là Hoàng đế ,ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa . 
+Đại Cồ Việt :nước Việt lớn .
+Thái Bình :yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh .
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu : 
Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
-Đất nước
-Triều đình
-Đời sống của nhân dân
-Bị chia thành 12 vùng.
-Lục đục.
-Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích.
-Đất nước quy về một mối
-Được tổ chức lại quy củ
-Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
- GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố :
- Gọi HS đọc bài học trong SGK .
- Hỏi: nếu có dịp được về thăm kinh đô Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai ? Vì sao ?
5.Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”.
- Nhận xét tiết học .
- 4HS trả lời .
- Cả lơp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời :triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng ,đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le bờ cõi ).
- HS trả lời .
- HS trả lời. 
- HS trả lời.
- HS thảo luận và thống nhất.
- Các nhóm thảo luận và lập thành bảng .
- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
-3 HS đọc .
-HS trả lời .
- HS cả lớp .
TUẦN 9
Tiết 17 Bài 17 
 ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU :
 - Ôn tập 2 động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Học động tác chân : Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
 - Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
- Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Chuẩn bị 1-2 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. 
- GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
- Khởi động : Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” 
2. Phần cơ bản:
a) Bài thể dục phát triển chung: 
* Ôn động tác vươn thở :
- GV nhắc nhở học sinh hít thở sâu khi tập. 
- GV uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm để tập HS động tác. 
* Ôn động các tay: 
- GV đếm nhịp hô dứt khoát cho HS luyện tập
- HS tập GV theo dõi để nhắc nhở HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân.
* Ôn hai động tác vươn thở và tay :
- GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập. 
- GV cử cán sự lên vừa hô nhịp vừa tập cùng các bạn. 
- GV nhận xét để nhấn mạnh ưu nhược điểm của hai động tác cho HS nắm. 
* Học động tác chân : 
- GV nêu tên động tác 
- GV làm mẫu nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu y.ù 
- GV vừa làm mẫu chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: 
Nhịp 1: Đá chân trái ra trước lên cao , đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp
Nhịp 2: Hạ chân trái về trước đồng thời khuỵu gố , chân phải thẳng và kiểng gót, hai tay đưa ra trước bàn tay sấp. 
Nhịp 3: Chân trái đạp nhanh lên thành tư thế đứng trên chân phải, chân trái và hai tay thực hiện như nhịp 1. 
Nhịp 4: về TTCB. 
Nhịp 5 ,6, 7, 8 như nhịp 1 , 2, 3, 4. 
- GV t ... toàn bộ thao tác để HS biết thực hiện khâu theo quy định.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* GV hướng dẫn HS tập khâu mũi đột mau trên giấy kẻ ô li.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Hướng dẫn HS tập khâu.
- GV lấy 1 số sản phẩm của HS dã làm, yêu cầu HS nhận xét.
 D. Củng cố
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
E. Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
- Tuyên dương những HS làm nhanh và đẹp.
- Giờ học sau nhớ mang theo đầy đủvật liệu , dụng cụ để thực hành.
- HS cả lớp thực hiện.
- Cả lớp.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát hình 1 SGK/21.
- Quan sát mẫu khâu đột mau.
- 2 HS nhận xét
- HS quan sát.
- HS trả lời sự giống và khác nhau.
- HS lắng nghe.
- HS rút ra khái niệm khâu đột mau theo SGK.
- HS quan sát và nêu.
+ Giống nhau :khâu mũi một và lùi lại một mũi để xuống kim.
+ Khác nhau:về khoảng cách lên kim.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS quan sát và trả lời 
- HS theo dõi các thao tác của cô.
- 1 HS lên làm. bạn nhận xét.
- 1 HS nêu.
- HS chú ý theo dõi.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS thực hành tập khâu.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
TUẦN 9
Tiết 17 BÀI 17 
 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh có thể:
 - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
 -Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to hình nếu có điều kiện).
 - Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
 - Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
+ Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
2. Tìm hiểu bài:
a.Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước : Hoạt động nhóm đôi.
* Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
+ Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
- GV nhận xét ý kiến của HS.
- Gọi HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
b. Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi : Hoạt động nhóm bàn.
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn.
-Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 SGK/ 37 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều
gì ?
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
* Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động,  
c. Hoạt động 3: Đóng vai.
* Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm một tình huống
+Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
+Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
- GV nhận xét chung.
D. Củng cố:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Nêu một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
E. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.
- Chuẩn bị bài : Oân tập: con người và sức khỏe
- GV nhận xét tiết học
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
- Lớp chia 3 nhóm , bầu nhóm trưởng.
- Mỗi nhóm cùng xây dựng lời thoại và phân vai nhân vật.
- các nhóm thực hiện tiểu phẩm của mình.
- Nhóm khác nhận xét và nêu câu hỏi yêu cầu nhóm trình bày trả lời.
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 9 + 10 
TIẾT 18VÀ 19:	 BÀI 18 - 19 
 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường. 
+ Các chất dinh dưỡngcó trong thức ăn và vai trò của chúng. 
+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dường và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS có khả năng:
+ Aùp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sốnay hằng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ (dựa vào 4 câu hỏi ôn tập SGK / 38).
- Phiếu ghi lại tên thức ăn đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
- Tranh ảnh, mô hình hay vật thật các loại rau, quả, con giống.
- Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy nêu một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- GV nhận xét chung.
C.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
- GV ghi tựa lên bảng.
2. Tìm hiểu bài:
a.Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 
- GV chia lớp thành 4 tổ, cử 5 HS làm giám khảo.
- GV phổ biến cách chơi:
 Khi nghe câu hỏi, tổ nào lắc chuông trước thì tổ đó được quyền trả lời.
- Ưu tiên các đội có nhiều người trả lời.
- GV bốc thăm đọc câu hỏi.
- Đánh giá kết quả và cho điểm.
b. Hoạt động 2: Tự đánh giá
* Mục tiêu: HS có khả năng: Aùp dung những kiến thức đã học và việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề SGK/39.
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình trong tuần để đánh giá.
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn chưa?
+ Đã ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật chưa? 
- GV nêu lưu ý SGV/83.
- GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
c. Hoạt động 3: Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lý
* Mục tiêu: HS có khả năng: Aùp dung những kiến thức đã học và việc lựa chón thức ăn hăøng ngày.
* Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm sử dụng thực phẩm mang đến, tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm được để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
 - Yêu cầu HS nhận xét các bữa ăn của các nhóm đã đủ chất dinh dưỡng chưa?
- GV chốt ý SGV / 83.
d. Hoạt động 4: Thực hành ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
* Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
* Cách tiến hành: Làm việc cà nhân.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Yêu cầu ghi lại 10 lời khuyện dinh dưỡng.
- Gọi HS đọc 10 lời khuyện.
D. Củng cố:
- Em được ôn tập những gì trong tiết học này?
- Gọi HS đọc 10 lời khuyên.
E. Dặn dò:
 - Về nhà treo 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý ở chỗ thuận tiện để dễ nhớ. Aùp dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày.
- Chuẩn bị bài: Nước có những tính chất gì ?
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- Bạn nhận xét.
-HS lắng nghe.
- Nhận tổ
- HS lắng nghe.
- HS làm giám khảo ghi chép câu trả lời của các tổ.
- Các tổ hội ý trao đổi các kiến thức đã học.
- Các nhóm giành quyền ưu tiên trình bày.
- Ban giám khảo tính điểm
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp tự đánh giá vào bảng ghi lại têu thức ăn.
- Trao đổi với bạn ngồi cạch về các tiêu chí đã nêu.
- Đại diện HS trình bày.
- Bạn khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 4 nhóm mang thức ăn hoặc thực phẩm, tranh ảnh để trình bày bữa ăn.
- Đại diện nhóm bày mâm thức ăn và giới thiệu các món ăn.
- Lần lượt 4 nhóm nêu.
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp cùng ghi vào vở.- 1HS dán kết quả sản phẩm.
- 10 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac mon lop 4(3).doc