Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 8

TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

- Trả lời cu hỏi 1, 2, 4.

- Thuộc 1,2 khổ thơ trong bài.

* HSKT: Phát âm đúng các từ ngữ khó , đọc được bài thơ, học thuộc 1 khổ thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK phóng to.

 III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tuần 8
TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 4.
- Thuộc 1,2 khổ thơ trong bài.
* HSKT: Phát âm đúng các từ ngữ khĩ , đọc được bài thơ, học thuộc 1 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK phóng to. 
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. KTBC:
-Gọi HS lên đọc bài Ở Vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-YC HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ +Lần 1: GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
+Lần 2: Giải nghĩa một số từ khó 
+Lần 3: Sửa sai cho Hs
-GV đọc mẫu
* Tóm tắt nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
-Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. 
+Em hiểu câu thơ “Mãi mãi không có mùa đông” ý nói gì?
+Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
-Ví dụ:
*Em thích ước mơ hái triệu vì sai xuống đúc thành ông mặt trời mới để trái đất không còn mùa đông vì em rất yêu mùa hè. Em mong ước không có mùa đông để những bạn nhỏ nhà nghèo không còn sợ không có áo ấm mặc.
*Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon bên trong chứa toàn kẹo vì trẻ em ai cũng thích ăn kẹo và vui chơi
-Bài thơ nói lên điều gì?
-Ghi ý chính của bài thơ.
 * Đọc diễn cảm và thuộc lòng:
-GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .-Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
4. Củng cố : 
-Hỏi : Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS đọc lại màn 1, màn 2 và trả lời câu hỏi
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết, mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
+Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc.
+Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+Khổ 4: Ước không có chiến tranh.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
+HS phát biểu tự do.
*Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sức chăm bón.
*Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ.
+Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
-2 HS nhắc lại ý chính.
- 4 em đọc – Hs nhận xét
-2 HS nồi cùng bàn luyện đọc.
-2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau.
-Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
-3 HS thi đọc thuộc lòng
-Hs nhận xét.
CHÍNH TẢ: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: 
Nghe - viết đúng và trình bày bài bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập 2a, 3a.
* GDMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
* HSKT: Nhìn sách chép lại bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).
 -Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Giới chính tả hôm nay, các bạn nghe viết đoạn 2 bà văn trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc iên/ yên/ iêng.
 b. Hứơng dẫn tiến chính tả:
 * Trao đổi nội dung đoạn văn:
-Gọi HS đọc đoạn văn cần viết SGK.
? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
* Em thấy đất nước trong tưởng tượng của anh chiến sĩ như thế nào?
? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
 * Nghe – viết chính tả:
 * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS :
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
a. –Gọi HS đọc yêu cầu.
-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
? Câu truyện đáng cười ở điểm nào?
? Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?
Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm rơi- đánh dấu.
 Bài 3a:
 –Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.
-Gọi HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng.
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.
 khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượn, rướn cổ,
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ơû giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi.
- Cảnh thiên nhiên đất nước rất tươi đẹp, mơi trường trong lành.
+Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn,
-Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.
-Nhận xét, bổ sung, chữa bài .
-2 HS đọc thành tiếng.
+Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm.
+Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.
-rơi kiếm- làm gì- đánh dấu.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Làm việc theo cặp.
1 HS đọc nghĩa của từ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
-Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
-Chữa bài (nếu sai).
Rẻ-danh nhân-giường.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, 
 TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngồi.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngồi phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bài tập 1, 2 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. KTBC:
-Gv đọc cho HS viết câu sau:
+Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+Muối Thái Bình ngược hà giang
Cày bừa đông xuất, mía đường tỉnh Thanh.
-Nhận xét, cho điểm từng HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 * Nhận xét 1: (Sgk) 
-GV đọc mẫu tên người và tên địa lí. 
-HD HS đọc đúng tên người và tên địa lí .
* Nhận xét 2: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-YC HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
Tên người:
Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi.
 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép.
 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn-xtôi.
Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích 
? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
? Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
 * Nhận xét 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-YC HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho(ở nhận xét 3) có gì đặc biệt?
* Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở NX3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). 
 c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
-YC HS lên bảng lấy ví dụ minh hoạ .
Gọi HS nhậ ...  cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS nhận xét, bổ sung.
-4 nhóm lên trình bày.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành trò chơi.
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
-HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
LỊCH SỬ: ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 trước cơng nguyên đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: hơn một nghìn năm đấu tranh dành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dười thời Văn Lang.
+ Hồn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II.Chuẩn bị :
 -Băng và hình vẽ trục thời gian .
 -Một số tranh ảnh , bản đồ .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 ? Hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền .
 ? Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
? Kết quả trận đánh ra sao ?
 -GV nhận xét , đánh giá.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu :ghi tựa .
 b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm :
 -GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
 -GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn.
 ? Chúng ta đã học những giai đoạn LS nào của LS dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn.
 -GV nhận xét , kết luận .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng , phát PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 năm TCN ,938.
 -GV tổ chức cho các em lên báo cáo kết quả. 
 -GV nhận xét và kết luận .
*Hoạt động cá nhân :
 -GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK :
 Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau :
 +Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất , ăn mặc , ở , ca hát , lễ hội )
 +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
 +Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng .
 -GV nhận xét và kết luận .
 4.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.
-3 HS trả lời , cả lớp theo dõi , nhận xét .
-HS đọc.
-HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả 
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
-HS lên chỉ băng thời gian và trả lời.
-HS nhớ lại các sự kiện LS và lên điền vào bảng .
- HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
-HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu .
*Nhóm 1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
*Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
*Nhóm 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS khác nhận xét , bổ sung.
-HS cả lớp .
ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây cơng nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê,, hồ tiêu, chè,... ) trên đất ba dan.
+ Chăn nuơi trâu bị trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây cơng nghiệp và vật nuơi được nuơi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trơng cà phê ở Buơn Ma Thuột.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên.
 -Nêu một số lễ hội ở Tây Nguyên .
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan :
 * Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận. 
? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hay rau màu ?
 ? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu )
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
 -GV cho các nhóm trình bày kết quả.
 -GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời .
 * GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh ,ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê) .
 -GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
 -GV nói: không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su ,chè , cà phê 
 ? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
 -GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt ,cà phê bột)
 -Hiện nay ,khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì ?
 -Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
 -GV nhận xét , kết luận .
 2.Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ :
 *Hoạt động cá nhân :
 -Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu ,mục 2 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
 ? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở TN .
 ? Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
 -GV nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố :
 -GV trình bày tóm lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên .
 -Gọi vài HS đọc bài học trong khung .
 5. Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài này phần tiếp theo.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm.
 + Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp .
 +Cây cà phê được trồng nhiều nhất.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS quan sát tranh ,ảnh và hình 2 trong SGK .
-HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS xem sản phẩm .
 +Tình trạng thiếu nước vào mùa khô .
 +Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây .
-HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
+Trâu, bò, voi
+Để chở hàng hóa từ vùng cao đến miền xuôi.
-3 HS đọc bài học và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu cĩ thể chưa đều nhau. đường khâu cĩ thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
 -Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) 
? Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ?
 +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
 -Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa.
 -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ).
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
 -Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
 +Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm
 +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
 -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
 -GV và HS quan sát, nhận xét.
 -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
 * GV cần lưu ý những điểm sau:
 +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, 
 +Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV kết luận hoạt động 2. 
 -Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ mục 2ù.
-Cả lớp quan sát.
-HS nêu.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.
-HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc.
-HS tập khâu.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc